Thông tin chi tiết về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Khái niệm hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử có ký hiệu EBD (Electronic Brakeforce Distribution), là công nghệ phanh ô tô tự động, trong đó lực phanh trên mỗi bánh của ô tô có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như tải trọng trên mỗi bánh, điều kiện đường xá và tốc độ của xe,...
Ngày nay, hệ thống EBD được trang bị trên hầu hết các dòng xe hơi, là một trong các tính năng an toàn trên ô tô rất quan trọng. EBD còn có tác dụng ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng xe mất kiểm soát, duy trì trạng thái cân bằng trong mọi trường hợp, qua đó giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn.
Cấu tạo của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
- Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Speed Sensor - WSS) là thiết bị điện tử nhằm mục đích theo dõi tốc độ các bánh xe và truyền thông tin về bộ điều khiển ECU để phát hiện tình trạng bất thường khi đạp phanh.
- Cấu tạo của cảm biến tốc độ bánh xe gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ thay đổi theo từng kiểu xe.
- Bộ điều khiển lực phanh dùng để điều khiển lực phanh phù hợp nhất đến từng vị trí khác nhau. Bộ điều khiển lực phanh sẽ bơm dầu vào đường dẫn và kích hoạt các xi lanh trên từng phanh.
- Bộ điều khiển ECU (Electronic Control Unit) là bộ điều khiển điện tử nhận đầu vào từ các cảm biến tốc độ. Bộ điều khiển này để so sánh tốc độ của bánh xe với tốc độ xe ô tô. Nếu phát hiện thấy bánh xe nào đó bị trượt, nó sẽ sử dụng bộ điều chỉnh lực phanh để tác động lực phanh phù hợp nhằm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe hoàn toàn.
- ECU có vai trò như một bộ não, nó kiểm soát mọi hoạt động của động cơ thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ các cảm biến, sau đó truyền về ECU xử lý tín hiệu và đưa ra quyết định cho các bộ phận như góc đánh lửa, góc phối cam, ga động lực, điều khiển nhiên liệu, lực phanh ở mỗi bánh,v.v…. Càng ngày, ECU càng được ứng dụng nhiều trên ô tô, điều khiển nhiều hệ thống khác trên xe, đảm bảo xe hoạt động hiệu quả, tăng sự tiện nghi và an toàn của xe, những chiếc xe ô tô hiện đại có thể được lắp đặt cả trăm hộp ECU.
- Cảm biến độ lệch thân xe (Yaw sensor) là bộ cảm biến có nhiệm vụ đo vận tốc góc (chuyển dịch tự động) và độ giảm tốc theo mọi hướng của độ lệch xe khi xe bắt đầu vào cua, sau đó truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU để điều chỉnh lực phanh phù hợp, đảm bảo an toàn và ổn định cho xe. Ngoài ra, cảm biến yaw cũng có thể được sử dụng cùng với kiểm soát ổn định điện tử (electronic stability control - ESC) để ngăn ngừa tai nạn lật xe.
- Cảm biến góc xoay vô lăng hay còn gọi là cảm biến góc lái. Cảm biến này có nhiệm vụ ghi lại góc xoay của vô lăng, sau đó gửi tín hiệu về ECU để hệ thống nhận biết người lái đang muốn di chuyển xe về hướng nào. Nếu nhận thấy góc xoay vô lăng, các bánh xe và độ nghiêng thân xe không đồng nhất, cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU để thực hiện điều chỉnh lực phanh. Dữ liệu từ bộ cảm biến này sẽ giúp xe thăng bằng khi đánh lái gấp hoặc tránh vật cản bất ngờ trên đường.
Ngoài EBD, một số hệ thống khác cũng dùng chung các bộ cảm biến này như Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) hay hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System).
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD gồm 3 thành phần chính: các cảm biến tốc độ, bộ điều khiển lực phanh và bộ điều khiển điện tử (ECU). EBD có thể được coi là chức năng mở rộng của hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System).
Sau khi khởi động xe, tất cả các dữ liệu trong quá trình di chuyển sẽ được truyền về bộ điều khiển trung tâm ECU qua các cảm biến. Nó cũng theo dõi tốc độ quay của bánh xe và sự thay đổi tốc độ quay này thông qua các cảm biến để xác định tải trọng trên từng vị trí. Nếu xe bị nghiêng quá giới hạn cho phép, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ tự động kích hoạt và thực hiện điều khiển lực phanh phù hợp cho từng bánh xe.
Hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD qua 3 trường hợp sau:
- Lái xe cua sang phải quá nhanh
Nếu lái xe cua gấp về bên phải, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến tải trọng sẽ nhận được dữ liệu xe nghiêng về bên trái, sau đó thông báo đến ECU. Lúc này, nếu lái xe không kiểm soát được tay lái, gây mất lái thì ECU sẽ chủ động can thiệp, giảm tốc các bánh xe bằng cách mở van dầu thắng dù cho người lái không đạp phanh.
- Lái xe cua sang trái quá nhanh
Khi xe cua sang phải, trọng lượng của xe sẽ dồn sang trái, khi đó hệ thống EBD sẽ tăng lực phanh lên bánh phía trái nhiều hơn. Trong trường hợp này, Nếu xe không được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, khi có sự cố thì 4 bánh xe nhận lực phanh như nhau. Điều này sẽ dẫn đến xe mất cân bằng và trượt ra khỏi đường.
- Trường hợp xe phanh gấp
Nếu gặp chướng ngại vật phải phanh gấp, toàn bộ trọng lượng xe sẽ dồn về 2 bánh trước cộng thêm trọng lượng của động cơ. Lúc này, ECU nhận được thông tin, sẽ tự động điều chỉnh lực phanh để hiệu suất phanh đạt cao nhất, quãng đường dừng xe đạt khoảng cách ngắn nhất nhưng vẫn giữ được thăng bằng cho xe.
Ngoài ra, trên thị trường có một số dòng xe được trang bị hệ thống EBD theo dõi góc đánh lái và tốc độ đổi hướng chạy. Nếu phát hiện xe đang thiếu lái hoặc dư lái trong lúc đang phanh ở giữa cua, hệ thống sẽ tự động phân bổ lực phanh điện tử cho phù hợp để xe luôn được kiểm soát tốt nhất.
Ngày nay, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD thường đi kèm với hệ thống chống bó cứng phanh ABS và trở thành bộ đôi công nghệ an toàn trên xe hơi không thể thiếu trên hầu hết các mẫu xe mới ra, đảm bảo tối đa sự an toàn cho người sử dụng xe.
Công dụng của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
EBD có khả năng tự động kích hoạt, điều khiển lực phanh phù hợp cho từng bánh xe ngay khi cần thiết, kể cả người lái xe không đạp phanh. Tuy nhiên, EBD cần có sự bổ trợ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Nếu EBD hoạt động đến ngưỡng phanh trên bánh xe bị bó cứng, hệ thống ABS sẽ lập tức can thiệp để bánh đó lấy lại gia tốc, giúp tài xế lấy lại trạng thái cân bằng cho xe và tiếp tục vận hành an toàn.
Trong khi đó, hệ thống ABS có một hạn chế là lực phanh của các bánh xe gần như nhau nên khi đạp phanh, xe vẫn đi thêm 1 đoạn. Lúc này, hệ thống EBD sẽ can thiệp để cân bằng lại lực phanh, giúp quãng đường phanh ngắn hơn.
Xe ô tô VinFast có trang bị hệ thống EBD
Hệ thống EBD được trang bị trên tất cả các dòng xe của VinFast, kể cả mẫu ô tô điện VF e34 và VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0 đến VinFast President. Hệ thống EBD giúp phân phối lực phanh lên mỗi bánh để tối ưu hóa hiệu suất phanh, đồng thời duy trì khả năng kiểm soát của người lái, mang lại sự an toàn tối đa cho khách hàng.
Lái xe an toàn là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD và hệ thống chống bó cứng phanh ABS, đặc biệt khi kết hợp với các công nghệ an toàn khác như kiểm soát độ bám đường và kiểm soát ổn định điện tử, là một đóng góp lớn cho sự an toàn khi lái xe.
Khách hàng tìm hiểu thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.
>>> Xem thêm: