Tìm hiểu về hệ dẫn động 4 bánh ô tô

Hệ dẫn động 4 bánh ô tô 4WD và AWD là những hệ dẫn động được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe hơi hiện nay. Mỗi loại dẫn động đều có ưu nhược điểm riêng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Hệ dẫn động 4 bánh ô tô là một hệ thống truyền tải năng lượng từ động cơ tới bánh xe giúp xe di chuyển. Việc trang bị hệ dẫn động phù hợp sẽ giúp động cơ hoạt động mạnh mẽ hơn. Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, xe có thể được trang bị hệ thống dẫn động 1 cầu (2 bánh) hoặc 2 cầu (4 bánh). Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về loại dẫn động bốn bánh.

1. Hệ dẫn động 4 bánh ô tô là gì?

Như đã nói ở trên, hệ dẫn động của xe ô tô được chia thành hai loại là dẫn động 2 bánh và 4 bánh. Nếu như hệ dẫn động 2 bánh chỉ có khả năng truyền năng lượng cho 2 bánh trước (FWD) hoặc 2 bánh sau (hệ dẫn động cầu sau RWD) thì hệ dẫn động 4 bánh lại có phần linh hoạt hơn.

Dẫn động bốn bánh là hệ thống mà người lái có thể lựa chọn chế độ dẫn động 1 cầu hoặc 2 cầu thông qua gài cầu (cơ hoặc điện tử) đặt bên trong xe. Với xe sử dụng hệ dẫn động này, năng lượng từ động cơ có thể truyền được đến cả bánh trước và bánh sau. 

Hệ dẫn động 4 bánh có khả năng truyền năng lượng tới cả 4 bánh xe
Hệ dẫn động bốn bánh có khả năng truyền năng lượng tới cả 4 bánh xe (Nguồn: Sưu tầm)

Tùy từng loại xe, thao tác gài cầu cũng khác nhau, có loại phải dừng xe lại mới có thể gài cầu nhưng cũng có loại cho phép gài cầu khi xe đang chạy ở vận tốc nhất định.

>>> Xem thêm: 

2. Phân loại và ưu nhược điểm hệ dẫn động 4 bánh ô tô

Nhắc đến hệ dẫn động bốn bánh, người ta thường nhắc đến 4WD và AWD. Thực tế, đây là hai loại dẫn động ô tô phổ biến được trang bị trên nhiều dòng xe hơi hiện nay. Vậy, hệ dẫn động AWD và 4WD là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua cách phân loại hệ dẫn động 4 bánh ô tô và ưu nhược điểm của mỗi loại dưới đây:

2.1. Dẫn động 4 bánh bán thời gian (Part-time 4WD)

Đây là hệ dẫn động truyền thống được ứng dụng phổ biến trên các mẫu xe địa hình như SUV hay xe bán tải. Thông thường, xe sẽ vận hành ở chế độ dẫn động 1 cầu (2WD), thường là cầu sau. Khi cần thiết, tài xế sẽ kích hoạt hệ dẫn động 2 cầu bằng cách nhấn nút hoặc gạt cần số gài cầu để chuyển chế độ từ cabin. Khi đó, năng lượng từ động cơ sẽ được truyền tới cả bốn bánh.

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian
Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian với 2 chế độ dẫn động giúp xe di chuyển thuận tiện trên các loại địa hình khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ dẫn động bán thời gian Part-time 4WD thường được sử dụng với mục đích off-road. Xe ô tô sở hữu hệ dẫn động này thường có thiết kế gầm cao hoặc có thể điều chỉnh linh hoạt để thuận tiện hơn khi di chuyển trên các đoạn đường không thuận lợi như đường đồi núi, đường lầy lội, gập ghềnh…

>>> Tìm hiểu thêm:

Ưu điểm:

Hệ dẫn động bán thời gian 4WD có cấu tạo đơn giản nên giá thành thường rẻ hơn, dễ thao tác hơn so với các loại dẫn động bốn bánh khác. Ngoài ra, so với hệ dẫn động toàn thời gian thì xe sử dụng hệ dẫn động này thường ít tốn xăng hơn.

Hệ dẫn động bán thời gian 4WD hiện nay thường có 3 chế độ gài cầu cơ bản:

  • Chế độ 2H: dẫn động 1 cầu tốc độ cao, phù hợp khi chạy trên đường trải nhựa bình thường. 
  • Chế độ 4H:  dẫn động 2 cầu tốc độ cao, giúp xe vượt qua các đoạn đường có bề mặt trơn trượt. 
  • Chế độ 4L: dẫn động 2 cầu tốc độ chậm, thường kích hoạt khi di chuyển qua các đoạn đường bùn lầy, dốc cao, gồ ghề. 
Tìm hiểu về hệ dẫn động 4 bánh
3 chế độ dẫn động cơ bản trên các mẫu xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (Nguồn: Sưu tầm)

Nhờ các chế độ gài cầu này, xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian có thể hỗ trợ tốt để vượt qua các địa hình xấu. Ngoài ra, tài xế cũng được nâng cao kỹ năng lái, chủ động chọn chế độ phù hợp khi lái trên những điều kiện địa hình khác nhau.

>>> Xem thêm: 6 chế độ lái xe phổ biến trên ô tô hiện đại

Nhược điểm:

Hệ dẫn động bán thời gian 4WD thường không trang bị vi sai trung tâm. Vì vậy, khi gài cầu ở chế độ 4H hay 4L, hai cầu sẽ được nối cứng và phân phối mô-men xoắn đến từng bánh đều nhau, 4 bánh xe sẽ quay cùng tốc độ. Điều này gây bất lợi khi xe vào cua nên không được khuyến cáo sử dụng khi mặt đường khô hay quá cứng.

Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã khắc phục nhược điểm này bằng cách đưa thêm tùy chọn vi sai trung tâm. Với tùy chọn này, xe thường có 4 chế độ gài cầu là 2H, 4H, 4HLc và 4LLc.

Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian
Tùy chọn vi sai trung tâm với 4 chế độ gài cầu cho hệ dẫn động bán thời gian (Nguồn: Sưu tầm)
  • 2H là chế độ 1 cầu thông thường, cài khi chạy trên đường trải nhựa phẳng. 
  • 4H là chế độ 2 cầu không bị khóa vi sai trung tâm, dùng khi đường nhựa bị mưa ướt, dễ trơn. 
  • 4HLc là chế độ 2 cầu nhanh, khóa vi sai trung tâm, dùng khi đường trơn trượt như đường đất, có tuyết. 
  • 4LLc là chế độ 2 cầu chậm, khóa vi sai trung tâm và sử dụng tương tự như 4L.

Các mẫu xe dùng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian thường có yêu cầu khắt khe đối với kỹ năng của tài xế. Người lái phải kích hoạt chế độ 4WD thủ công mà không có sự gợi ý nào của hệ thống điều khiển. Thế nên không phải ai cũng có thể khống chế được các mẫu xe sở hữu hệ dẫn động này.

>>> Xem thêm: Mối quan hệ của momen xoắn và công suất động cơ

2.2 Dẫn động 4 bánh thường xuyên (Permanent 4WD)

Hệ dẫn động ô tô này thuộc kiểu toàn thời gian vì không có chế độ 1 cầu chủ động, mô-men xoắn được phân bố tới cả 4 bánh. Đây chính là loại hệ dẫn động 4WD có vi sai trung tâm nên sẽ có khá nhiều ưu điểm.

Ưu điểm:

Xe sở hữu hệ dẫn động thường xuyên 4 bánh được thừa hưởng những lợi thế của hệ 4WD, có thể di chuyển trong mọi điều kiện địa hình mà không cần chọn chế độ như loại dẫn động bán thời gian. Do đó, tài xế chỉ cần tập trung cho việc điều khiển.

Hệ dẫn động của xe được trang bị vi sai trung tâm, có thể phân phối mô-men xoắn đến bánh trước và bánh sau theo tỷ lệ nhất định. Nhiều hệ dẫn động còn có khả năng cân bằng động lực, truyền năng lượng qua lại giữa cầu trước và cầu sau tùy thuộc vào độ trượt hoặc tốc độ vào cua. Nhờ đó, xe có thể di chuyển tốt trong điều kiện mặt đường cứng và khô, nhiều khúc cua mà không bị bánh cứng hay làm hỏng thiết bị.

Hệ dẫn động 4 bánh thường xuyên
Permanent 4WD có khả năng cân bằng động lực giữa cầu trước và cầu sau khá tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Nhược điểm: 

Bởi vì cấu tạo phức tạp và cần nhiều thiết bị nên giá của dẫn động 4 bánh thường xuyên cao hơn loại 4 bánh bán thời gian. Ngoài ra, loại xe sử dụng hệ dẫn động này thường hao xăng hơn so với các loại khác khi vận hành.

2.3 Dẫn động 4 bánh toàn thời gian (Full-time 4WD)

Với hệ dẫn động toàn thời gian 4WD, mô-men xoắn sẽ được tự động phân phối đến các trục để tăng độ bám đường. Người lái có thể cài đặt chế độ “Auto 4WD” để xe tự kích hoạt hoặc ngừng kích hoạt chế độ dẫn động 4WD tùy theo điều kiện thời tiết, địa hình.

Ưu điểm:

Với khả năng tự động phân bổ mô-men xoắn đến các trục, tài xế sẽ có thể tập trung lái xe, không đòi hỏi quá cao về kỹ năng điều khiển. 

Nhược điểm: 

Việc tự động phân bổ mô-men xoắn có nhiều lợi thế nhưng cũng đem đến rào cản cho tài xế khi gặp phải địa hình quá hiểm trở vì không thể tự chủ được khi vượt chướng ngại vật.

Bên cạnh đó, cấu tạo của loại dẫn động này khá phức tạp, cần nhiều thiết bị đắt đỏ nên giá thành cũng cao hơn các loại dẫn động 4WD khác.

2.4 Dẫn động tất cả các bánh (AWD)

AWD (All Wheel Drive) là loại dẫn động 4 bánh của xe ô tô mà năng lượng liên tục được truyền đến tất cả các bánh.

Hệ dẫn động 4 bánh được trang bị trên mẫu xe SUV
Dẫn động AWD được trang bị trên nhiều mẫu xe SUV hoặc Sedan cao cấp (Nguồn: Sưu tầm)

AWD được đánh giá là một trong những hệ dẫn động ô tô thông minh nhất với công nghệ cao, sở hữu rất nhiều ưu điểm.

Ưu điểm:

AWD có thể tự động phân bổ lại mô-men xoắn đến các cầu phù hợp nhất để tăng độ bám đường trong tình huống cần thiết. Bởi vì hệ dẫn động này sẽ tự động phân phối năng lượng từ động cơ đến bánh xe theo một thuật toán ở trong ECU. 

Thông thường, các mô-men xoắn thường được phân phối theo tỷ lệ là 5% tới cầu trước và 95% tới cầu sau. Khi gặp địa hình khó, hệ dẫn động sẽ tự động chuyển bớt năng lượng từ cầu sau tới cầu trước sao cho độ bám đường ở mức tốt nhất.

Ngoài ra, nhờ phân bổ mô-men xoắn đến các bánh linh hoạt theo điều kiện địa hình mà xe vận hành rất cân bằng, mang lại trải nghiệm lái mượt mà. Vì không có cần số phụ nên việc điều khiển xe khá dễ dàng.

Hệ dẫn động AWD được thiết kế khá nhỏ gọn nên gầm xe không cần thiết kế cao, kích thước xe sẽ được tối ưu nhất. Mức tiêu hao nhiên liệu cũng tiết kiệm hơn so với một số kiểu dẫn động khác.

VinFast President sở hữu hệ dẫn động 4 bánh
President là một trong những mẫu ô tô VinFast sở hữu hệ dẫn động AWD

Với AWD, quá trình dẫn động được điều khiển hoàn toàn tự động bằng máy tính nên các tài xế có thể yên tâm lái ở mọi địa hình. Vậy nên, kiểu dẫn động này rất thích hợp cho những người có kỹ năng lái còn hạn chế.

Nhược điểm:

Chức năng tự động là ưu điểm đồng thời cũng đem đến một vài hạn chế cho tài xế. Bởi vì người lái không thể tự chủ trong việc điều khiển hay tắt chức năng nếu muốn. Xe sở hữu hệ dẫn động 4 bánh AWD cũng không có hộp số phụ nên với những người có đam mê khám phá bằng trải nghiệm lái thì điều này không mấy thú vị. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất dẫn động AWD thường đắt đỏ hơn các loại khác. 

Thông tin nêu trên là phân loại các hệ dẫn động 4 bánh ô tô, khách hàng có thể tham khảo các ưu nhược điểm đã được phân tích bên trên để lựa chọn loại dẫn động phù hợp với nhu cầu đi lại. 

Các mẫu xe xanh hiện là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng để góp phần bảo vệ môi trường sống. VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mua VF e34đặt cọc VF 8, VF 9 online. Quý khách sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại, tính năng mạnh mẽ và thông minh được tích hợp trên xe.
 
Khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:

>>> Xem thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

13/05/2021
Chia sẻ bài viết này