Nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho xe ô tô?

Hiện nay trên thị trường phân biệt hai loại cảm biến áp suất lốp gắn trong và ngoài phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều chủ xe. Tuy nhiên, nhiều người dùng thường băn khoăn về sự khác nhau giữa hai loại và khó quyết định nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài. Để có lựa chọn tối ưu nhất, chủ xe cần nắm được những ưu, nhược điểm riêng của từng loại cảm biến. 

Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị không thể thiếu đối với mỗi chiếc ô tô. Thông qua cảm biến, chủ xe có thể biết được tình trạng của lốp để có biện pháp bảo dưỡng, thay thế phù hợp. Tuy nhiên, một số mẫu ô tô phổ thông không được trang bị cảm biến áp suất lốp và chủ xe cần tự lắp đặt thêm sau khi mua xe. Vậy chủ xe nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho ô tô để phù hợp với nhu cầu, kinh phí và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho phương tiện?

>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt các loại cảm biến trên ô tô phổ biến hiện nay

Có cần thiết lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô không và nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài
Chủ xe có thể tự lắp đặt cảm biến áp suất lốp theo nhu cầu cá nhân để bảo vệ lốp xe (Nguồn: Sưu tầm)

1. Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là một thiết bị giúp cập nhật chính xác trị số áp suất lốp xe, từ đó giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi tình trạng lốp thường xuyên. Theo đó, cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo cho chủ xe thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc đèn cảnh báo nếu áp suất trong lốp xe thay đổi đột ngột, cao/thấp hơn so với mức lý tưởng. Lúc này, chủ xe cần có phương án khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn khi sử dụng ô tô và tăng tuổi thọ lốp

Với khả năng đưa ra cảnh báo chính xác, cảm biến áp suất lốp còn có công dụng tránh tai nạn giao thông, tiết kiệm nhiên liệu và làm giảm độ mòn lốp thông qua việc nhận biết sớm tình trạng nguy hiểm của lốp xe. 

Cảm biến áp suất lốp thường được lắp đặt trong quá trình sản xuất hoặc sau khi xe được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trên 1 số mẫu xe sang, cảm biến áp suất lốp có chức năng như một hệ thống cảnh báo an toàn tiêu chuẩn. Ngược lại, đối với những mẫu ô tô bình dân, chủ xe có thể chủ động trang bị thêm cảm biến áp suất lốp trong hoặc ngoài với chi phí hợp lý để sự tăng an toàn cho phương tiện. 

>> Tìm hiểu thêm:

 Cảm biến áp suất lốp là gì? nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài?
Cảm biến áp suất lốp cho phép người dùng cập nhật chính xác trị số áp suất lốp xe (Nguồn: Sưu tầm)

2. Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp ô tô

Cảm biến áp suất lốp ô tô có thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích lắp đặt. Tuy nhiên, cấu tạo chung của cảm biến áp suất lốp cơ bản gồm ba bộ phận chính là van cảm biến, cục xử lý trung tâm và màn hình chính. 

Van cảm biến

Van cảm biến áp suất lốp có thể được lắp bên trong hoặc bên ngoài và đảm nhận chức năng đo áp suất ở mỗi lốp xe. Thông thường, van cảm biến áp suất lốp được sản xuất bằng thép không gỉ để hạn chế sự ăn mòn và hư hại do tác động từ môi trường. 

Theo đó, ở trong mỗi van sẽ có một lớp màng cảm biến và có nhiều cảm biến nhỏ trên mặt. Những cảm biến này có vai trò cảm nhận độ căng của màng do nguồn áp suất trong lốp xe tác động. Khi hoạt động, bộ vi mạch điện tử sẽ giúp khuếch đại nguồn áp suất của lốp để từ đó đưa ra được các trị số áp suất lốp chính xác. Ngoài ra, van cảm biến được chia thành 2 loại là cảm biến gắn trong và cảm biến gắn ngoài. 

 Cảm biến áp suất lốp van ngoài cho phép người dùng kiểm tra áp suất lốp dễ dàng 
Người dùng có thể kiểm tra được áp suất của lốp xe thông qua van cảm biến (Nguồn: Sưu tầm)

Bộ xử lý trung tâm

Đây được xem như “cơ quan đầu não” của bộ cảm biến áp suất lốp. Theo đó, bộ xử lý trung tâm sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các tín hiệu thu được từ những van cảm biến. Sau khi kết thúc quá trình phân tích dữ liệu, thông tin sẽ được truyền tới ECU, đồng thời phát ra màn hình hiển thị riêng hoặc màn hình Android xe, điện thoại… để người dùng cập nhật tình trạng lốp xe. 

Màn hình hiển thị

Màn hình hiển thị thường được lắp đặt tại khoang lái ô tô để người dùng có thể theo dõi tình trạng lốp xe tại mọi thời điểm. Theo đó, những bộ cảm biến áp suất lốp có màn hình hiển thị rời sẽ được tích hợp chung với bộ xử lý trung tâm. Ngược lại, ở cảm biến áp suất lốp không có màn hình hiển thị thì bộ xử lý trung tâm sẽ được thiết kế riêng.

Tuy nhiên hiện nay nhiều dòng cảm biến áp suất lốp đã lược bỏ màn hình riêng và trực tiếp kết nối với màn hình trung tâm của xe hoặc điện thoại, đồng hồ thông minh… để tiết kiệm diện tích lắp đặt và thuận tiện cho người dùng. Hiện nay, trên thị trường phổ biến 5 kiểu màn hình gồm màn sạc tẩu, DVD, ODO, gắn lỗ chờ hoặc được đặt trên taplo, do đó có thể ứng dụng được trên nhiều mẫu xe khác nhau. 

Khi chọn lắp cảm biến áp suất lốp van trong người dùng cần kết nối với màn hình trung tâm xe để thuận tiện theo dõi thường xuyên
Các thông tin về lốp sẽ được hiển thị tại màn hình trung tâm xe giúp người dùng dễ dàng theo dõi (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

3. Nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho ô tô

Hai loại cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài đều có khả năng cập nhật chính xác tình trạng lốp xe để thông báo tới người dùng. Tuy nhiên, do đặc điểm thiết kế nên mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể quyết định nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài. 

3.1. Cảm biến áp suất lốp van ngoài

Cảm biến áp suất lốp van ngoài là loại cảm biến lắp trên đầu van xe, lộ ra bên ngoài và có thể cảnh báo tình trạng lốp non hoặc quá căng. Từ đó người lái có thể tránh được các tình huống nguy hiểm khi vận hành phương tiện. Bên cạnh việc cảnh báo an toàn cho người dùng, cảm biến áp suất lốp còn thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng, giúp tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời kéo dài tuổi thọ của lốp.

Ngoài ra, quá trình lắp đặt cảm biến áp suất van ngoài diễn ra đơn giản, chủ xe không cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng nhưng vẫn có thể lắp đặt hoặc sửa chữa tại nhà. Bên cạnh đó, các bước lắp đặt diễn ra nhanh chóng, không cần tháo lốp hoặc cân bằng động lại bánh xe.

Đặc biệt, do thiết kế đặc trưng bị lộ ra bên ngoài nên nhiều chủ xe lo lắng về tình trạng mất trộm. Để khắc phục vấn đề này, nhiều loại cảm biến hiện nay đã được trang bị khả năng chống trộm, giúp người dùng yên tâm trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, khi cần bơm hoặc xì lốp, chủ xe cần dụng cụ mở van chuyên dụng để không bị đau tay. Do vậy, nhược điểm này khiến nhiều người dùng cảm thấy bất tiện khi cần sửa chữa xe bị hỏng giữa đường mà không có đầy đủ dụng cụ. 

Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài tại nhà đơn giản
Chủ xe có thể dễ dàng thực hiện lắp đặt hoặc sửa chữa cảm biến áp suất lốp ngoài tại nhà (Nguồn: sưu tầm)

3.2. Cảm biến áp suất lốp van trong

Cảm biến áp suất lốp trong là loại cảm biến được gắn ở bên trong lốp xe ô tô và van của cảm biến sẽ thay cho van lốp xe ban đầu, cung cấp các thông số có độ chính xác khá cao. Với thiết kế này, người dùng sẽ yên tâm về độ an toàn, không xảy ra tình trạng mất trộm như van cảm biến lắp ngoài. Bên cạnh đó, do được lắp kín trong lốp xe nên cảm biến sẽ không phải chịu các tác động từ môi trường, hạn chế được tình trạng hỏng hóc hoặc oxy hóa. Nhờ đó thiết bị có thể đạt được tuổi thọ cao từ 3 - 5 năm, giúp chủ xe giảm tải chi phí sửa chữa. Ngoài ra, khi cần thực hiện bơm hoặc xì hơi ở lốp, người dùng không cần tháo van cảm biến nên tiết kiệm được nhiều thời gian. 

Tuy nhiên, quá trình lắp đặt cảm biến gắn trong được đánh giá là phức tạp, không thể tự thực hiện tại nhà và khó lắp ở một số xe đời cũ. Theo đó, người lắp cần phải thực hiện thao tác tháo lốp, cân bằng động lại bánh xe nên yêu cầu có tay nghề cao để tối ưu thời gian và đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, chủ xe sẽ khó thực hiện sửa chữa khi cảm biến bị hỏng, hết pin và cần đưa ô tô tới gara, gây tốn kém chi phí. 

>> Tìm hiểu thêm:

Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp trong cung cấp thông tin có độ chính xác cao và ít bị hỏng hóc, mất trộm
Cảm biến áp suất lốp trong có tuổi thọ cao do không phải chịu tác động từ môi trường dẫn tới hỏng hóc (Nguồn: Sưu tầm)

3.3.  Lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài loại nào tốt

Để có thể đưa ra quyết định nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho xe, người dùng cần hiểu được những điểm nổi bật và hạn chế của mỗi loại. Do đó, thông qua bảng so sánh dưới đây, chủ xe sẽ có lựa chọn phù hợp: 

 
  Cảm biến gắn trong Cảm biến gắn ngoài
Lắp đặt Khó lắp đặt, cần thợ chuyên nghiệp thực hiện Dễ dàng lắp đặt, chỉ cần dùng dụng cụ chuyên dụng, ít thao tác
Khả năng sửa chữa Khó sửa chữa, không thể tự làm tại nhà Dễ dàng sửa chữa và thay thế
Tính thẩm mỹ Không bị lộ ra ngoài, giữ tính thẩm mỹ cho ô tô Bị nhô ra bên ngoài, ảnh hưởng tới thẩm mỹ xe
Khả năng chống trộm Hạn chế

Mỗi mẫu ô tô sẽ phù hợp với một loại van khác nhau, do đó không thể đưa ra lời khuyên chuẩn xác 100% cho người dùng nên lắp loại van trong hay ngoài. Chủ xe cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để có thể lựa chọn được linh kiện phù hợp với nhu cầu, sở thích và kinh phí. 

Chủ phương tiện cũng có thể tham khảo ý kiến của người dùng khác để có đánh giá khách quan nhất. Theo ý kiến của nhiều người, loại cảm biến áp suất lốp van ngoài được ưa chuộng hơn bởi các lý do dễ kiểm soát và giữ áp suất luôn đạt ở mức tiêu chuẩn. Khi đó, lốp ô tô sẽ không bị mòn lệch dẫn tới tình trạng nhao lái, chệch hướng xe gây mất an toàn cho người điều khiển, đặc biệt là tại những đoạn đường nhiều góc cua, đèo dốc. Đồng thời, do thao tác lắp đặt được tối giản nên chủ xe tiết kiệm được chi phí lắp đặt, sửa chữa tại gara. Trong trường hợp ô tô gặp vấn đề giữa đường, chủ xe cũng có thể tự chủ động xử lý vấn đề để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra khi lái xe với áp suất lốp đạt chuẩn giúp tài xế cũng an tâm hơn, điều khiển chính xác hơn.

Nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho ô tô để dễ dàng lắp đặt và sửa chữa tại nhà
Người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để có thể lựa chọn được loại cảm biến áp suất lốp phù hợp với nhu cầu và kinh phí (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị an toàn quan trọng và xứng đáng được chủ xe “đầu tư” cho ô tô. Do đó khi mua ô tô mới, người dùng có thể lựa chọn những mẫu xe đã được trang bị cảm biến áp suất để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, nếu xe không được trang bị sẵn, người dùng có thể căn cứ vào mẫu xe, nhu cầu sử dụng, kinh phí cá nhân để xác định được nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài.

Là một trong những dòng ô tô điện đầu tiên tại Việt Nam nên ngay từ khi ra mắt, 3 mẫu xe VF e34, VF 8 và VF 9 nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng, đặc biệt về các trang bị an toàn. Cụ thể trên 3 mẫu ô tô điện VinFast đều được trang bị hệ thống giám sát áp suất lốp trực tiếp để theo dõi tình trạng hoạt động, cảnh báo hư hại của lốp tới người dùng thông qua màn hình trung tâm xe. 

Áp suất bên trong lốp sẽ được đo bằng cách truyền phát tín hiệu từ đầu cảm biến về bộ điều khiển trung tâm theo thời gian thực. Sau khi phân tích dữ liệu từ cảm biến gửi về, hệ thống chống bó cứng phanh sẽ được sử dụng và các chỉ số nhiệt độ, mức áp suất lốp luôn được giám sát để đưa ra cảnh báo kịp thời cho người lái. 

Bên cạnh đó, hệ thống giám sát lốp trên xe điện VinFast còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội giúp người dùng an tâm khi vận hành xe trong nhiều điều kiện khác nhau, cụ thể:

  • Cập nhật thông số chính xác về áp suất bên trong và nhiệt độ lốp xe.
  • Đồng bộ hệ thống cảm biến và đảm bảo độ chính xác cao sau khi đảo lốp hoặc thay lốp.
  • Tuổi thọ pin của cảm biến cao.
  • Có thể sử dụng được cho lốp dự phòng.
Nên lắp cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài cho xe ô tô - Trang bị cảm biến áp suất trên xe điện VinFast
Ô tô điện VinFast được trang bị hệ thống cảm biến áp suất lốp trực tiếp giúp tăng an toàn cho người dùng

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. 

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>>Tìm hiểu thêm:

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo

06/01/2023
Chia sẻ bài viết này