Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Thiếu giấy tờ xe phạt bao nhiêu?
Khi đi ra ngoài, bên cạnh tiền và các giấy tờ cá nhân, người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo đầy đủ giấy tờ xe. Vậy Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Nếu không mang theo giấy tờ xe ô tô thì bị phạt bao nhiêu? Mức phạt được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
1. Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần phải đảm bảo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ về độ tuổi và sức khỏe. Những người đang tập lái xe ô tô thì bắt buộc phải có giáo viên hướng dẫn đi kèm. Vậy các loại giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ xe ô tô được quy định trong khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:
- Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
- Giấy đăng ký xe ô tô
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
Trong trường hợp xe ô tô đang trả góp thì người điều khiển xe phải mang theo giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe. Ngoài ra, các giấy tờ khác cũng đều phải là bản gốc, giấy tờ phô tô sẽ không có hiệu lực thay thế, quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Nếu người lái xe vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị tước giấy phép lái xe hoặc tạm giữ giấy tờ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người vi phạm cần hoàn tất thủ tục nộp phạt mới được giao trả lại giấy tờ chính.
>>>Tìm hiểu thêm: đăng ký ô tô cần giấy tờ gì? trình tự đăng ký xe ô tô theo quy định mới
2. Không mang đủ các giấy tờ xe phạt bao nhiêu?
Việc mang đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông là rất quan trọng. Nếu cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng chức năng kiểm tra hành chính hoặc giữ xe vì lỗi vi phạm, người lái xe sẽ phải xuất trình giấy tờ. Khi đó, nếu không có đủ các giấy tờ quy định thì người lái sẽ bị xử phạt. Vậy quên giấy tờ xe ô tô phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/100/2021/NĐ-CP, mức phạt không có giấy tờ xe ô tô như sau:
2.1. Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
- Nếu không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 theo điểm b khoản 8 Điều 21 (sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Căn cứ theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), khi người điều khiển phương tiện không mang theo giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng. Theo đó, nếu người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế được cấp bởi các quốc gia tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo sẽ bị phạt từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng.
2.2. Giấy đăng ký xe
- Nếu không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); người điều khiển ô tô bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16.
- Nếu không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng, theo điểm b khoản 3 Điều 21.
2.3. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Nếu người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng theo điểm b khoản 4 Điều 21.
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô):
2.4 Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
- Theo điểm c khoản 3 Điều 21, phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
- Nếu Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng, quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định 123/100/NĐ-CP.
3. Những lưu ý lái xe ô tô an toàn, đúng pháp luật
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe ô tô cần tuân thủ theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn và không bị Cảnh sát giao thông xử phạt. Theo đó, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau để người lái điều khiển xe an toàn:
3.1. Quy định về đèn vàng
Khoản 3 Điều 10 quy định đèn tín hiệu giao thông gồm 3 màu đỏ, xanh, vàng. Trong đó:
- Đèn đỏ: Người lái điều khiển xe dừng lại;
- Đèn đỏ: Người lái điều khiển xe đi tiếp;
- Đèn vàng: Người lái điều khiển xe dừng lại trước vạch dừng (hoặc dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi). Trường hợp xe đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nếu gặp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy thì có thể đi tiếp (áp dụng vào những khung giờ hoặc địa điểm có ít xe cộ đi lại, nơi không nhất thiết phải dừng xe) nhưng người lái phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho xe ưu tiên, người đi bộ qua đường.
Nếu người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, theo điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
>>>Tìm hiểu thêm: Quy định xử phạt lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
3.2. Vượt xe phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn:
Theo Luật giao thông đường bộ 2008:
- Khoản 1 Điều 14 quy định người điều khiển xe xin vượt xe khác phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được sử dụng đèn để báo hiệu xin vượt.
- Khoản 2 điều 14 quy định xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường xin vượt, xe chạy trước không có tín hiệu báo vượt xe khác và xe phía trước đã tránh về phía bên phải.
- Khoản 3 Điều 14 quy định khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện phía trước phải chủ động giảm tốc độ, đi sát về phía bên phải của phần đường xe chạy để nhường xe phía sau vượt qua nếu đủ điều kiện an toàn.
>>>Tìm hiểu thêm: Lỗi vượt xe không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
3.3. 7 nơi không được lùi xe
Khoản 1 Điều 16 quy định người lái phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và đến khi thấy không có nguy hiểm mới được lùi xe. Dưới đây là 7 khu vực mà người điều khiển không được lùi xe, (theo khoản 2 Điều 16):
- Khu vực cấm dừng;
- Phần đường dành cho người đi bộ sang đường;
- Nơi đường bộ giao nhau;
- Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Nơi tầm nhìn bị che khuất;
- Trong hầm đường bộ;
- Đường cao tốc.
>>>Tìm hiểu thêm: Quy định và mức phạt đối với lỗi lùi xe không đúng quy định
3.4. Dừng, đỗ xe cách lề đường phố không quá 0,25m
Khoản 1 Điều 19 quy định người điều khiển xe phải dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố bên phải theo hướng đi của mình; bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố dưới 0,25m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Nếu đường phố hẹp thì người lái phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m. Ngoài ra, người lái xe lưu ý không dừng, đỗ xe ở những vị trí sau (theo khoản 2 Điều 19):
- Đường dành cho xe điện;
- Miệng cống thoát nước;
- Miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế;
- Chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
- Dưới lòng đường, hè phố.
>>> Tìm hiểu thêm: Mức phạt lỗi đỗ xe ô tô trên vỉa hè là bao nhiêu theo quy định?
3.5. Nhường đường cho xe ưu tiên, quy định tại Điều 22
Theo khoản 1 điều này, những xe dưới đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
>>>Tìm hiểu thêm: Không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt như thế nào?
Tuy nhiên, theo Khoản 2, các xe được ưu tiên nêu trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông ( Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên).
Khoản 3 điều này quy định, nếu gặp các loại xe có tín hiệu ưu tiên xin nhường đường, người lái phải chủ động giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải, nhường đường cho các phương tiện đó thuận lợi đi qua.
3.6. Nhận diện hiệu lệnh người điều khiển giao thông
Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển giao thông bao gồm:
- Cảnh sát giao thông (CSGT)
- Người hướng dẫn giao thông được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông tại những nơi ùn tắc, đường đang thi công,... Những người này phải đeo băng đỏ rộng 10cm ở giữa cánh tay phải khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong đó, hiệu lệnh của CSGT có hiệu lực cao nhất, người điều khiển phương tiện phải chấp hành kể cả trường hợp hiệu lệnh trái với chỉ dẫn vạch lẻ đường, biển báo hiệu hay đèn tín hiệu.
Theo khoản 2 Điều 10, những hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông bao gồm:
- Tay giơ thẳng: Người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau của người điều khiển giao thông phải dừng lại, người tham gia giao thông bên phải và bên trái của người điều khiển được đi;
- Tay phải giơ về phía trước: Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải, người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng, người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3.7. Nhận diện biển báo hiệu đường bộ
Biển báo hiệu đường bộ dùng để hướng dẫn đường đi hoặc điều hướng, giúp người tham gia giao thông lái xe thuận lợi, an toàn. Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ, mỗi nhóm biểu thị ý nghĩa khác nhau, quy định tại khoản 4 Điều 10 luật này, bao gồm:
- Biển báo cấm: Biểu thị các điều cấm;
- Biển báo nguy hiểm: Cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
- Biển báo hiệu lệnh: Báo các hiệu lệnh phải thi hành;
- Biển chỉ dẫn: Chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
- Biển phụ: Thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
>>> Tìm hiểu thêm: Các biển báo đường ưu tiên và thứ tự di chuyển khi gặp đường ưu tiên
3.8. Đi đúng tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Khi lưu thông, người điều khiển phương tiện lưu ý phải đi đúng tốc độ cho phép để đảm bảo an toàn và tránh vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, cần giữ khoảng cách với phương tiện đi phía trước, giúp người lái kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ, hạn chế va chạm.
Khoản 2 và 3 Điều 12 quy định:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường quốc lộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
Ngoài ra, thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông đường bộ, trong đó có xe ô tô trong đô thị, khu dân cư như sau:
Điều 6: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
- Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h
- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h
Điều 7: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:
- Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 90km/h
- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 80km/h
Khoản 2 Điều 11 quy định khoảng cách an toàn giữ 2 xe khi tham gia giao thông trên đường:
- Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
V= 60 | 35 |
60 < V ≤ 80 | 55 |
80 < V ≤ 100 | 70 |
100 < V ≤ 120 | 100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn phù hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định ở bảng trên.
Sau khi nắm được giấy tờ xe ô tô gồm những gì, người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông cần phải mang đầy đủ 4 loại giấy tờ này bao gồm: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Ngoài ra, người lái xe cũng phải tuân thủ theo quy định của Luật giao thông để lái xe an toàn.
Các dòng xe xanh hiện đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều khách hàng để góp phần bảo vệ môi trường. VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt cọc VF e34, VF 8, VF 9 online. Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại cùng các tính năng mạnh mẽ, độc đáo được tích hợp trên xe.
Đặc biệt, khi Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Nguyên tắc dừng xe và đỗ xe đúng quy định, tránh bị phạt
- Các lỗi đi vào đường cấm và mức xử phạt mới nhất 2021
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.