Xi lanh là gì? Phân loại, cấu tạo và ý nghĩa ký hiệu trên xi lanh
1. Xi lanh là gì?
Xi lanh là một bộ phận thuộc hệ thống động cơ ô tô, là nơi diễn ra quá trình đốt cháy khí và nhiên liệu, làm cho piston chuyển động và trục khuỷu quay. Từ đó động cơ xe sẽ tạo ra công.
>>> Xem thêm: Xi lanh ô tô là gì và những điều cần biết về xi lanh trong động cơ
2. Cấu tạo và dung tích của xi lanh
Cấu tạo gồm hai bộ phận:
- Bình chứa: Bộ phận này có tác dụng loại trừ sự thay đổi lượng dầu phanh khi nhiệt độ dầu thay đổi.
- Cảm biến mức dầu: Qua đèn cảnh báo của hệ thống phanh, bộ phận này sẽ phát thông báo cho người lái nếu phát hiện mức dầu trong bình chứa thấp hơn mức tối thiểu.
Dung tích xi lanh hay còn hiểu là thể tích động cơ. Nếu dung tích càng lớn, khả năng vận hành của động cơ càng mạnh và ngược lại. Đây là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng mà người dùng cần quan tâm khi mua xe ô tô. Tùy vào mỗi dòng xe mà nhà sản xuất sẽ trang bị số lượng xi lanh khác nhau để phù hợp với kết cấu hoạt động của động cơ.
Chỉ số này được tính theo đơn vị lít, ký hiệu là L hoặc theo centimet, ký hiệu là cc/cm3 (1.000cm3 = 1L). Ví dụ nếu dung tích động cơ là 1,988cc/cm3 thì làm tròn thành 2,0L. Nếu có bốn xi lanh trong một động cơ, mỗi máy chứa 0,5L thì dung tích tổng là 2,0L.
3. Các loại xi lanh phổ biến trên thị trường hiện nay
3.1. Xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực là thiết bị có vai trò chuyển đổi nguồn năng lượng của dầu, chất lỏng thủy lực thành động năng để có lực ở đầu cần nhằm thực hiện những nhiệm vụ như: kéo, đẩy, nén, ép, nghiền,...
Nhờ nhiệm vụ đó, thiết bị này đã thực hiện hầu hết các công việc trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm với tốc độ nhanh, chính xác. Ngoài ra xi lanh thủy lực còn giúp các loại xe chuyên chở có thể nâng hạ hàng hóa một cách ổn định và an toàn.
3.2. Xi lanh điện
Xi lanh điện là loại chuyển đổi năng lượng điện thành momen xoắn. Động cơ điện bên trong sẽ làm quay vít me và đai ốc di chuyển theo hướng trái phải dọc theo trục của vít me. Để thiết bị hoạt động, chỉ cần có dây dẫn và nguồn điện.
Trong các loại xi lanh, đây là loại được sử dụng rộng rãi. Bởi động cơ sử dụng xi lanh điện dễ sử dụng và điều khiển, không cần các máy móc bổ trợ như bơm áp lực thủy lực hay bơm khí nén.
3.3. Xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén là thiết bị tạo ra lực cho chuyển động nhờ sức mạnh của khí nén. Năng lượng sẽ được chuyển hóa thành động năng để piston di chuyển và truyền động đến thiết bị hoạt động.
Thiết bị này được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như chế biến, lắp ráp, chế tạo robot,... và trong xây dựng.
3.4. Xi lanh động cơ đốt trong
Phụ thuộc vào cấu tạo của hệ thống cũng như khả năng vận hành của ô tô mà số lượng và cách sắp xếp xi lanh trong động cơ sẽ khác nhau. Trong đó, khối động cơ có bốn hoặc sáu xi lanh là phổ biến. Chủ xe có thể tìm hiểu thêm vì sao động cơ cần nhiều xi lanh.
Trên thực tế, số lượng và cách sắp xếp xi lanh sẽ được thể hiện qua các ký hiệu về thông số kỹ thuật:
- Động cơ I4: Gồm một hàng bốn xi lanh xếp thẳng hàng giống chữ I.
- Động cơ V6: Gồm hai hàng, mỗi hàng có ba xi lanh xếp kiểu đối đỉnh theo hình chữ V.
- Động cơ V8: Gồm hai hàng, mỗi hàng có bốn xi lanh xếp đối đỉnh giống chữ V.
- Động cơ W12: Gồm bốn hàng, mỗi hàng có ba xi lanh xếp kiểu chữ W.
- Động cơ W16: Gồm bốn hàng, mỗi hàng có bốn xi lanh xếp kiểu chữ W.
Hiện nay, các dòng xe ô tô VinFast đều được trang bị động cơ mạnh mẽ gồm nhiều xi lanh. Trong đó, mẫu xe VinFast President gây ấn tượng với động cơ V8 6.2L có 8 xi lanh, công suất tối đa 420 mã lực kèm hệ thống hộp số tự động ZF 8 cấp giúp xe vận hành mượt mà, êm ái trên mọi cung đường. Ngoài ra, bộ đôi VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 đều được trang bị động cơ Turbo 2.0L 4 xi lanh có công suất lên tới 228 mã lực. Nhờ đó, xe ô tô VinFast mang đến trải nghiệm lái xe ấn tượng với khả năng vận hành vượt trội. Khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử và đặt cọc các sản phẩm xe hơi mang thương hiệu Việt này qua website hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.