Nút thắt của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam chỉ đạt 23 xe ô tô/1000 người, ở Brunei là 721 xe, Thái Lan là 226 xe. Sản xuất và thị trường là 2 nút thắt quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Là quốc gia có gần 100 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, đến nay, ngành này vẫn chưa phát triển tương xứng với lợi thế vốn có. Trong đó, dung lượng thị trường, thực trạng sản xuất là những nút thắt cần được tháo gỡ trong thời gian tới.

Thị trường ô tô Việt Nam còn nhỏ lẻ, phân tán

Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là cơ hội “vàng” để ngành ô tô phát triển. Tuy nhiên, thị trường ô tô tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề khiến làn sóng đầu tư không thật sự bùng nổ đúng như kỳ vọng. 

nganh cong nghiep o to 1
Việt Nam là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu

Thực trạng thị trường ô tô tại Việt Nam

Theo đánh giá của Hiệp Hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), dù có thâm niên phát triển hơn 30 năm nhưng đến nay quy mô thị trường ô tô Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực, chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Hơn nữa, thị trường ô tô Việt Nam còn phân tán bởi nhiều nhà máy lắp ráp lớn nhỏ với các model khác nhau. Các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện, phụ tùng chưa có sự đầu tư hạ tầng mạnh mẽ cũng như phát triển sản xuất hàng loạt.

Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dù ghi nhận mức tăng đáng kể từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Bên cạnh đó, chỉ số GDP của Việt Nam được nhiều tổ chức tài chính trên toàn cầu nhận định sẽ tiếp tục cải thiện trong những năm tới. Tuy nhiên, con số này chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô và khó có thể tạo bước đột phá, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển mạnh mẽ.

Trong bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại được ký kết, nhiều hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, nhưng hiện nay, ô tô Việt vẫn gặp bất lợi về giá thành so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.  

Hạ tầng giao thông cũng là yếu tố quan trọng tác động tới thị trường ô tô Việt Nam. Những vấn đề như chất lượng đường sá, địa điểm đỗ xe và sự bất tiện trong dịch vụ đi kèm khiến nhiều người có tâm lý ngại hoặc chưa sẵn sàng để sở hữu ô tô.

Một chiếc ô tô cần từ 16-22m2 để đỗ xe, chưa kể khi vận hành trên đường sẽ cần giữ khoảng cách an toàn với các xe xung quanh ở cả 4 phía ít nhất 0,5m. Đây là “bài toán” lớn với đường giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị của Việt Nam. Hiện nay, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đất dành cho giao thông chỉ chiếm 6-8% trong khi tiêu chuẩn phải đạt là 20%.

Tạo dựng thị trường mới lành mạnh cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam

Để cởi nút thắt về thị trường ô tô Việt Nam, Bộ Công thương cho rằng trước hết cần quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng với số lượng ô tô lớn lưu thông. Quy hoạch này không dừng ở việc xây dựng những tuyến đường mới mà còn cần đổi mới phương thức tổ chức giao thông. 

Để giảm sức ép giao thông đô thị, các chuyên gia cho rằng cần dịch chuyển người dân sinh sống ở nội thành sang các khu đô thị vệ tinh. Các hình thức mua bán ở mặt đường dần dần phải xóa bỏ, thay thế bằng hình thức mua bán trực tuyến hoặc tập trung tại các chợ dân sinh theo quy hoạch chung.

nganh cong nghiep o to 2
Quy hoạch hạ tầng giao thông là giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ghi nhận nhiều dấu ấn của những thương hiệu ô tô nội địa. Tuy nhiên, để xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với nhau cần có hàng rào kỹ thuật nhất định.

Hiện nay, nhiều chuyên gia đề xuất giải pháp cần quy định tỷ lệ nội địa hóa nội khối đối với những dòng ô tô nhập khẩu muốn được hưởng thuế suất 0%. Ngoài ra, để giảm giá thành ô tô sản xuất trong nước cũng cần tăng tỷ lệ nội địa hóa với hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ…

Các đơn vị quản lý cần có tầm nhìn khi hoạch định chính sách về thuế, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. Sự nhất quán, ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp sản xuất ô tô mạnh dạn xây dựng chiến lược, hướng tới chiều dài và chiều sâu của sự phát triển. 

Chi phí sản xuất xe ô tô Việt Nam cao hơn 10-20 % so với các nước trong khu vực

Sản xuất ô tô tại Việt Nam hiện mới chỉ tiếp cận được phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô toàn cầu. 80% linh kiện sản xuất phải nhập khẩu khiến chi phí sản xuất, giá thành xe tăng cao. 

Thiếu sự đồng bộ trong sản xuất xe ô tô Việt Nam

Một chiếc ô tô được cấu thành từ gần 40.000 linh kiện, chi tiết khác nhau nhưng hệ thống các nhà cung cấp tại Việt Nam vẫn thiếu sự đồng bộ. Trong khi Thái Lan có hơn 2500 nhà cung cấp cấp 1, 2 và 3 có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô thì con số này ở Việt Nam chưa đến 300 nhà cung cấp.

nganh cong nghiep o to 3
Chi phí sản xuất sẽ giảm nếu có sự đồng bộ trong ngành sản xuất xe ô tô Việt Nam

Hơn nữa, việc liên kết giữa ngành công nghiệp ô tô với ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử và ngành công nghiệp hóa chất còn lỏng lẻo nên Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở việc tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô. Theo thống kê của VAMA, 80% linh kiện phục vụ sản xuất xe trong nước là nhập khẩu và phải chịu thêm khoản chi phí để đóng gói, vận chuyển, lưu kho... Mỗi năm, các công ty ô tô Việt Nam phải bỏ ra số tiền lên đến 3,5 tỷ USD cho danh mục này. Tỷ lệ nội địa hóa xe cá nhân ở Việt Nam đạt bình quân 7 - 10%, xe tải 20% và xe khách từ 10 chỗ trở lên chỉ 55%. Điều này dẫn tới chi phí sản xuất cao hơn 10 - 20%, giá thành xe đắt hơn 20% so với các quốc gia trong khu vực.

Giải pháp giảm chi phí sản xuất ô tô trong nước

Để giảm chi phí sản xuất ô tô trong nước, cần tiếp tục triển khai Chương trình ưu đãi thuế suất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ô tô và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Chính sách này sẽ chắp cánh để các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư sản xuất trên chính hạ tầng của mình. Nhiều dòng ô tô chủ lực đang dần được lắp ráp tại các nhà máy ở Việt Nam thay vì nhập khẩu như trước đây. 

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đánh giá và đề xuất chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với những dòng ô tô chiến lược được sản xuất trong nước. Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được tính theo dung tích xi lanh, với ô tô điện lai xăng và ô tô điện được tính 70% so với xe cùng loại sử dụng xăng dầu.

nganh cong nghiep o to 4
Bộ Công Thương đang nghiên cứu về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô 

Thái Lan và Indonesia đang áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên lượng phát thải khí CO2 thay vì dung tích động cơ. Theo đó, mẫu xe ô tô nào càng có phát thải CO2 thấp càng có thuế suất thấp. 

Bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô của nhà nước, các thương hiệu ô tô Việt Nam đã chủ động triển khai chính sách cho vay lãi suất hấp dẫn, ưu đãi lệ phí khi mua xe giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí tối đa.

Từ nay đến hết tháng 7, VinFast ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho các dòng xe Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0 và VF e34… giúp người tiêu dùng có thêm cơ hội sở hữu chiếc xe mang thương hiệu Việt.

Tham khảo thông tin và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil, VinFast VF e34 hoặc liên hệ hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết.

09/07/2021
Chia sẻ bài viết này