Cấu tạo phanh đĩa ô tô và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo phanh đĩa ô tô
Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm 4 bộ phận chính: đĩa phanh, ngàm phanh, má phanh và dầu. Tổ hợp phanh này được thiết kế hở, các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau, trợ giúp ô tô dừng đỗ xe hoặc giảm tốc độ hiệu quả.
Đĩa phanh (Roto)
Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe. Hiện nay, roto phanh đĩa có loại đặc, loại được thông gió và loại có tang trống. Tuỳ vào chủ ý thiết kế, đĩa phanh sẽ được đục lỗ hoặc xẻ rãnh nhằm tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống phanh đĩa ô tô khi hoạt động.
Hầu hết các loại roto hiện nay được làm từ thép carbon. Đây là loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, có độ bền cao. Tuy nhiên, đĩa phanh có thể nứt vỡ nếu quá trình vận hành phải chịu lực tác động vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Trong trường hợp má phanh không đạt tiêu chuẩn, đĩa phanh sẽ bị cào xước, giảm ma sát khi hoạt động.
>>> Tìm hiểu thêm: Phanh đĩa ô tô có ưu nhược điểm gì?
Ngàm phanh (Caliper)
Ngàm phanh có tác dụng giữ và ép má phanh tỳ lên mặt đĩa phanh để tạo ra lực phanh đủ mạnh giúp xe giảm tốc, dừng lại mà không bị giật cục. Hiện nay, bộ phận này được thiết kế với 2 dạng chính là dạng trôi hoặc cố định.
Trong đó, thiết kế dạng trôi bao gồm piston và mặt tựa. Khi xuất hiện lực tác động, piston sẽ tỳ lên mặt đĩa tạo phản lực đẩy cùm phanh di chuyển.
Ngàm phanh cố định có kết cấu phức tạp hơn với 2 piston thủy lực được đặt ở thế đối xứng. Khi có lực tác động, má phanh tỳ vào đĩa phanh, quá trình này không khiến ngàm phanh di chuyển. Hiện nay, ngàm phanh cố định có chi phí sản xuất đắt đỏ, chỉ phù hợp với số ít dòng xe thể thao hiệu năng cao.
Má phanh (Brake pads)
Má phanh là khối thống nhất được chế tạo từ các vật liệu chịu nhiệt như gốm, hợp kim, Kevlar. Bộ phận thuộc cấu tạo phanh đĩa ô tô này gồm 2 má kẹp chặt lấy đĩa phanh.
Những đường xẻ trên má phanh có tác dụng thoát nhiệt trong quá trình vận hành. Khi thực hiện động tác phanh, lái xe nghe thấy tiếng kêu rít, đó là dấu hiệu cho thấy má phanh đã bị mòn, cần được thay thế.
Dầu (Piston)
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa là dùng dầu chuyên dụng để truyền lực. Khi piston vận hành tạo lực ép má phanh vào đĩa phanh, giúp xe giảm vận tốc hoặc dừng lại. Dầu phanh đĩa bị hao mòn trong quá trình sử dụng, cần được bảo dưỡng định kỷ để đảm bảo an toàn cho người và xe.
Ngoài 4 bộ phận chính trên, phanh đĩa còn có lò xo, bộ lọc khí giúp hệ thống phanh đĩa vận hành mượt mà, hiệu quả.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết và khắc phục những hư hỏng phanh đĩa ô tô
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa ô tô
Khi lái xe đạp chân phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe sẽ tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh tạo ma sát khiến bánh xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn.
Trong quá trình sử dụng phanh đĩa ô tô, lái xe nên tuân thủ 3 bước: phanh theo nhịp, rà phanh, giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp để dừng xe an toàn. Kỹ thuật dùng phanh đĩa này áp dụng được với những đoạn đường khó, tải nặng hay bạn đang đi tốc độ cao.
Ở trạng thái thôi phanh, áp suất dầu giảm nhanh, khiến vòng đệm kín dầu biến dạng, piston và má phanh nhả khỏi đĩa phanh. Phanh đĩa ô tô là bộ phận nhanh bị hao mòn sau quá trình sử dụng liên tục. Khi má phanh bị mòn chỉ còn 2-3 mm, lái xe cần phải thay má phanh mới.
Cùng với việc sử dụng phanh đĩa trên các dòng xe ô tô hiện đại, hầu hết các nhà sản xuất trang bị thêm công nghệ hỗ trợ phanh tối ưu như hệ thống chống bó cứng phanh, hệ thống hỗ trợ lực phanh… trong đó có VinFast. Điều này giúp rút ngắn quãng đường phanh và hạn chế các tình huống xe bị bó phanh.
Tuy nhiên, các chuyên gia ô tô khẳng định, những công nghệ đó chỉ mang tính hỗ trợ. Tài xế nên tìm hiểu về cấu tạo phanh đĩa ô tô, tăng cường trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hành trình.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast VF e34, VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.