Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô là chìa khóa để thị trường Việt Nam mở rộng cánh cửa phát triển và cạnh tranh trực tiếp với xe hơi nhập khẩu từ các nước trên thế giới.
Hiểu về ngành công nghiệp phụ trợ ô tô
Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là hoạt động sản xuất toàn bộ những sản phẩm công nghiệp để hỗ trợ cho quá trình tạo ra thành phẩm chính. Cụ thể là: linh kiện, bao bì, nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng,...
Trong đó, ngành công nghiệp phụ trợ ô tô (CNPT) là sản xuất tất cả những chi tiết, phụ tùng của một chiếc xe hơi mà khi lắp ráp lại với nhau có thể tạo thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh và đảm bảo chất lượng để tung ra thị trường.
Lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô giữ vai trò quan trọng trong việc gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chính và thúc đẩy tích cực những ngành có liên quan như: kim loại, điện tử, cơ khí, hóa chất,... Do đó, sản xuất linh kiện không những có nhiệm vụ thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi quốc nội phát triển mà còn tác động tích cực đến các ngành có liên quan. Điều này góp phần tạo động lực để Việt Nam xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế đất nước.
Diễn biến thị trường ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện điểm sáng:
Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), năm 2020 cả nước có 350 doanh nghiệp hoạt động trong ngành phụ trợ ô tô, trong đó khoảng 80% là công ty nước ngoài.
Bộ Công Thương cho biết: một số doanh nghiệp tại Việt Nam sở hữu nguồn lực tốt trong các lĩnh vực: linh kiện xe, dây cáp điện, linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật, săm lốp, linh kiện cơ khí tiêu chuẩn,... Những sản phẩm này đều đáp ứng tốt nhu cầu của ngành công nghiệp ô tô phục vụ cả thương mại trong nước lẫn xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt tạo nên sự chuyển mình tích cực cho ngành công nghiệp hỗ trợ của đất nước thông qua các chiến lược: mở rộng quy mô, đầu tư khu sản xuất linh kiện lớn,... Đây là động lực để Việt Nam hướng tới mục tiêu: gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh xuất khẩu ô tô và linh kiện, phụ tùng. Hơn nữa, cách phát triển này sẽ tạo ra xu hướng mới, vừa cho phép doanh nghiệp tự cung ứng linh kiện, phụ tùng vừa chủ động sản xuất lắp ráp ô tô. Quá trình đầu tư này đã góp phần giảm nhập siêu (giảm kim ngạch nhập khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu), gia tăng giá trị sản xuất nội địa và cân bằng cán cân thương mại. Những điểm sáng này chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tự chủ sản xuất ô tô.
VinFast tự hào là một trong những doanh nghiệp Việt thành công trên con đường sản xuất tự chủ. Năm 2019, VinFast đã thành công khi thực hiện Dự án đầu tư Tổ hợp sản xuất CNPT tại huyện Cát Hải - Hải Phòng. Nhà máy tập trung sản xuất linh kiện và lắp ráp xe ô tô, xe máy điện với quy mô 5 triệu sản phẩm/ năm.
Không dừng lại ở đó, tháng 9/2020 tập đoàn Vingroup đã triển khai kế hoạch xây dựng Tổ hợp CNPT ô tô TP. Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Tại đây, VinFast sẽ sản xuất những linh kiện và phụ tùng mang hàm lượng công nghệ cao để đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 trên tầm nhìn toàn cầu.
Chính phủ tạo đà cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô bứt phá
Để thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam phát triển, Nhà nước đã đề xuất và triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ như:
Kế hoạch 2030 - 2045 tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Bộ Công Thương đang đẩy mạnh việc triển khai một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNPT nhằm mở rộng thị trường và nâng cao trình độ cho doanh nghiệp trong nước. Tiếp đó, tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội kết nối, giao thương giữa các doanh nghiệp và thúc đẩy ngành ô tô quốc nội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Ngoài ra, Bộ cũng tuyên bố sẽ tích cực phối hợp với ban ngành và tổ chức để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm tạo ra hành lang pháp lý và thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Nhà nước cũng đang trong quá trình xem xét và đề xuất một số chính sách cho giai đoạn 2030 - 2045 như: tạo lập môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp công nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ ô tô.
Bộ Công Thương đề xuất quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ô tô cho người dân ở đô thị lớn. Hơn nữa, Bộ sẽ có các biện pháp nhằm đảm bảo sự phát triển minh bạch và lành mạnh cho thị trường ô tô bằng cách chống gian lận thương mại trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu.
Phát biểu trên trang tin Vietnamplus, Bộ Công Thương cho biết sẽ duy trì, triển khai những chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất tiêu thụ đặc biệt theo hướng ưu đãi cho ngành CNPT ô tô.
Những chính sách ưu đãi sẵn có và các đề xuất sắp ban hành từ Chính phủ là cơ hội để ngành công nghiệp phụ trợ ô tô quốc nội bứt phá và đưa ngành CNPT Việt Nam vươn ra toàn cầu.
Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và Vinfast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được nhận ưu đãi.