Thực trạng tự chủ sản xuất ô tô tại Việt Nam và động lực phát triển
Các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... đã đi trước và tự chủ sản xuất ô tô trong nhiều thập kỷ qua. Để ghi danh vào thị trường châu lục, Việt Nam đang nỗ lực từng bước đẩy mạnh ngành công nghiệp ô tô quốc nội và nhận được tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Doanh nghiệp tự chủ sản xuất ô tô tại Việt Nam
Ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam phát triển rất nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe hơi đang dần khẳng định được vai trò, vị thế trên thị trường ô tô nội địa.
>> Tìm hiểu thêm:
- Để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần giải quyết vấn đề nào?
- Nhà máy ô tô VinFast khánh thành vào tháng 6/2019
- Xe ô tô nội địa đang được người tiêu dùng trong nước đón nhận
1. Tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô tại Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển cách đây 20 năm, muộn hơn so với các nước trong khu vực châu Á khoảng 30 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa ô tô Việt Nam đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực.
Bộ Công Thương cho biết: sản lượng xe hơi được sản xuất tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây tăng rất nhanh. Đặc biệt, năm 2020 thị trường có thể vượt qua Philippines (quốc gia có sản lượng xe hơi đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á) cả về số lượng sản xuất lẫn bán hàng.
Bộ Công Thương cũng tiết lộ, Việt Nam hiện đang có trên 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô. Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng xe hơi được sản xuất và lắp ráp trong nước tăng từ 287.586 xe (năm 2018) lên 323.892 xe (năm 2020).
Rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô với tổng công suất lắp ráp lên đến: 755.000 xe/năm (trong đó, 35% là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 65% của doanh nghiệp trong nước).
>>> Tìm hiểu thêm: Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển
Trong 3 năm gần đây, sản lượng lắp ráp và sản xuất các dòng xe dưới 9 chỗ đã đáp ứng được 70% nhu cầu sử dụng thực tế trong nước. Một số chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách trên 25 chỗ và xe chuyên dụng đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, trong đó xe khách chiếm trên 60% và xe tải nhẹ chiếm 50%. Sản lượng xe cá nhân (chỉ riêng 8 mẫu xe bán chạy nhất) được lắp ráp trong nước đạt 62.536 xe nửa đầu năm 2021.
Hơn nữa, các sản phẩm xe khách và xe con lắp ráp mang thương hiệu ô tô Việt Nam còn được xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực như: Philippines, Thái Lan...
Ngành sản xuất ô tô nội địa đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của nước nhà như:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội: doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD mỗi năm và tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Việt.
- Thúc đẩy quá trình phổ cập xe hơi: trong tương lai gần, nhu cầu sử dụng sẽ bùng nổ và trở nên phổ biến hơn. Ngành sản xuất ô tô phát triển sẽ đáp ứng nguồn cung và sử dụng xe hơi tại Việt Nam.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: ngành công nghiệp ô tô sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua công nghệ, chất xám và tay nghề lao động. Điều này kéo theo sự gia tăng nội địa hóa cho các ngành công nghiệp khác và thúc đẩy các lĩnh sản xuất hỗ trợ khác phát triển.
>> Tìm hiểu thêm:
- VinFast bán ra tổng cộng 35.723 xe ô tô trong năm 2021
- Liên Hợp Quốc hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô và xe điện Việt Nam
- 5 động lực đẩy mạnh phát triển ô tô điện tại Việt Nam
2. Những động lực thúc đẩy ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam
Khi Việt Nam mới đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành công nghiệp ô tô đã phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Đứng trước những thách thức đó, Chính phủ và các doanh nghiệp đã có những giải pháp và chiến lược dài hạn để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam đã có những bước đặt nền móng đầu tiên nhờ tận dụng triệt để các chính sách vốn đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Việt Nam đang có những hướng đi phù hợp để giải quyết 2 điểm nghẽn là: sự phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu và thiết lập các chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong nước. Việc xử lý triệt để hai vấn đề này đã giúp Việt Nam trở thành thị trường ô tô tiềm năng, nhờ đó các doanh nghiệp có thể tận dụng để đầu tư và mở rộng.
Hơn nữa, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bước ra khỏi “chế độ chờ” nhờ các chính sách ưu đãi và thúc đẩy từ Chính phủ như: giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu linh kiện, ban hành giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ưu đãi (tháng 8/2020), ưu đãi thuế đối với sản xuất & lắp ráp ô tô, phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn 2035”.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Công nghệ sản xuất ô tô với phương pháp mô phỏng, mô hình
- Người mua ô tô hưởng lợi khi chính phủ bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện và những quy định mới 2022
Ngành sản xuất ô tô nội địa trước tương lai phát triển vững chắc
Mục tiêu chung của “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến 2030” đã được Chính phủ nêu rõ: Sản xuất xe hơi là ngành tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do đó, rất cần được khuyến khích phát triển bằng các chính sách nhất quán, ổn định và dài hạn để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang trên đà phát triển, chủ động sản xuất phụ tùng, linh kiện và các cụm chi tiết có giá trị cao. Đây là tín hiệu tích cực cho tương lai tăng trưởng vững chắc của ngành sản xuất xe hơi quốc nội khi giảm sự thuộc vào linh kiện nhập khẩu.
Ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, ngành sản xuất ô tô nội địa sẽ phát triển dựa theo ba xu hướng:
- Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ mà các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài có thể khai thác và sản xuất.
- VinFast đã bắt kịp thời thế khi xây dựng nhà máy tiêu chuẩn quốc tế để tự chủ sản xuất và phát triển công nghệ xe ô tô. Đây là minh chứng cho khả năng đón sóng nhanh, nỗ lực khẳng định vị thế của hãng xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam và đóng góp vào tương lai tự chủ của ngành công nghiệp xe hơi quốc nội.
- Để phát triển cuộc sống xanh toàn diện, hạn chế phát thải, tiết kiệm tài nguyên và cải thiện đời sống của con người, phương tiện điện hóa cũng được khuyến khích phát triển. Thị trường xe ô tô điện Việt Nam sẽ được mở rộng và bứt tốc phát triển trong tương lai để sớm sáp nhập với ngành công nghiệp xanh của thế giới.
>>> Tìm hiểu thêm: Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện
Duy trì và thúc đẩy ngành sản xuất ô tô chính là cơ hội để Việt Nam chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các doanh nghiệp quốc nội cần tích cực xây dựng con đường phát triển tự chủ để phát huy tối đa mọi thế mạnh cho thị trường Việt Nam.
Hãy trở thành khách hàng tiên phong đặt cọc xe điện VinFast VF 8, VF 9 và VF e34 ngay hôm nay để được trải nghiệm mẫu ô tô điện đẳng cấp của người Việt.
Để có thêm thông hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: