Những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe năm 2021
1. Lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe
Các lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe gắn máy, xe ô tô và xe máy điện đã được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
STT |
Lỗi vi phạm |
Căn cứ điều luật |
Đối với người điều khiển xe ô tô |
||
1 |
Điều khiển xe lưu thông trên đường mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá: - 50 miligam/100 mililít máu - 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Khoản 6 Điều 5 |
2 |
- Đi ngược chiều hoặc lùi xe trên đường cao tốc - Điều khiển ô tô trên đường khi nồng độ cồn vượt quá: 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Khoản 8 Điều 5 |
3 |
- Điều khiển ô tô trên đường mà nồng độ cồn vượt quá: 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở - Không chấp hành theo yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ - Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy |
Khoản 10 Điều 5 |
4 |
- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng - Điều khiển xe không có biển số - Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng - Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật |
Khoản 4 Điều 16 |
5 |
- Điều khiển phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp - Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa - Sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe - Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên |
Khoản 5 Điều 16 |
Đối với người điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) |
||
1 |
- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc - Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Khoản 6 Điều 6 |
2 |
Điều khiển xe mà nồng độ cồn trong người vượt quá: - 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu - 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Khoản 7 Điều 6 |
3 |
- Buông cả hai tay, ngồi yên về một bên hoặc nằm trên yên xe khi đang điều khiển xe - Dùng chân điều khiển xe - Thay người điều khiển khi xe đang chạy - Lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị - Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh - Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định - Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu, vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất ma túy - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ |
Khoản 8 Điều 6 |
4 |
- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đã hết hạn sử dụng - Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp - Điều khiển xe không gắn biển số hoặc gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp |
Khoản 2 Điều 17 |
2. Thời hạn tạm giữ xe là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, thời hạn tạm giữ các phương tiện giao thông vi phạm là 7 ngày. Trường hợp vi phạm có tình tiết phức tạp thì thời hạn tạm giữ phương tiện có thể sẽ kéo dài hơn theo quy định. Tuy nhiên, thời gian tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ phương tiện.
Đồng thời, khi phát sinh trường hợp kéo dài thời gian tạm giữ, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải tiến hành báo cáo bằng văn bản cho thủ trưởng trực tiếp của mình để xin phê duyệt.
3. Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA việc trả lại các phương tiện bị tạm giữ chỉ được thực hiện khi có quyết định của người có thẩm quyền (quyết định bằng văn bản). Bên cạnh đó, người nhận trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ sẽ tiến hành các thủ tục trả lại như sau:
- Kiểm tra quyết định trả lại, các giấy tờ cá nhân của người đến nhận. Theo đó, người đến nhận phải là người vi phạm có phương tiện đang bị tạm giữ hoặc đại diện của tổ chức có hành vi vi phạm. Trong trường hợp người đến nhận thay thì cần có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người đến nhận phương tiện tiến hành đối chiếu với biên bản tạm giữ và kiểm tra các thông số chi tiết, tình trạng của xe dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
- Lập biên bản trả lại phương tiện bị tạm giữ.
Ngoài ra, chủ phương tiện cũng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ: Quyết định trả lại phương tiện, Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân/Hộ chiếu), giấy tờ xe để đảm bảo quá trình nhận lại xe bị tạm giữ diễn ra nhanh chóng. Trong trường hợp chủ phương tiện không có Chứng minh nhân dân thì cần có giấy xác nhận nhân thân của công an xã, phường, thị trấn của địa phương cư trú, thẻ Đảng viên,...
Để tránh việc mắc phải những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe cũng như đảm bảo an toàn khi lưu thông, người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy, xe máy điện,... nên chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ.
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
>> Xem thêm: