Hệ thống phanh ABS trên ô tô: cấu tạo, lịch sử và nguyên lý hoạt động
Là cơ cấu an toàn chủ động của ô tô, hệ thống phanh có tác dụng giảm tốc độ, dừng và đỗ ô tô trong trường hợp cần thiết. Khi ô tô phanh gấp trên đường trơn thì hiện tượng hãm cứng bánh xe dễ xảy ra. Điều này khiến bánh xe bị trượt dài trên đường khi phanh, gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe. Hệ thống phanh ABS chống bó cứng ra đời để giải quyết vấn đề này.
Chức năng và cấu tạo hệ thống phanh ABS
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
ABS (Anti-lock Braking System) là hệ thống chống bó cứng phanh – một trong những hệ thống an toàn chủ động trên ô tô. ABS có tác dụng làm giảm nguy cơ về tai nạn thông qua việc điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu. Ký hiệu ABS trên ô tô đồng nghĩa với việc chiếc xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh.
>>> Tìm hiểu thêm: Kiểm tra nhanh hệ thống phanh ABS trên xe ô tô
Cấu tạo hệ thống ABS
Hệ thống phanh ABS trên xe ô tô được cấu thành từ các bộ phận: cảm biến tốc độ, van thủy lực và hệ thống điều khiển.
Cảm biến tốc độ: Là bộ phận giúp hệ thống ABS nhận biết các bánh xe có bị bó cứng hay không. Trên mỗi bánh xe hoặc bộ vi sai người ta sẽ đặt các cảm biến tốc độ này.
Van thủy lực: Là van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh xe. Van thủy lực sẽ nằm ở 3 vị trí cơ bản: van mở (người lái tác động lực bao nhiêu thì áp lực phanh sẽ tạo lực tương đương truyền trực tiếp đến bánh xe), van khóa (áp lực phanh nhận được nhiều hơn áp lực người lái tác động), van nhả (áp lực phanh nhận được ít hơn lực người lái tác động).
Máy tính – hệ thống điều khiển: Nhận nhiệm vụ thu thập thông tin, dữ liệu từ các cảm biến tốc độ từ đó tính toán và đưa ra các điều chỉnh phù hợp về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh xe.
Xe được trang bị hệ thống chống bó cứng ABS sẽ đặc biệt phát huy tác dụng khi phanh trên đường trơn hay phanh gấp, đảm bảo tính ổn định của ô tô trong quá trình phanh, giúp tài xế có thêm thời gian để xử lý sự cố và bảo vệ an toàn cho những người ngồi trên xe.
Lịch sử phát triển hệ thống phanh ABS trên ô tô
Vào thời kỳ đầu, ABS chỉ có trên các máy bay thương mại. Thời điểm chính xác mà hệ thống này được sử dụng là vào năm 1949 và kết cấu của ABS lúc này còn khá cồng kềnh cũng như chưa đạt được sự nhanh nhạy. Cho đến tận năm 1969 khi kỹ thuật điện tử phát triển, người ta sáng tạo ra các vi mạch microchip) cũng là lúc hệ thống phanh ABS được ứng dụng trên ô tô.
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, nhiều hãng xe đã nghiên cứu và ứng dụng ABS vào sản phẩm của mình. Hãng sản xuất ô tô của Nhật Toyota bắt đầu sử dụng ABS trên các dòng xe của mình từ năm 1971 nhưng cho đến những năm 1980s thì hệ thống này mới được hoàn thiện.
Tại Đức, sau khi Mercedes Benz và Bosch công bố kết quả nghiên cứu chung lần đầu vào tháng 8/1978, ABS chính thức được trang bị cho mẫu sedan Mercedes-Benz S-Class thế hệ W116 vài tháng sau đó. Vào năm 1981, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã có mặt trên tất cả các dòng xe thương mại của hãng xe này.
Tới thập niên 90, ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu khi đề cập đến các tính năng an toàn trên mỗi chiếc xe Mercedes.
Ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các dòng xe du lịch và xe hoạt động tại những vùng có băng tuyết dễ trơn trượt. Thực tế là hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đã đều được trang bị tính năng an toàn này.
>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống ABS trên xe VinFast Lux SA2.0
Do đó, hệ thống phanh ABS đã được trang bị ở tất cả các mẫu xe của VinFast như Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và ô tô điện VinFast VF e34.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua xe VF e34, President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.