Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện

Dù mới phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ qua, ít ai biết rằng lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện đã có từ lâu đời. Xe điện đang đánh dấu sự trở lại và chuẩn bị bước vào nền văn minh mới.

Theo energy.gov, lịch sử ngành công nghiệp ô tô điện có thể chia thành bốn giai đoạn chính: khởi đầu - sụt giảm - hồi sinh và khởi đầu mới.

Lịch sử ngành công nghiệp ô tô điện thời đầu

Trong những năm đầu thế kỷ XIX, ngành công nghiệp ô tô điện đã có nhiều bước tiến đột phá từ pin - động cơ, đặt dấu mốc ra đời của chiếc xe điện đầu tiên vào năm 1800. Cũng vào thời điểm này, các nhà cách tân tại Hungary, Hà Lan, Hoa Kỳ và thợ rèn từ vùng Vermont đã tạo ra một chiếc ô tô điện cỡ nhỏ đầu tiên để thử nghiệm loại hình xe chạy bằng pin. 

Đến giữa thế kỷ này, Robert Anderson (nhà phát minh người Anh) đã sáng chế chiếc xe điện với cấu trúc thô sơ và đơn giản. Nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu người Pháp và Anh mới chế tạo được một chiếc xe ô tô điện dân dụng đầu tiên. 

Lịch sử ngành công nghiệp ô tô điện có từ bao giờ?
Ngành công nghiệp ô tô điện có từ bao giờ? (Nguồn: Sưu tầm)

Khoảng năm 1890, một chuyên gia hóa học sống tại Des Moines, Iowa (Mỹ) tên là William Morrison đã thành công chế tạo chiếc ô tô điện đầu tiên tại Mỹ. Chiếc xe có thể chở 6 hành khách với tốc độ 14 dặm/giờ, mặc dù tốc độ không nhanh hơn xe ngựa nhưng phát minh này đã khiến con người hứng thú hơn với xe điện. 

Năm 1899, xe ô tô điện được sử dụng phổ biến hơn so với các loại ô tô chạy bằng xăng và hơi nước. Người dân thành thị, đặc biệt là phụ nữ rất yêu thích ô tô điện nhờ khả năng di chuyển êm ái, dễ điều khiển và không thải ra chất ô nhiễm nặng mùi. 

Vài năm tiếp theo, xe điện của nhiều nhà sản xuất ô tô khác nhau bắt đầu xuất hiện trên khắp thành phố New York, trong đó có hơn 60 xe taxi điện. 

Năm 1900 - 1912 là thời kỳ hoàng kim của ô tô điện, trong số 4192 chiếc ô tô được sản xuất tại Hoa Kỳ thì có khoảng 28% xe chạy điện. Ngoài ra, xe ô tô chạy điện chiếm 1/3 tổng số ô tô lưu thông trên các con đường tại thành phố New York, Boston và Chicago.

Sự bùng nổ sớm và sụt giảm đột ngột của ngành công nghiệp ô tô điện

Vào đầu thế kỷ XX, ở Mỹ có ba loại xe được lưu thông phổ biến là: xe chạy bằng hơi nước, chạy bằng xăng và xe điện. Tuy nhiên, xe chạy bằng hơi nước yêu cầu thời gian khởi động lâu (có thể lên đến 45 phút trong điều kiện lạnh giá) và cần đổ nước thường xuyên nên phạm vi hoạt động của chúng rất hạn chế.

Xe ô tô chạy bằng xăng lại đòi hỏi sức thủ công để vận hành và việc thay đổi bánh răng thường xuyên gây ra không ít khó khăn cho người lái. Hơn nữa, xe xăng rất ồn ào và thải ra loại khí thải độc hại. Vì thế, xe điện trở nên phổ biến hơn ở thành thị nhờ khắc phục được hầu hết nhược điểm của hai loại xe trên.

Tuy nhiên đến năm 1908, những chiếc xe xăng Model T được sản xuất tại Mỹ bởi Henry Ford, đã “giáng” một đòn mạnh xuống ngành công nghiệp ô tô điện lúc bấy giờ. Xe ô tô chạy xăng Model T có mức giá chỉ khoảng 650 USD, trong khi một chiếc xe điện được bán với giá 1.750 USD. Con số cao gần gấp 3 lần này khiến người tiêu dùng phải “dè chừng”.

Cũng tại Mỹ vào năm 1912, Charles Kettering đã phát minh bộ khởi động điện và loại bỏ tay quay không cần thiết trên xe xăng, mang đến trải nghiệm lái dễ dàng hơn. Nhờ đó mà doanh số xe xăng tăng lên nhanh chóng.

Xe xăng Model T làm “chao đảo” ngành công nghiệp ô tô điện năm 1908
Xe xăng Model T làm “chao đảo” ngành công nghiệp ô tô điện năm 1908 (Nguồn: Sưu tầm)

Việc phát hiện ra dầu thô giá rẻ ở Texas vào năm 1920 cũng góp phần thúc đẩy việc sản xuất xe chạy bằng động cơ đốt trong. Đồng thời, nhu cầu lái xe đường dài ngày càng cao, kết hợp nguồn xăng dồi dào có sẵn đã khiến ô tô điện sụt giảm mạnh và gần như biến mất vào năm 1935. 

Trong hơn 30 năm tiếp theo, xe điện bước vào thời kỳ “đen tối” với rất ít tiến bộ trong công nghệ. Giá xăng rẻ, nguồn nhiên liệu dồi dào và động cơ đốt trong liên tục được cải tiến đã cản trở nhu cầu sử dụng xe chạy bằng động cơ điện của con người. 

Những năm cuối 1960 đến đầu những năm 1970, giá dầu tăng vọt và tình trạng thiếu hụt xăng dầu lên đến đỉnh điểm do Cuộc cấm vận dầu mỏ ở Ả Rập năm 1973. Do đó, Đạo luật Nghiên cứu, Phát triển xe điện và Hybrid năm 1976 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và ủy quyền cho Bộ Năng lượng thực hiện. Tuy nhiên, những chiếc xe điện được sản xuất từ những năm 1970 vẫn còn nhiều hạn chế so với xe chạy bằng xăng, nên vẫn chưa thể vực dậy ngành công nghiệp ô tô điện.

>>> Tìm hiểu thêm: Xu hướng ô tô điện và các yếu tố thúc đẩy thị trường xe điện tương lai

Sự hồi sinh trở lại của ngành công nghiệp ô tô điện

Những năm 1990, Đạo luật kiểm soát ô nhiễm không khí sửa đổi năm 1990 và Đạo luật Chính sách năng lượng năm 1992 được thông qua. Cộng với các quy định về khí thải giao thông do Hội đồng quản trị tài nguyên không khí California ban hành đã tạo ra sự quan tâm mới đối với xe điện. Trong thời gian này, các nhà sản xuất ô tô bắt đầu chuyển đổi một số mẫu xe phổ biến của họ thành xe điện. Những chiếc xe này đã đạt được tốc độ và hiệu suất vận hành tương đương với xe chạy bằng xăng, một số chiếc có thể di chuyển với tốc độ 60 km/giờ.

Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện
Prius Toyota đánh dấu sự trở lại của ngành công nghiệp ô tô điện (Nguồn: Sưu tầm)

Năm 1997, Toyota giới thiệu mẫu xe điện hybrid đầu tiên được sản xuất hàng loạt mang tên Prius. Năm 2000, Toyota phát hành Prius trên toàn thế giới và thu lại rất nhiều thành công. Prius trở thành chiếc xe hybrid bán chạy nhất trên toàn thế giới trong suốt một thập kỷ qua, đây là động lực để xe ô tô điện củng cố lại danh tiếng. Có gần 18.000 chiếc Prius được bán ra trong năm sản xuất đầu tiên, tạo nên lịch sử ngành công nghiệp ô tô điện lúc bấy giờ. Cũng trong thời gian này, vài nghìn chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện được sản xuất bởi các hãng sản xuất ô tô lớn, nhưng hầu hết chúng chỉ có sẵn để cho thuê và bị ngừng đầu năm 2000.  

Một khởi đầu mới cho ngành công nghiệp ô tô điện

Sự chuyển dịch của ngành sản xuất ô tô điện trong những năm 1997 của thế kỷ 20 đã tạo điều kiện lớn cho thị trường này “hồi sinh”. 

Năm 2006, Tesla Motors (một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon) tiết lộ chiến lược sản xuất mẫu xe thể thao thuần điện với phạm vi hoạt động hơn 200km mang tên Tesla Roadster. Chiếc xe này được mở bán vào tháng 02/2008.

Sự thành công của Tesla đã tạo động lực cho nhiều nhà sản xuất ô tô lớn đẩy nhanh tiến độ sản xuất xe điện của mình. Cuối năm 2010, Chevy Volt và Nissan LEAF được ra mắt tại thị trường Mỹ. Đây là hai mẫu xe plug-in hybrid sử dụng Volt động cơ xăng bổ sung hệ dẫn động điện sau khi hết pin và cho phép người lái mở rộng quãng đường di chuyển. 

Để cải thiện phạm vi hoạt động và hiệu suất cho xe điện plug-in, các công nghệ pin mới cũng bắt đầu được nghiên cứu. Đây cũng là một lĩnh vực đầy hứa hẹn và có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xu hướng phát triển ô tô điện trong tương lai.

>>> Tìm hiểu thêm: 

VF e34 đánh dấu xu hướng phát triển ô tô điện tại Việt Nam
VF e34 đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện tại Việt Nam

Trước diễn biến thị trường toàn cầu, VinFast đã nhanh chóng bắt kịp với xu hướng và cho ra mắt dòng xe ô tô điện đầu tiên tại Việt Nam mang tên VinFast VF e34. Đây là mẫu xe tự hành chạy hoàn toàn bằng pin lithium-ion và được ứng dụng công nghệ AI nhằm mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh đem đến sự hứng khởi cho chủ nhân trên mỗi hành trình. Ngoài ra, xe được trang bị nhiều tính năng hỗ trợ lái ưu việt, an toàn mang đến sự thuận tiện tối đa cho người sử dụng. VinFast VF e34 xứng tầm với những dòng xe điện khác trên thế giới, là tiền đề để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô điện tại Việt Nam phát triển.

Khách hàng hãy tham khảo thông tin và đặt cọc xe điện VinFast VF e34, VF 8VF 9 ngay hôm nay để được trải nghiệm tính năng thông minh trên xe và hưởng những chính sách ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.   

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của VinFast hoặc hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo!

11/08/2021
Chia sẻ bài viết này