Những hư hỏng phanh ô tô thường gặp

Phanh ô tô là một trong bảy hệ thống cơ bản quan trọng nhất trên ô tô. Nếu không sớm nhận biết các dấu hiệu hư hỏng phanh ô tô, lái xe có nguy cơ gặp nguy hiểm khi lưu thông.

Áp lực cạnh tranh thị phần trên thị trường khiến các hãng sản xuất xe ô tô phải cải tiến không ngừng để tạo ra những sản phẩm an toàn, phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến sự lột xác ngoạn mục của hệ thống phanh – “người vệ sĩ trung thành” của lái xe. 

Đến nay, với việc áp dụng các thành tựu của ngành công nghiệp điện tử, phanh ô tô đã đạt được những tính năng an toàn, chủ động giúp bảo vệ người và xe. Dù vậy, hệ thống phanh ô tô lại dễ bị tác động bởi các yếu tố như thời tiết, thời gian và con người. 

phanh-oto-hoat-dong-tron-tru-mang-lai-su-an-toan-khi-lai-xe
Phanh ô tô hoạt động trơn tru mang lại sự an toàn khi lái xe

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết hư hỏng phanh ô tô dành cho các tài xế.

 Phanh bị nặng

Nguyên lý hoạt động của phanh ô tô là tạo lực ma sát lớn giúp làm giảm hoặc dừng hẳn tốc độ xe. Lái xe phải dùng nhiều sức hơn khi đạp phanh nhưng lực phản hồi nặng hơn bình thường, hiệu suất phanh không cao, đó là lỗi phanh bị nặng.

Nguyên nhân khiến phanh ô tô bị nặng:

 - Các mối nối trên phanh bị lỏng.

 - Đường ống chân không bị tắc nghẽn hoặc hở.

 - Van hoặc gioăng bọc màng chân không bị vỡ, hỏng.

 - Van điều khiển hệ thống bơm dầu bị lỗi.

 - Tắc đường ống xả khí.

 - Phanh ô tô bị bó, phanh không nhả hoặc nhả chậm.

Mức độ xấu nhất của hiện tượng phanh ô tô bị nặng là phanh đạp hết cỡ nhưng hiệu suất lại không cao, xe có thể bị mất phanh gây nguy hiểm cho lái xe và những phương tiện cùng lưu thông trên đường.

Lực phanh yếu

Sau một thời gian sử dụng, phanh chịu tác động của nhiệt độ, lực ma sát dẫn tới bị mài mòn, hư hỏng khiến lực phanh yếu, hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân của điều này là do:

 - Má phanh bị mòn hoặc dính dầu, nước trong quá trình hoạt động.

 - Dầu phanh không được cung cấp đầy đủ.

 - Hệ thống phanh xuất hiện khí lạ.

 - Xi lanh chính của phanh bị hiện tượng bó cứng.

 - Các đường chân không bị hỏng.

Để hạn chế tình trạng lực phanh yếu, lái xe lưu ý không phanh gấp, phanh giật cục hay rà phanh trên đường dốc. Việc thường xuyên trở quá trọng tải cho phép cũng sẽ khiến lực phanh yếu dần đi.

Phanh bị kêu

Phanh phát ra âm thanh lạ như ken két hay tiếng rít là hiện tượng lái xe thường xuyên gặp phải. Nguyên nhân của điều này là do:

 - Má phanh bị bẩn.

 - Má phanh bị lỏng, hao mòn.

 - Mâm phanh bị lỏng các đầu nối.

 - Phanh bị đọng nước sau khi đi trời mưa hoặc rửa xe.

he-thong-phanh-oto-bi-hong-khi-phat-ra-am-thanh-la
Hệ thống phanh ô tô bị hỏng khi phát ra âm thanh lạ

Để khắc phục hiện tượng phanh bị kêu, lái xe cần vệ sinh lại hệ thống phanh, siết chặt hoặc thay mới má phanh nếu có dấu hiệu hư hỏng.

Bàn đạp phanh thấp, bị rung giật

Lái xe khi đạp phanh thấy hiện tượng bàn đạp bị rung, giật cũng là dấu hiệu hư hỏng phanh ô tô. Nguyên nhân được xác định là do:

 - Dầu phanh đang trong tình trạng thiếu, nhiên liệu không được cung cấp đầy đủ và liên tục.

 - Trống phanh, đĩa phanh bị biến dạng như vênh hoặc bị bào mòn.

 - Lò xo hoạt động không hiệu quả do nhão hoặc gãy.

 - Van không khí chân không bị vênh.

 - Thanh đẩy mất kiểm soát.

 - Khe hở giữa thanh đẩy và xi lanh điều chỉnh lớn.

Đối với hiện tượng này, nhiều lái xe dùng máy tiện để giúp bề mặt đĩa phanh bằng phẳng hơn. Tuy nhiên, các kỹ sư ô tô cảnh báo không nên lạm dụng biện pháp này do càng vào sâu bên trong, lớp kim loại của đĩa phanh hoặc trống phanh càng nhanh bị bào mòn khiến bàn đạp phanh càng rung giật mạnh hơn khi vận hành.

Phanh bị bó cứng, mất phanh

Mất phanh là hiện tượng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Hiện tượng này xuất phát từ những vấn đề sau:

 - Dầu phanh mất áp suất.

 - Van điều khiển trục trặc.

 - Ống dẫn dầu bị hở khiến không khí lọt vào..

 - Xi lanh chính, phanh ABS bị lỗi.

 - Thanh đẩy không kiểm soát được.

Khi nhận thức được phanh bị bó cứng, mất phanh, lái xe cần bình tĩnh, không tắt máy, từ từ nhả chân ga tùy trường hợp. Trong trường hợp này, lái xe không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để giảm vận tốc, cần quan sát diễn biến trên đường đi để hạn chế va chạm. Lái xe bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha hoặc sử dụng còi liên tục nhằm thu hút sự chú ý để chủ phương tiện khác lưu ý và nhường đường.

hu-hong-phanh-oto-nang-nhat-la-mat-phanh
Hư hỏng phanh ô tô nặng nhất là mất phanh

Hệ thống phanh hoạt động trơn tru mang lại những trải nghiệm an toàn trên đường đi cho người và xe. Tuy nhiên, việc hư hỏng phanh ô tô trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi. Việc kiểm tra, nhận biết lỗi và sửa chữa phanh ô tô đòi hỏi phải có kiến thức kỹ thuật, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp. Lái xe nên tìm đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để kiểm tra và có phương án sửa chữa triệt để.

Đối với các dòng xe VinFast, quý khách hàng có thể bảo dưỡng hệ thống phanh tại các xưởng dịch vụ VinFast trên cả nước.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hệ thống phanh cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 50.000-100.000 km. Tuy nhiên, xe chạy trong đô thị cần phải dùng phanh liên tục, xe chạy trên địa hình nhiều bụi bẩn, xe ô tô đời cũ sẽ phải bảo dưỡng thường xuyên hơn để đảm bảo vận hành trơn tru nhất. 

Khách hàng tìm hiểu thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như  VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil  hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

07/06/2021
Chia sẻ bài viết này