Lốp dự phòng ô tô: Nên lắp ở bánh trước hay sau? Cách để tự thay lốp
Nên lắp lốp dự phòng cho bánh trước hay bánh sau để đảm bảo xe hoạt động ổn định và đạt hiệu suất cao? Trong một số trường hợp, nếu lắp đặt sai vị trí có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.
Lốp dự phòng là gì?
Lốp dự phòng hay còn gọi là lốp dự trữ thường được đặt ở khoang hành lý phía sau hoặc bên ngoài xe, phòng trường hợp lốp chính gặp sự cố khi đang di chuyển trên đường.
Tùy thuộc vào nhà sản xuất và kiểu xe mà sẽ có 2 loại lốp dự phòng khác nhau: Lốp dự phòng cùng kích cỡ lốp chính (spare tire) và lốp dự phòng tạm thời có kích thước nhỏ hơn lốp chính (donut tire).
- Việc sử dụng lốp dự phòng spare tire không làm thay đổi về hiệu suất và khả năng xử lý tình huống của ô tô. Quá trình phanh, di chuyển hay đánh lái cũng mượt mà tương tự lốp chính.
- Donut tire là lốp dự phòng tạm thời nên được khuyến cáo chỉ sử dụng trong phạm vi dưới 80km và ở vận tốc nhỏ hơn 80km/h.
Nên thay lốp dự phòng cho bánh sau hay bánh trước?
Việc nhận biết lốp dự phòng là loại spare tire hay donut tire, tài xế sẽ xác định được vị trí thay lốp tương ứng. Spare tire tương tự về kích thước với lốp chính nên hoàn toàn có thể lắp ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng loại lốp tạm thời.
Lắp lốp dự phòng tạm thời ở phía sau với xe dẫn động cầu trước AWD
Đối với dòng xe dẫn động cầu trước, hệ thống bánh xe phía trước đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành. Nếu bị nổ lốp trước nên tháo lốp thường ở bánh sau để lắp nên bánh trước, sau đó thay thế bằng lốp dự phòng tạm thời.
Do trọng lượng phần đầu xe luôn lớn hơn phần đuôi xe nên theo khuyến cáo sử dụng lốp có kích thước đầy đủ ở phía trước thay vì donut tire. Vì độ bám đường của donut tire thấp hơn so với lốp thường. Nếu lắp lốp dự phòng vào bánh trước sẽ không đảm bảo được sự êm ái, an toàn khi vận hành.
Việc sử dụng lốp dự phòng có kích thước nhỏ thường khó quay đầu hơn so với khi sử dụng lốp chính, bởi lúc này góc đặt cũng như cấu trúc bánh xe dẫn hướng đã bị thay đổi hoàn toàn.
Lắp lốp dự phòng phía trước nếu xe có hệ dẫn động cầu sau RWD
Xe trang bị hệ dẫn động cầu sau RWD nên lắp lốp dự phòng ở bánh trước nhằm tăng khả năng bám đường, vận hành êm ái và giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trên địa hình trơn trượt.
Có một nguyên tắc là khi phải sử dụng các loại phụ tùng có kích thước không chính xác hãy lắp lên trục không truyền động.
>>> Tìm hiểu thêm: Phân loại lốp dự phòng ô tô và những lưu ý khi sử dụng
Cách tự thay lốp dự phòng
Tình huống hư hỏng lốp xe là sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, mỗi tài xế cần biết cách tự thay lốp dự phòng để cuộc hành trình không bị gián đoạn. Các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: Tìm vị trí đỗ xe an toàn
Nếu lốp xe xuất hiện những dấu hiệu bất thường như xì hơi, thủng hoặc đảo bánh, tài xế cần tìm vị trí an toàn để dừng xe, kiểm tra và có biện pháp thay thế nếu hư hỏng.
Khi dừng xe, tài xế cần chú ý tắt máy hoàn toàn, kéo phanh tay, gài vào số 0 hoặc chế độ P. Sau đó, bật đèn xi nhan, đèn cảnh báo hoặc đặt biển báo để các phương tiện khác có thể nhận biết.
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ tháo, lắp lốp xe
Lấy lốp dự phòng ở phía sau xe hoặc trong khoang hành lý. Kèm theo đó, người lái cần chuẩn bị bộ dụng cụ sửa xe gồm kích, cờ lê, mỏ lết.
Bước 3: Tháo bánh xe cũ
Quy trình tháo bánh xe cũ khá đơn giản, tuy nhiên, người dùng cần phải thực hiện đúng thao tác và theo trình tự để đảm bảo hiệu quả.
Đầu tiên, chống kích vào phần gầm đặt cạnh trục bánh xe bị hư hỏng, chú ý phần gờ của gầm xe phải lọt vào rãnh của kích. Sau đó, dùng kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống thêm vài cm đến khi bánh xe tì nhẹ xuống mặt đường. Dùng dụng cụ và một số thao tác để lấy bánh xe cũ ra ngoài.
Chú ý khi tháo bu lông khỏi la zăng, hãy vặn ngược kim đồng hồ. Nếu quá chặt, bạn nên hạ thêm tầm kích để bánh xe bám chắc vào lề đường, tăng sự ổn định và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu lông.
Bước 4: Lắp lốp dự phòng
Sau khi tháo bánh xe cũ, tài xế thực hiện lắp lốp dự phòng. Chú ý phải lắp đúng vị trí lốp dự phòng như đã nói ở trên. Sau đó, vặn chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự như khi tháo ra, lần lượt theo hình ngôi sao để đảm bảo độ an toàn và chắc chắn khi vận hành.
Hạ kích cho bánh xe tì xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay và siết chặt lại. Nếu nghe thấy âm thanh “tạch tạch” trên thân bu lông nghĩa là đai ốc đã được siết chặt. Nếu không siết đủ lực, đai ốc lỏng có thể khiến bánh xe lỏng lẻo, thậm chí bung ra gây nguy hiểm khi vận hành, đặc biệt là khi xe di chuyển ở tốc độ cao.
Bước 5: Kiểm tra lại và chạy thử
Khi hoàn thành các thao tác, tài xế nên nổ máy chạy thử để chắc chắn rằng không có hiện tượng bất thường nào xảy ra.
Khi lưu thông trên đường, mọi tình huống đều có thể xảy ra, vì vậy, tài xế nên chủ động tìm hiểu cách tự thay lốp dự phòng để khắc phục sự cố nhanh nhất. Hiện nay, trên mẫu xe VinFast Fadil cũng có trang bị lốp dự phòng bên trong khoang hành lý giúp hành trình của bạn luôn diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.
Qúy khách hàng quan đến các dòng xe ô tô VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0,... có thể liên hệ đăng ký lái thử và đặt cọc mua xe ngay hôm nay để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. Để có thêm thông tin về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn - miễn phí cước toàn quốc: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Xem thêm: Vì sao phải đảo lốp ô tô? Hướng dẫn đảo lốp ô tô đúng kỹ thuật