Các lỗi đi vào đường cấm và mức xử phạt mới nhất 2024
1. Đường cấm là gì?
Theo Luật Giao thông đường bộ, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Người điều khiển đi vào đường cấm sẽ bị phạt vi phạm theo từng mức độ khác nhau. Theo đó, đường cấm được chia làm hai loại: đường cấm theo giờ và theo phương tiện.
2. Dấu hiệu nhận biết và ý nghĩa các loại biển báo đường cấm
Để nhận biết đâu là đường cấm, người điều khiển cần chú ý quan sát các loại biển báo được lắp đặt trên đường. Theo đó, nhóm biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm). Ngoài ra, Phụ lục B của Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT cũng quy định rõ về ý nghĩa của một số biển báo cấm phổ biến như sau:
- Biển số P.101 (đường cấm): Để báo đường cấm 2 chiều, trừ xe được ưu tiên theo quy định.
- Biển số P.102 (cấm đi ngược chiều): Để báo đường cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.
- Biển số P.103a (cấm xe ô tô): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới bao gồm xe máy 3 bánh có thùng đi qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.
- Biển số P.103b (cấm xe ô tô rẽ phải) và biển số P.103c (cấm xe ô tô rẽ trái): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định).
- Biển số P.104 (cấm xe máy): Để báo đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy.
- Biển số P.105 (cấm xe ô tô và xe máy): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
- Biển số P.106a (cấm xe ô tô tải): Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
- Biển số P.106b (cấm xe ô tô tải): Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
- Biển số P.106c: Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
- Biển số P.107 (cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải): Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
- Biển số P.107a (cấm xe ô tô khách): Để báo đường cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định (biển này không cấm xe buýt). Trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm hoặc ghi số chỗ ngồi vào biểu tượng xe bằng chữ trắng.
- Biển số P.107b (cấm xe ô tô taxi): Để báo đường cấm xe ô tô taxi đi lại. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.
- Biển số P.108 (cấm xe kéo rơ-moóc): Để báo đường cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
- Biển số P.108a (cấm xe sơ-mi rơ-moóc): Để báo đường cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc và các xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên (có dạng xe sơ-mi rơ-moóc hoặc có kéo theo rơ-moóc) theo quy định.
- Biển số P.109 (cấm máy kéo): Để báo đường cấm các loại máy kéo, kể cả máy kéo bánh hơi và bánh xích đi qua.
- Biển số P.110a (cấm xe đạp): Để báo đường cấm xe đạp đi qua (biển không có giá trị cấm những người dắt xe đạp).
- Biển số P.110b (cấm xe đạp thồ): Để báo đường cấm xe đạp thồ đi qua (biển này không cấm người dắt loại xe này).
- Biển số P.111a (cấm xe gắn máy): Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua (biển không có giá trị đối với xe đạp).
- Biển số P.111b hoặc Biển số P.111c (cấm xe ba bánh loại có động cơ): Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy,...
- Biển số P.111d (cấm xe ba bánh loại không có động cơ): Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp,...
3. Các lỗi đi vào đường cấm và mức xử phạt
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lỗi đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc từng phương tiện.
3.1. Đối với xe ô tô (bao gồm ô tô điện)
Theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5: Xe ô tô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm ô tô đi vào sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Tuy nhiên, các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi đường vào đường cấm.
3.2. Đối với xe máy
Theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6: Xe máy bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Trường hợp ngoại trừ là các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
>>> Tìm hiểu thêm: Biển cấm xe gắn máy và xe mô tô - Ý nghĩa và cách phân biệt
3.3. Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện
Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện chịu mức phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng đối nếu mắc lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (Theo điểm c khoản 3 Điều 8).
>> Xem thêm: Quy định và mức phạt đối với lỗi đi xe máy ngược chiều
3.4. Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Theo điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy kéo, xe máy chuyên dụng chịu mức phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Trường hợp ngoại trừ là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Cũng theo điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi đi vào đường cấm, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng.
3.5. Mức phạt lỗi đi vào đường cấm theo giờ
Đối với xe ô tô đi vào khu vực có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển theo giờ thì bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm. Với lỗi đi vào đường cấm, ngoài phạt tiền từ 200.000 - 2.000.000 đồng tùy phương tiện, người vi phạm còn có thể bị Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Với lỗi đi vào đường cấm, ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Vì thế, để tránh vi phạm pháp luật, người điều khiển xe cần chú ý quan sát các loại biển báo trên đường.
Mẫu xe điện VF 5 Plus đang mở đặt cọc với mức giá hấp dẫn trong phân khúc hạng A, cụ thể:
- Giá xe niêm yết chưa kèm pin: 458 triệu đồng
- Giá xe niêm yết đã kèm pin: 538 triệu đồng
Hãy nhanh tay đặt cọc mẫu xe VF 5 Plus để trở thành một trong những người tiên phong sở hữu mẫu xe điện “quốc dân” tại Việt Nam.
Ngoài ra, khách hàng quan tâm đến các sản phẩm xe điện của VinFast có thể đặt cọc ô tô điện qua website để có cơ hội nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
>> Xem thêm: