Mất biên bản vi phạm giao thông có sao không? Cần xử lý như thế nào trong tình huống này?
Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…. của người vi phạm đã được diễn ra trên thực tế. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt. Vậy nếu mất biên bản vi phạm giao thông người lái sẽ bị phạt như thế nào?
1. Các trường hợp bị lập biên bản vi phạm giao thông
Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bị lập biên bản vi phạm giao thông khi thực hiện các hành vi như: Không có hoặc không xuất trình một số hoặc tất cả các giấy tờ tại thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông bao gồm:
- Giấy phép lái xe
- Giấy đăng ký xe
- Bảo hiểm dành cho phương tiện
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định: trừ các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ không phải lập biên bản, các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên phải lập thành biên bản.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 56 Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người vi phạm được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ cũng bị lập biên bản. Vậy nếu bị mất biên bản vi phạm giao thông có sao không?
>>>Tìm hiểu thêm:
- Tra cứu 10 lỗi vi phạm giao thông khi lái xe ô tô thường gặp dịp Tết
- Xử phạt vi phạm giao thông tại các quốc gia có gì khác biệt?
2. Làm mất biên bản vi phạm giao thông có sao không?
Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có những quy định chi tiết, cụ thể về hành vi làm mất biên bản nộp phạt vi phạm giao thông như sau:
- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tuy nhiên, nếu là trường hợp được quy định trong khoản 1 điều 56 của Luật này thì không cần lập biên bản. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính ngay tại nơi xảy ra sự việc. Nếu lập biên bản tại các địa điểm khác như trụ sở cơ quan người có thẩm quyền phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Tối thiểu phải lập 2 biên bản vi phạm hành chính và có đầy đủ chữ ký của người lập và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Nếu bên vi phạm không ký vào biên bản thì sẽ có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra sự việc hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của người đại diện xã hoặc người chứng kiến, nội dung này cần phải ghi rõ lý do khi lập biên bản.
- Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm phải giữ 1 trong 2 biên bản vi phạm giao thông. Trong trường hợp hành vi vi phạm không thuộc quyền xử phạt của người lập biên bản, cơ quan hoặc người có thẩm quyền sẽ tiếp nhận biên bản và các tài liệu liên quan trong vòng 24 giờ kể từ khi lập. Tuy nhiên, trường hợp biên bản hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hoả sẽ không áp dụng quy định này.
Như vậy, biên bản vi phạm giao thông được lập tối thiểu 2 bản. Trong đó, cơ quan chức năng lưu giữ 1 bản, người vi phạm giữ 1 bản. Hồ sơ của các trường hợp vi phạm giao thông được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Vì thế, việc làm mất biên bản vi phạm giao không quá nghiêm trọng. Trong tình huống này, chủ xe đến Kho bạc Nhà nước để trình bày vấn đề và nộp phạt theo đúng quy trình. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt, người lái sẽ nhận lại Giấy lái xe tại Phòng cảnh sát giao thông/Đội cảnh sát giao thông được ghi trong quyết định xử phạt.
Dựa theo quy định của pháp luật, tùy từng trường hợp người vi phạm có thể chịu mức phạt hành chính với lỗi các vi phạm giao thông hoặc phải lập biên bản. Các biên bản đã được lưu trữ theo quy định của pháp luật vì thế người lái sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt gì khi làm mất biên bản vi phạm giao thông. Tuy nhiên, người vi phạm lưu ý cần nộp phạt đúng hẹn. Theo quy định, nếu chủ xe nộp phạt chậm (quá thời hạn 10 ngày) thì mỗi ngày chậm cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
>>>Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 5 cách nộp phạt vi phạm giao thông nhanh chóng, thuận tiện
Khách hàng đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8 và VF 9 ngay hôm nay để sở hữu những mẫu xe điện thời thượng của VinFast và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>> Xem thêm: 4 ứng dụng Luật Giao thông đường bộ dễ tra cứu nhất hiện nay
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.