Xe 2 cầu là gì? Ưu nhược điểm của xe 2 cầu so với 1 cầu
Trong thời đại phát triển ngày nay, việc sở hữu một chiếc xe hơi không còn quá khó khăn như trước. Tuy nhiên, để lựa chọn được một chiếc xe phù hợp với nhu cầu sử dụng, khách hàng cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khả năng vận hành. Vậy giữa xe 2 cầu và 1 cầu, đâu mới là lựa chọn đúng đắn và phù hợp?
Đối với nhiều người dùng tại thị trường Việt, việc phân biệt giữa xe 1 cầu và 2 cầu cùng những ưu nhược điểm của chúng còn khá mông lung. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu về cầu xe, xe 2 cầu là gì và những ưu nhược điểm của xe 2 cầu ra sao để đưa ra được những quyết định mua xe sáng suốt nhất.
Cầu xe là gì?
Khi nhìn bề ngoài, có thể dễ dàng nhận thấy cầu xe chính là một bộ phận hình cầu, được đặt giữa trục kim loại nối 2 bánh xe của ô tô lại với nhau. Phía bên trong “quả cầu” này là hệ thống vi sai, hay còn được gọi là hệ thống bánh răng.
Hệ thống vi sai nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe, nối liền 2 bánh xe sau của ô tô với động cơ thông qua láp ngang và láp dọc. Nói cách khác, nhiệm vụ chính của hệ thống này là giúp cho 2 bánh của xe hoạt động 1 cách độc lập, tránh được tình trạng lật xe khi vào khúc cua.
Mỗi một chiếc xe hơi thông thường đều cần ít nhất 2 trục, tương đương với 2 cầu cho 4 bánh xe. Ở 2 bánh trước, trục này được gọi là cầu trước; trong khi 2 bánh sau sẽ được gọi là cầu sau.
Xe 2 cầu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, xe 2 cầu là những loại xe sở hữu hệ dẫn động 4 bánh (ký hiệu là 4WD), tức là cả 4 bánh của xe đều nhận được lực từ động cơ. So sánh với các loại xe thông thường chỉ có 1 cầu trước hoặc cầu sau, xe 2 cầu được tạo ra để có thể di chuyển trên các cung đường off-road gồ ghề, phức tạp.
Xe 2 cầu được chia thành 2 loại: Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD. Đối với hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD, toàn bộ các bánh xe đều nhận được lực từ động cơ, cho phép ô tô vận hành linh hoạt giữa trục trước và sau trên mọi cung đường. Trong khi đó, hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD chủ yếu được sử dụng trên các xe chuyên đi off-road, nó “buộc” người lái phải lựa chọn sử dụng dẫn động 1 cầu hoặc 2 cầu một cách thủ công, tùy thuộc vào điều kiện địa hình thực tế.
Ưu điểm chung của loại xe 2 cầu
Hiện nay, hệ dẫn động 4 bánh được trang bị trên hầu hết các dòng xe hơi cao cấp. Điều đó đã đủ để khiến chúng ta hiểu được những lợi ích mà ưu điểm của xe 2 cầu mang lại.
Trước hết, xe 2 cầu gây ấn tượng với khả năng vận hành linh hoạt và mạnh mẽ hơn rất nhiều, đặc biệt là trên các cung đường off-road vốn đã trở nên “khó nhằn” với hầu hết người lái.
Ưu điểm xe 2 cầu tiếp theo nằm ở khả năng tăng tốc nhanh nhạy, đem lại cảm giác lái cực ổn định và mượt mà với độ bám đường tốt khi vào cua. Ngoài ra, cơ chế lực truyền động được phân phối đến toàn bộ các bánh sẽ đảm bảo độ bền của lốp xe sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm của xe 2 cầu
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, giá thành cùng chi phí bảo dưỡng cao là điều băn khoăn của nhiều người khi mua xe 2 cầu. Không chỉ vậy, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe 2 cầu thường sẽ cao hơn so với loại xe 1 cầu. Điều này được lý giải là do cơ chế truyền động tới cả 2 cầu sẽ hao tổn thêm một lượng nhiên liệu nhất định khi đi qua các chi tiết máy trong quá trình truyền tải.
Bên cạnh đó, do có cấu tạo phức tạp hơn nên trọng lượng của xe 2 cầu sẽ nặng hơn đáng kể, gây ảnh hưởng đôi chút đến khả năng xử lý của người lái.
Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội về khả năng vận hành thì các nhược điểm của xe 2 cầu kể trên đều có thể chấp nhận và kiểm soát được. Đó cũng là lý do mà hệ dẫn động 4 bánh luôn trở thành trang bị tiêu chuẩn trên các dòng xe cao cấp, đắt tiền.
Tham khảo thông tin các sản phẩm ô tô của hãng xe Việt VinFast qua website hoặc liên hệ hotline 1900 232389 để được tư vấn.