Tìm hiểu nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô

Phanh xe ô tô có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe, giúp người lái giảm tốc hoặc dừng xe. Nếu nhấn bàn đạp phanh chạm xuống sàn mà hiệu quả phanh không cao tức là hệ thống phanh đã bị hư hỏng. Chủ phương tiện cần tìm hiểu nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô và khắc phục ngay để đảm xe vận hành an toàn.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Hệ thống phanh hoạt động không hiệu quả rất nguy hiểm cho người lái và hành khách trên xe. Để khắc phục các nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra các chi tiết và bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ. Điều này không chỉ giúp tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh mà còn giúp xe vận hành ổn định, an toàn.

tìm hiểu nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô
Hệ thống phanh hoạt động không hiệu quả gây mất an toàn cho người lái khi tham gia giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

1. Nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô

Đạp phanh ô tô bị hụt không chỉ là dấu hiệu hệ thống phanh bị hư hỏng mà điều này còn rất nguy hiểm cho người lái khi tham gia giao thông. Những nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô bao gồm:

1.1. Thiếu dầu phanh

Dầu phanh ô tô là hỗn hợp được pha chế từ dầu gốc tinh chế cao cấp và chất phụ gia đa năng, có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và chống ăn mòn, giúp tăng hoặc duy trì hiệu quả phanh, đảm bảo an toàn cho người lái khi điều khiển xe.

Khi người lái nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp sẽ nén piston trong xi lanh phanh khiến áp suất trong các đường ống dầu phanh tăng lên, đẩy dầu di chuyển đến phanh đĩa ô tô. Áp suất cao của dầu phanh, má phanh di chuyển và ép vào đĩa phanh, tạo ma sát giúp xe giảm tốc hoặc dừng lại. 

Do đó, việc rò rỉ sẽ dẫn đến thiếu dầu phanh. Khi đó, dù người lái có thể đạp hết phanh nhưng hiệu quả phanh không cao. Nếu má phanh hoạt động tốt mà lượng dầu phanh bị hao hụt nhanh và vẫn vẫn xảy ra tình trạng đạp hụt phanh ô tô, chủ phương tiện cần kiểm tra xem đường ống dẫn dầu phanh có bị rò rỉ không.

Ngoài ra, dầu phanh nhanh bị hết cũng có thể do đuôi xi lanh bị hở, chủ xe cần kiểm tra các vị trí đầu nối hoặc khu vực liên kết phần cố định và phần di động hoặc tìm vị trí rò rỉ xung quanh xi lanh chính, trên đường ống dầu cũng như xi lanh con tại bánh xe.

Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng dầu phanh cũng có thể bị lẫn bụi và tạp chất và chuyển sang màu nâu. Điều này chứng tỏ dầu đã bị biến chất, chủ xe cần thay dầu để bảo vệ hệ thống phanh và tăng hiệu quả khi đạp phanh.

>>> Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và cách xử lý an toàn khi xe ô tô bị mất phanh

1.2. Xi lanh phanh chính bị hư hỏng

Thông thường bàn đạp phanh được kết nối với xi lanh chính bằng một thanh đẩy. Xi lanh chính sẽ tạo áp suất thủy lực để kích hoạt phanh và đẩy dầu phanh ra các bánh xe trước và sau. Xi lanh chính thường được làm kín nhằm giữ áp suất và sức mạnh, đẩy dầu phanh tới calipers (bộ kẹp phanh). Sau một thời gian sử dụng, gioăng cao su giữ dầu phanh bên trong có thể bị mòn, rách hoặc rò rỉ, điều này khiến không khí lọt vào xi lanh khiến hiệu quả phanh bị giảm. Khi đó, chủ phương tiện cần kiểm tra và xem xét phương án để sửa chữa hoặc thay thế xi lanh mới.

1.3. Đĩa phanh, tang trống bị đảo

Phanh đĩa thường nằm ở bánh trước xe ô tô, bao gồm má phanh và đĩa phanh. Còn phanh tang trống được trang bị ở phía sau xe, gồm guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác. 

Để kích hoạt phanh, ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu trục bị lệch sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo, má phanh (guốc phanh) bị tụt vào trong khi bánh xe quay. Do đó, dù bàn đạp phanh chạm xuống sàn thì dầu phanh cũng không tạo đủ áp lực để kích hoạt ma sát ở má phanh. 

Để xử lý vấn đề này một cách nhanh chóng, người lái cần đạp phanh liên tục để hệ thống đẩy dầu vào khe hở và tạo lực ma sát ở má phanh. Tuy nhiên đây chỉ là phương án tạm thời, để khắc phục triệt để chủ xe cần kiểm tra và chỉnh lại ổ trục bánh xe.

1.4. Bầu trợ lực phanh có vấn đề

Bầu trợ lực phanh ô tô nằm giữa bàn đạp phanh và xi lanh chính, đảm nhiệm vai trò khuếch đại lực phanh, giảm bớt lực đạp chân phanh cho người lái, hỗ trợ việc đạp phanh dễ dàng hơn. Khi trợ lực phanh có vấn đề, người lái sẽ có cảm giác đạp phanh bị nặng hoặc nhẹ hơn, quãng đường phanh dài và mặc dù bàn đạp phanh chạm xuống sàn nhưng hiệu quả phanh thấp.

nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô có thể dobầu trợ lực phanh có vấn đề
Bầu trợ lực phanh có vấn đề dẫn đến lực đạp chân phanh yếu hơn, hiệu quả phanh bị giảm đi (Nguồn: Sưu tầm)

1.5. Có không khí lọt vào trong các dây dẫn dầu phanh, xi lanh phanh

Nếu không khí lọt vào đường ống dẫn dầu hay xi lanh phanh sẽ khiến ống bị tắc nghẽn, khi đó dầu không thể dịch chuyển. Đây là nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô. Để xử lý vấn đề này, chủ phương tiện cần thực hiện xả gió theo trình tự từ bánh xe xa xi lanh chính nhất đến bánh gần xi lanh. Thông thường, mỗi bánh xe đều có ốc xả gió để người dùng dễ dàng thực hiện thao tác này.

Sau khi xả gió xong, bàn đạp phanh sẽ cứng lại. Chủ xe cần vận hành xe để đánh giá lại hiệu quả phanh. Nếu phanh vẫn không ăn thì sẽ tiếp tục điều chỉnh.

1.6. Má phanh bị mòn

Khi người lái đạp phanh, hệ thống thủy lực đẩy má phanh bám chặt vào đĩa phanh, tạo lực cản khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng ngay lập tức. Sau thời gian dài sử dụng, má phanh sẽ bị mòn dần khiến hiệu quả phanh bị giảm đi đáng kể. Khi đó chủ xe cần xem xét thay thế má phanh mới.

nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô xảy ra nhiều khi má phanh bị mòn
Má phanh liên tục chịu ma sát nên nhanh chóng bị mòn sau một thời gian sử dụng, khiến hiệu quả phanh giảm (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: 

2. Thói quen xấu khiến hệ thống phanh nhanh hỏng

Sử dụng phanh xe ô tô đúng cách thì quá trình phanh mới đạt hiệu quả cao và tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh. Điều này còn giúp người điều khiển xe bớt căng thẳng và tự tin xử lý những tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông. Do đó, người lái cần loại bỏ những thói quen xấu dưới đây để lưu ý tránh đạp hụt phanh ô tô:

2.1. Quên kéo phanh tay thường xuyên

Vai trò chính của phanh tay là giữ xe đứng yên khi dừng, đỗ xe ở những đoạn đường trơn, dốc. Trong một số trường hợp, nếu phanh chân bị hỏng thì phanh tay có vai trò như phanh khẩn cấp giúp người lái dừng xe. Nếu chủ phương tiện thường xuyên không sử dụng phanh tay khiến xe dễ bị trôi, hoặc về số P (đỗ xe) mà chưa kéo phanh tay sẽ khiến bánh răng trên hộp số nhanh bị mòn, dẫn đến giảm hiệu quả phanh.

Thói quen dẫn đến nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô
Không kéo phanh tay khi dừng xe trên dốc dễ khiến bánh răng trên hộp số bị mòn, giảm hiệu quả phanh (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Rà phanh khi xuống đèo, dốc

Khi xuống dốc hay đổ đèo, việc rà phanh liên tục sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn, có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Điều này khiến xe hoàn toàn mất phanh, nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

Vì vậy, khi qua đèo, dốc, người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe số tự động và về số thấp nếu là xe số sàn. Khi đó, hệ thống truyền động sẽ hãm tốc độ xe lại để giảm áp lực cho hệ thống phanh.

2.3. Không kiểm tra, bảo dưỡng và thay dầu phanh thường xuyên

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dầu phanh cần được thay mới sau 30.000 - 40.000 km hoặc 2 năm. Nếu thường xuyên di chuyển trong môi trường nhiều khói bụi, độ ẩm cao hoặc sử dụng phanh liên tục, chủ xe có thể xem xét thay dầu phanh sớm hơn. Việc phát hiện và sửa chữa kịp thời giúp tăng hiệu quả phanh, đảm bảo an toàn khitham gia giao thông. Nếu dầu phanh không được thay thế định kỳ sẽ có hiện tượng dầu phanh sôi sớm khi làm việc, tạo ra các bọt khí làm giảm tính trợ lực khiến phanh bị mất tác dụng. 

Ngoài ra, chủ phương tiện cũng cần bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phanh định kỳ, loại bỏ các mạt bám trên bề mặt tiếp xúc để dễ dàng phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, đảm bảo các bộ phận trong hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả, an toàn khi vận hành.

3. Các chi tiết cần kiểm tra khi hệ thống phanh có dấu hiệu hư hỏng

Sau thời gian sử dụng, các chi tiết của hệ thống phanh ô tô có thể bị hao mòn, xuống cấp, do đó hiệu quả phanh bị giảm đi. Vì vậy, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận quan trọng để kịp thời khắc phục nếu có hư hỏng.

3.1. Dầu phanh

Chủ xe cần kiểm tra dầu phanh định kỳ, nếu mức dầu thấp hơn quy định cần bổ sung ngay. Hiện nay, các mẫu xe ô tô đời mới thượng được trang bị sẵn cảm biến dầu phanh. Nếu mức dầu phanh không đạt chuẩn thì đèn báo sẽ bật sáng trên cụm đồng hồ taplo xe. Ngoài ra, chủ xe cũng có thể thực hiện thủ công bằng cách kiểm tra bình dầu phanh có màu trắng ở dưới nắp capo. Trên nắp bình có in chữ “Brake Fluid” hoặc dán tem ký hiệu màu vàng. Nếu tìm không ra, chủ phương tiện có thể tra trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc liên hệ bộ phận kỹ thuật của hãng xe để được trợ giúp.

Trên thân bình có đánh dấu mức dầu phanh cao nhất, được ký hiệu là “Fill to”, “Full” hoặc “Maximum” và mức thấp nhất được ký hiệu là “Add” hoặc “Minimum”. Nếu lượng dầu ở mức thấp thì cần bổ sung sớm. Ngoài ra, dầu phanh thường có màu nhạt hoặc không màu. Nếu người dùng thấy dầu màu, tức là dầu đã biến chất thì cũng cần thay mới hoàn toàn. Lưu ý khi kiểm tra dầu phanh chủ xe không nên mở nắp bình bởi có thể khiến không khí lọt vào trong gây ảnh hưởng đến chất lượng dầu.

Khi thay dầu phanh, chủ phương tiện cần lưu ý lựa chọn loại dầu phù hợp với xe của mình. 4 loại dầu đạt tiêu chuẩn cho xe ô tô gồm: DOT 3, DOT 4, DOT 5, DOT 5.1. 

Mức dầu phanh đạt tiêu chuẩn hạn chế nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô
Bình dầu phanh được đặt dưới nắp capo, có ký hiệu “Brake Fluid” hoặc tem màu vàng (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Má phanh

Má phanh làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, liên tục chịu ma sát cao nên sẽ nhanh mòn, khiến hiệu quả phanh giảm, phanh bị kêu hoặc đạp phanh bị hụt. Má phanh mòn còn khiến đĩa phanh bị nóng, ảnh hưởng đến chất lượng đĩa phanh. Vì thế nếu má phanh bị mòn thì cần thay má phanh mới sớm nhất có thể. Các chuyên gia khuyến cáo chủ xe nên thay má phanh mới sau 50.000 - 80.000km. Tuy nhiên cũng cần kiểm tra độ mòn thực tế của má phanh trước khi thay.

3.3. Đĩa phanh

Đĩa phanh cũng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt tương tự má phanh nên cũng nhanh mòn và xuống cấp. Ngoài ra, đĩa phanh còn có thể bị cong vênh, biến dạng nếu chịu lực tác động mạnh. Đĩa phanh bị mòn sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống phanh ô tô, do đó chủ xe cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy đĩa phanh bị mòn, bị cong vênh có thể sửa chữa, nắn chỉnh hoặc thay mới tùy theo nhu cầu sử dụng. Theo nhiều chuyên gia, đĩa phanh cần được thay mới sau 2 - 3 năm sử dụng. 

kiểm tra đĩa phanh hẹn chế nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô
Đĩa phanh bị mòn hoặc cong vênh khiến hệ thống phanh bị giảm hiệu quả khi hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

4. Bảo dưỡng phanh ô tô

Theo các chuyên gia, hệ thống phanh xe ô tô nên được bảo dưỡng sau mỗi 50.000 – 100.000 km. Với những xe hoạt động nhiều trong khu vực nội đô, điều kiện giao thông đông đúc, cần dùng phanh liên tục hay chạy nhiều trên đường đất cát, bụi bẩn… thì cần bảo dưỡng thường xuyên hơn. 

Các bộ phần cần kiểm tra, thay thế khi bảo dưỡng hệ thống phanh:

  • Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh, hành trình tự do của bàn đạp phanh, bầu trợ lực phanh,...;
  • Kiểm tra dầu phanh: Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu phanh
  • Kiểm tra hệ thống ống dầu phanh: Kiểm tra tình trạng ống dẫn dầu, có bị rò rỉ, bị nứt không…;
  • Kiểm tra và vệ sinh má phanh: Kiểm tra độ mòn má phanh, vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng, tra mỡ cho má phanh và các vị trí liên quan;
  • Kiểm tra cụm đĩa phanh và piston: Kiểm tra và vệ sinh piston, đĩa phanh;
  • Kiểm tra phanh tay.

>>> Tìm hiểu thêm: 

hạn chế nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ giúp hạn chế tình trạng đạp hụt phanh ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Hiểu rõ và biết cách khắc phục những nguyên nhân khiến đạp hụt phanh ô tô giúp phương tiện vận hành ổn định và đảm bảo an toàn cho người điều khiển khi tham gia giao thông. Bên cạnh hệ thống phanh truyền thống, ngày nay xe ô tô được trang bị nhiều hệ thống an toàn chủ động khác như phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống điều khiển lực bám TCS, hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống leo dốc HAC hay đổ đèo HDC,… Những hệ thống này giúp xe rút ngắn quãng đường phanh, tránh các tình huống nguy hiểm như bó phanh, mất phanh.

Để biết thêm thông tin về các sản phẩmô tô VinFast như VF 8, VF 9, VF e34, khách hàng có thể tham khảo và đặt cọc qua website. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ:

>>>Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 
 

19/10/2022
Chia sẻ bài viết này