Biển báo hiệu lệnh là gì? Ý nghĩa và mức phạt nếu vi phạm

Không tuân thủ biển báo hiệu lệnh, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt đến 400.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe trong một số trường hợp. Việc trang bị kiến thức về các nhóm biển báo hiệu giúp chủ xe an tâm hơn, tránh bị phạt oan.
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Người điều khiển phương tiện đều phải tuân thủ biển báo hiệu lệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường. Tuy nhiên, quy định của Luật Giao thông đường bộ có hơn 20 loại biển báo hiệu lệnh với ý nghĩa riêng biệt. Do đó, việc hiểu đúng và đầy đủ các nhóm biển báo hiệu khi tham gia giao thông là điều cần thiết.

Nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?
Biển báo hiệu lệnh có hơn 20 biển số khác nhau ứng dụng trong từng trường hợp giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

1. Nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, 05 nhóm biển báo giao thông đường bộ được chia như sau: nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo; nhóm biển báo hiệu lệnh; nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó, nhóm biển báo hiệu lệnh buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Người dùng có thể nhận diện nhóm biển báo này bằng các đặc điểm như: có hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ bên trong màu trắng hoặc các biển có mã R và R.E. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh thường được đặt tại các vị trí có điều kiện giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhiều phương tiện đặc biệt lưu thông như xe tải, xe chở hàng. Biển báo có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển giao thông thực hiện đúng theo các hiệu lệnh như: cấm đi đường một chiều, cấm quẹo trái hay phải, giảm tốc độ… để đảm bảo an toàn. 

 biển báo hiệu lệnh màu gì
Biển báo hiệu lệnh là một trong 5 nhóm biển báo theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: 

2. Các biển báo hiệu lệnh 301 – 310 phải thi hành trong giao thông

Nhóm biển báo mang biển số từ R.301 - R.310 đều là những biển báo hiệu lệnh bắt buộc đối với người tham gia giao thông. Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các biển số nhỏ với ý nghĩa riêng biệt.

2.1. Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) - Hướng đi phải theo

Biển báo này báo hiệu cho các loại xe thô sơ và cơ giới phải đi theo hướng quy định. Biển sẽ được đặt tại các vị trí như ngã tư, nơi có nhiều ngã rẽ, sử dụng một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) tương ứng với hướng phải đi theo. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):

  • Biển số R.301a: các xe chỉ được đi thẳng;
  • Biển số R.301b: các xe chỉ được rẽ phải;
  • Biển số R.301c: các xe chỉ được rẽ trái;
  • Biển số R.301d: các xe chỉ được rẽ phải
  • Biển số R.301e: các xe chỉ được rẽ trái;
  • Biển số R.301f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải;
  • Biển số R.301g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái;
  • Biển số R.301h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải.
đặc điểm của biển báo hiệu lệnh R.301
Biển số R.301 quy định hướng đi phải theo đối với các dòng xe thô sơ và cơ giới (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Biển số R.302 (a,b,c) - Hướng phải đi vòng chướng ngại vật

Biển R.302 có công dụng báo cho các loại xe cơ giới và thô sơ nhận biết hướng đi để qua một chướng ngại vật. Biển số R.302 (a,b) có thể dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.

2.3. Biển số R.303 - Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến

Biển báo hiệu lệnh R.303 thường được đặt tại nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến với nhiệm vụ báo cho các loại xe thô sơ và cơ giới phải chạy vòng theo đảo an toàn. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

 ý nghĩa của biển báo hiệu lệnh R.303
Biển báo R.303 thường được đặt tại nơi giao nhau có vòng xuyến (Nguồn: Sưu tầm)

2.4. Biển số R.304 - Đường dành cho xe thô sơ

Biển số R.304 được đặt để thông báo đây là làn đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.

2.5. Biển số R.305 - Đường dành cho người đi bộ

Biển số R.305 là biển báo làn đường dành riêng cho người đi bộ. Theo đó, các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định đều không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

2.6. Biển số R.306 - Tốc độ tối thiểu cho phép

Khi đi qua đoạn đường có biển số R.306, các loại xe cơ giới buộc phải giảm tốc và chỉ được vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.

Biển báo hiệu lệnh R.306
Các loại xe cơ giới buộc phải giảm tốc và chỉ được vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: 

2.7. Biển số R.307 - Hết tốc độ tối thiểu

Đi qua hết đoạn đường có đặt biển báo tốc độ tối thiểu, người điều khiển thường sẽ thấy một biển báo mang số R.307. Đây là "Hết hạn chế tốc độ tối thiểu". Biển này có tác dụng thông báo cho người tham gia giao thông biết đã hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, chủ xe có thể tăng tốc và duy trì việc lái xe với vận tốc như bình thường.

2.8. Biển số R.308 (a,b) - Tuyến đường cầu vượt cắt qua

Biển số R.308 (a,b) biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải), đặt biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt ngang”. Khi đi qua nơi có biển báo này, người lái cần chú ý giảm tốc, quan sát để nhập vào làn đường cao tốc nhanh chóng.

2.9. Biển số R.309 - Ấn còi

Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi. Biển báo hiệu lệnh này thường được đặt ở những nơi bị khuất tầm nhìn, có tần suất giao thông qua lại đông đúc, nhiều xe lớn chạy qua hoặc thường xuyên xảy ra tai nạn. Việc bấm còi để thông báo cho các phương tiện khác sự có mặt của mình, hạn chế tai nạn có thể xảy ra.

2.10. Biển số R.310 (a,b,c) - Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm

Biển số R.310 (a,b,c) báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định. Biển báo này thường được đặt tại các trục đường lớn, thường xuyên có nhiều xe tải, xe chở hàng lưu thông. 

Biển báo hiệu lệnh R.310
Xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định khi gặp biển báo R.310 (nguồn: sưu tầm)

3. Không tuân thủ biển báo hiệu lệnh bị phạt như thế nào

Mặc dù Pháp luật quy định rõ về ý nghĩa của từng loại biển báo, tuy nhiên việc người tham gia giao thông nhầm lẫn và vi phạm là điều khó tránh khỏi. 

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với hành vi mắc lỗi, chủ xe phải chịu mức phạt hành chính từ 100.000 đến 400.000 tùy phương tiện và có thể bị tước giấy phép lái xe trong một số trường hợp. Cụ thể như sau:

  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
  • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với trường hợp gây tai nạn giao thông.
  • Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.
  • Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

Ngoài ra, để tránh những trường hợp nhầm lẫn, người điều khiển xe cần phân biệt rõ các lỗi này với lỗi sai làn đường, phần đường.

Tuân thủ đúng theo biển báo hiệu lệnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân tham gia giao thông. Người lái cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để an tâm khi điều khiển phương tiện, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường.

Bên cạnh đó, nhằm mang lại sự tiện lợi hơn cho người lại, trên các dòng xe điện hiện đại của VinFast đều được trang bị tính năng đọc biển báo thông minh. Tính năng này cho phép xe nhận biết các tín hiệu giao thông trên đường vừa hiển thị thông tin lên màn hình trước mặt tài xế. Với những đoạn đường lạ hay có nhiều biển báo thì với hệ thống này tài xế sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh VinFast có thể tham khảo thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại của xe và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

*Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo!

>> Tìm hiểu thêm:

09/10/2022
Chia sẻ bài viết này