Cảm biến áp suất lốp là gì? Cấu tạo, tác dụng bạn chưa từng biết
1. Cảm biến áp suất lốp ô tô là gì?
Cảm biến áp suất lốp có tên tiếng Anh là Tire Pressure Monitoring System, viết tắt là TPMS. Đây vừa là một thiết bị điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe, vừa là phụ kiện công nghệ ô tô, cũng là thiết bị đo lường kỹ thuật cần thiết, có sự đột phá về thiết kế và công năng trong vài năm trở lại đây.
Nếu áp suất trong lốp xe thay đổi đột ngột, cao/thấp hơn so với mức lý tưởng, các cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo thông qua tín hiệu âm thanh, hình ảnh để chủ xe có phương án khắc phục kịp thời.
Nhiều nhà sản xuất xe sang trên thế giới hiện nay đều trang bị van cảm biến áp suất lốp cho sản phẩm của mình như một hệ thống cảnh báo an toàn tiêu chuẩn. Đối với những mẫu xe bình dân, tài xế có thể dễ dàng trang bị bộ cảm biến áp suất lốp gắn trong hoặc gắn ngoài với mức chi phí hợp lý và kỹ thuật đơn giản.
2. Một bộ cảm biến áp suất lốp ô tô gồm những gì?
Có nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nhau nhưng cấu tạo nhìn chung vẫn bao gồm 3 bộ phận: van cảm biến, bộ xử lý trung tâm và màn hình hiển thị thông số.
2.1. Van cảm biến
Van cảm biến có chức năng đo áp suất ở 4 lốp xe. Bộ phận này có thể được lắp đặt bên ngoài hoặc bên trong ở mỗi lốp ô tô. Các van cảm biến được sản xuất bằng thép không gỉ. Trong mỗi van có một lớp màng cảm biến, trên màng lại được thiết kế nhiều cảm biến nhỏ hơn.
2.2. Bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm có vai trò xử lý các tín hiệu nhận được từ 4 van cảm biến và hiển thị thông số lên màn hình riêng hoặc màn hình trên xe ô tô, điện thoại,… Do đó, bộ phần này được ví như bộ não của bộ cảm biến áp suất lốp.
2.3. Màn hình hiển thị thông số
Đúng như tên gọi, bộ phận này có chức năng hiển thị các con số gồm có thông tin về áp suất và nhiệt độ của từng lốp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại cảm biến áp suất lốp đã lược bỏ bộ phận này và thay bằng tính năng kết nối hiển thị với màn hình của xe hoặc màn hình điện thoại, đồng hồ thông minh.
>>> Tìm hiểu thêm: Tác dụng của cảm biến áp suất lốp trên ô tô
3. Có nên lắp cảm biến áp suất lốp ô tô không?
- Kéo dài tuổi thọ lốp
Lốp xe bị bơm căng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏng lốp nhanh và dễ gây ra nổ lốp do ma sát với mặt đường sinh ra nhiệt. Ngoài ra, khí trong lốp ô tô sẽ bị thoát ra theo thời gian sử dụng, nếu lốp non sẽ giảm tuổi thọ và khiến lốp xe dễ bị hỏng khi di chuyển trên đường gập ghềnh hoặc không bằng phẳng. Với cảm biến áp suất lốp, người lái có thể phát hiện các vấn đề liên quan đến lốp xe như bị vật nhọn đâm thủng, rò rỉ van, rò rỉ tanh lốp,... và có biện pháp xử lý kịp thời giúp tăng tuổi thọ cho lốp xe.
- Đảm bảo an toàn cho người lái
Cảm biến áp suất lốp giúp xe được bơm căng đúng cách từ đó tăng độ ổn định của xe và phanh hiệu quả hơn giúp đảm bảo sự an toàn cho người lái, phương tiện và những người lưu thông trên đường.
- Tiết kiệm nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường
Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, Bộ Giao thông Vận tải ước tính rằng lốp xe bơm căng gây lãng phí 7.600.000m3 tự nhiên và thải ra hơn 26 tỷ kg chất ô nhiễm carbon-monoxide không cần thiết vào bầu khí quyển mỗi năm. Thiết bị TPMS sẽ hỗ trợ chủ xe biết được khi nào áp suất lốp đủ từ đó giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải ra môi trường.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách điều chỉnh áp suất lốp ô tô an toàn trong mùa hè
4. Phân loại cảm biến áp suất lốp
Hiện nay, trên thị trường, cảm biến áp suất lốp ô tô đã được cải tiến với đa dạng mẫu mã và chủng loại. Tùy vào tình hình thực tế như sở thích, nhu cầu và đặc biệt là dòng xe đang sử dụng để chọn loại cảm biến phù hợp.
4.1. Cảm biến áp suất lốp van trong
Đây là loại thiết bị đo áp suất suất lốp có cấu tạo bao gồm: đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe và van cảm biến sẽ thay cho van của lốp xe ban đầu. Cảm biến này sử dụng pin có tuổi thọ sử dụng lên đến 5 năm liên tiếp, do nhà sản xuất cung cấp, không phân phối qua đại lý.
- Ưu điểm: Vì được gắn phía trong nên không lo bị mất trộm.
- Nhược điểm: Việc lắp đặt và sửa chữa khá phức tạp, cần thợ tay nghề cao hỗ trợ và cần thêm các dụng cụ chuyên dụng.
4.2. Cảm biến áp suất lốp van ngoài
Đúng như tên gọi, cảm biến áp suất lốp van ngoài gồm các cảm biến được gắn trực tiếp vào đầu van của bánh xe.
- Ưu điểm: Dễ lắp đặt, tiện lợi trong việc thay thế sửa chữa trong những trường hợp cần thiết mà vẫn đảm bảo nguyên vẹn hệ thống vận hành của xe.
- Nhược điểm: Dễ mất trộm hơn so với cảm biến áp suất lốp gắn trong. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại TPMS đã được trang bị tính năng cảnh báo chống trộm thông minh.
>>> Xem thêm: Hệ thống theo dõi áp suất lốp ô tô VinFast gián tiếp iTPMS
5. Kinh nghiệm chọn mua cảm biến áp suất lốp
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nhau, người dùng nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và ưu tiên chọn các sản phẩm có các tính năng sau:
5.1. Ưu tiên sản phẩm có khả năng kháng nước
Ưu tiên sản phẩm có khả năng kháng nước để đảm bảo thiết bị TPMS sẽ không bị hỏng hóc nếu xe di chuyển trong mưa hoặc thời tiết khắc nghiệt. Van cảm biến với tiêu chuẩn IP67 có thể kháng nước ở độ sâu 1 mét trong thời gian 30 phút và còn có khả năng chống bụi ở mức độ cao.
5.2. Sử dụng năng lượng mặt trời
Thay vì sử dụng pin thông thường, chủ xe có thể ưu tiên sử dụng các thiết bị TPMS chạy bằng năng lượng mặt trời. Việc khai thác sức mạnh của mặt trời sẽ giúp tiết kiệm tiền, thời gian và không lo quá trình sử dụng bị gián đoạn do cạn pin khi sử dụng xe với tần suất cao.
5.3. Độ bền của sản phẩm
Độ bền hay tuổi thọ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nên chọn cảm biến được làm từ vật liệu chất lượng như van cảm biến làm từ thép không gỉ, cao su, pin lithium ion,... ưu tiên tiện ích hơn là mẫu mã bên ngoài.
5.4. Sự chính xác
Một sản phẩm cảm biến áp suất lốp TPMS tốt sẽ báo kết quả đúng và chính xác ngay lần đầu. Vậy nên trước khi quyết định mua, người dùng nên sử dụng thử trực tiếp để đảm bảo sản phẩm cung cấp thông số chính xác.
5.5. Lắp đặt đơn giản
Van cảm biến có cấu tạo giống một chiếc chìa khóa, ở mỗi đầu van sẽ có ốc xoáy. Khi lắp đặt sẽ tháo lốp xe và lắp trực tiếp vào 4 bánh xe. Trên thân van cảm biến có các kí hiệu ứng với 4 lốp xe, người dùng có thể tự lắp đặt mà không cần thợ chuyên nghiệp trợ giúp hay bộ dụng cụ chuyên dụng.
6. Hướng dẫn lắp đặt cảm biến áp suất lốp
6.1. Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp van ngoài
Các thao tác lắp cảm biến áp suất lốp ô tô van ngoài như sau:
- Bước 1: Tháo van của lốp xe rồi khoá đai ốc vào.
- Bước 2: Lắp van cảm biến theo ký hiệu in trên đầu cảm biến và tương ứng với từng lốp xe.
- Bước 3: Sử dụng cơ lê chuyên dụng được cung cấp sẵn để khoá chặt đai ốc.
Lưu ý: Thoa một ít xà phòng để kiểm tra van đã gắn kín chặt hay chưa. Nếu có rò rỉ khí thì vị trí đó sẽ sủi bong bóng.
6.2. Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp van trong
Các bước lắp cảm biến áp suất lốp ô tô van thực hiện như sau:
- Bước 1: Tháo rời bánh xe.
- Bước 2: Tiếp tục tháo lốp xe khỏi vành xe.
- Bước 3: Tháo van nguyên bản ra khỏi lốp và cắt bỏ phần cao su ở chân van.
- Bước 4: Lắp cảm biến vào thay thế van nguyên bản.
- Bước 5: Lắp lốp xe lại và bơm lốp để kích hoạt cảm biến.
- Bước 6: Cuối cùng cân bằng động bánh xe.
Lưu ý: Cảm biến áp suất lốp van trong sẽ có thao tác lắp đặt phức tạp hơn, chủ phương tiện cần đưa ra gara để thực hiện sẽ tốt hơn.
Tham khảo thông tin và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.
>>> Xem thêm: Cách điều chỉnh cảm biến áp suất lốp ô tô an toàn