Lỗi xe không giấy tờ có bị tịch thu không?

Giấy tờ xe ô tô bao gồm nhiều loại khác nhau như bằng lái, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe,... Mang theo giấy tờ là bắt buộc khi điều khiển tham gia giao thông. Vậy nếu đi xe không giấy tờ có bị tịch thu không?
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông cần tuân thủ luật giao thông. Tuy nhiên, có một số trường hợp các chủ xe quên hoặc mang theo giấy tờ xe. Theo đó, có một vài thắc mắc xe không giấy tờ có bị tịch thu không? 

1. Khi tham gia giao thông cần mang theo những giấy tờ gì?

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, khi tham gia giao thông, người lái xe phải đủ độ tuổi, kiến thức, sức khỏe và có các loại giấy tờ xe phù hợp với phương tiện được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Khi đi đường xe không giấy tờ có bị tịch thu không
Khi đi đường xe không giấy tờ có bị tịch thu không (Nguồn: Sưu tầm)

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe, bằng lái xe
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo bản chính của các giấy tờ trên, trừ trường hợp được quy định tại khoản 13, Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Khi các đơn vị tín dụng giữ giấy đăng ký phương tiện để đảm bảo chủ xe thực hiện nghĩa vụ trả tiền, người điều khiển phương tiện được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe và cần kèm theo bản gốc biên nhận (còn hiệu lực) từ tổ chức tín dụng.

Như vậy, khi các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm tra, nếu người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông không có một trong các giấy tờ trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Mức xử phạt đối với lỗi không mang giấy tờ xe ô tô

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi không mang giấy tờ xe ô tô được quy định hoặc sử dụng giấy tờ sai quy định cụ thể như sau:

Mức xử phạt lỗi lỗi không mang theo giấy đăng ký xe, giấy phép, giấy chứng nhận bảo hiểm
Mức xử phạt lỗi không mang giấy tờ xe như giấy đăng ký xe, giấy phép, giấy chứng nhận bảo hiểm

2.1. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang theo giấy đăng kí xe ô tô

Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP): Người điều khiển xe ô tô không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy tờ xe đã hết hạn bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, tại điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu người điều khiển không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định. 

Để ngăn chặn vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ phương tiện không có giấy đăng ký tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (theo Điều 82 Nghị định 100/2019).

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng khi điều khiển xe quên không mang theo. Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

2.2. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy phép lái xe ô tô

Nghị định mới sửa đổi 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm giấy phép lái xe ô tô tăng lên nhằm tăng tính “răn đe". Nếu người điều khiển phương tiện giao vi phạm một trong các trường hợp sau: 

  • Không có Giấy phép lái xe 
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp 
  • Sử dụng giấy phép lái xe tẩy xóa
  • Sử dụng giấy phép hết hạn

Trong trường hợp giấy phép lái xe hết hạn: Theo Nghị định, người điều khiển ô tô vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng; và phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu giấy phép hết hạn từ 3 tháng trở lên.

Trong trường hợp không có Giấy phép lái xe ô tô: Người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng thay cho mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng tại Nghị định 100/2019 trước đây.

Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi không mang theo Giấy phép lái xe xe sẽ bị phạt tiền 200.000 - 400.000 đồng.

2.3. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm

Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trường hợp người điều khiển ô tô:

  • Không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự không còn hiệu lực 

Những người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019 quy định, người có thẩm quyền kiểm tra có quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ người điều khiển nếu tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được giấy tờ theo quy định.

>> Tìm hiểu thêm:

3. Quá trình xử lý lỗi quên giấy tờ xe ô tô với người tham gia giao thông 

Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một trong các giấy tờ bắt buộc ở trên sẽ nhận xử lý vi phạm lỗi quên giấy tờ xe ô tô của cảnh sát giao thông theo trình tự sau:

  • Bước 1: Tiến hành lập biên bản hành chính và tạm giữ xe 

Những người có thẩm quyền, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ khi tham gia giao thông. Đồng thời, người có thẩm quyền sẽ lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện vi phạm theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, người có thẩm quyền sẽ tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định (nếu có hình thức phạt bổ sung tạm giữ xe). 

  • Bước 2: Giải quyết vi phạm 

Khi đến hẹn giải quyết vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính: Nếu người vi phạm không xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông. Quyết định xử phạt không thực hiện xử phạt đối với chủ phương tiện nếu người điều khiển phương tiện vi phạm không phải là chủ phương tiện đó. 

Trường hợp quá hạn hẹn giải quyết vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính: Nếu lúc này, người vi phạm mới xuất trình được các giấy tờ xe hoặc không xuất trình được giấy tờ xe theo quy định, người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã được ghi trong biên bản.

>>> Tìm hiểu thêm:

4. Xe không giấy tờ có bị tịch thu không? 

Trong quá trình tham gia giao thông, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, người lái xe có thể không mang theo hoặc mang theo thiếu một số giấy tờ xe theo quy định. Vậy nếu xe không có giấy tờ có bị tịch thu không

Tìm hiểu xe không có giấy tờ có bị tịch thu không
Tìm hiểu không có giấy tờ xe có bị giữ xe không (Nguồn: Sưu tầm)

Như đã đề cập, căn cứ vào khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được các giấy tờ xe (giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe) theo quy định sẽ bị CSGT lập biên bản vi phạm hành chính và có quyền tạm giữ phương tiện theo quy định đến 07 ngày. 

Vấn đề tạm giữ xe theo quy định là biện pháp giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính và đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm.

Như vậy, với lỗi không mang giấy tờ xe khi tham gia giao thông, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện giao thông. Thời gian tạm giữ phương tiện là từ 07 đến không quá 30 ngày (kể từ ngày tạm giữ) theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

>>> Tìm hiểu thêm:

Bên cạnh việc tìm hiểu xe không giấy tờ có bị tịch thu không, người điều khiển phương tiện cũng nên biết về quy trình nhận lại xe đối với hành vi không mang giấy tờ xe.

Quy trình nhận lại xe khi bị tạm giữ 

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ giấy tờ gồm:

  • Quyết định trả lại phương tiện
  • CMND/CCCD 

Và phương tiện sẽ được người nhận nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện trả lại theo trình tự sau: 

  • Bước 1: Người có trách nhiệm tiến hành kiểm tra quyết định trả lại phương tiện, thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện phải là chủ xe hoặc người vi phạm khi sử dụng phương tiện đó.

  • Bước 2: Cán bộ quản lý  yêu cầu người đến nhận phương tiện thực hiện đối chiếu, kiểm tra với biên bản tạm về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ. Toàn bộ quá trình kiểm tra diễn ra dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
  • Bước 3: Cán bộ quản lý lập biên bản bàn giao phương tiện bị tạm giữ.

Lưu ý: trong quá trình lấy lại xe bị tạm giữ người vi phạm còn cần phải thanh toán chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Như vậy, trong quá trình sử dụng và điều khiển ô tô tham gia giao thông, người lái xe cần nắm rõ luật về mức phạt hành chính và việc xe không giấy tờ có bị tịch thu không. 

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách đặt cọc xe điện VinFast vui lòng liên hệ:

>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

12/08/2022
Chia sẻ bài viết này