Biển báo nguy hiểm là gì? Mức phạt lỗi không chấp hành biển báo
Biển báo giao thông là những biển hiệu được dựng lên trên đường nhằm mục đích cung cấp các thông tin và chỉ dẫn cho người lái xe. Biển hiện này gồm 5 loại chính bao gồm: biển cấm; biển báo nguy hiểm; biển hiệu lệnh; biển chỉ dẫn và biển phụ. Trong đó, biển báo nguy hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện trong quá trình lưu thông.
>> Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của các loại biển báo cấm và mức phạt khi vi phạm
1. Ý nghĩa biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo được dùng để thông báo tới người tham gia giao thông về những tình huống có thể xảy ra phía trước hoặc các điều cần chú ý khi di chuyển trên cung đường. Do vậy, trong trường hợp gặp biển báo này, người điều khiển xe lưu ý quan sát xung quanh, điều chỉnh tốc độ phù hợp và giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện cùng lưu thông để tránh va chạm gây mất an toàn.
Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT quy định hiệu lực của các biển báo nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy. Đặc điểm của biển báo nguy hiểm và cảnh báo đều được thiết kế hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng với hình vẽ màu đen mô tả thông tin cần báo hiệu. Hình tam giác đều có các đỉnh lượn tròn hướng lên trên và một cạnh nằm ngang (trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới).
Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm cần được đặt cách nơi định báo một khoảng cách dễ quan sát, phù hợp với tầm nhìn để người lái có đủ thời gian điều chỉnh tốc độ nếu cần thiết, cụ thể:
Tốc độ trung bình của xe trong khoảng 10 km tại nơi đặt biển | Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo |
Dưới 20km/h | Dưới 50m |
Từ 20km/h đến dưới 35km/h | Từ 50m đến dưới 100m |
Từ 35km/h đến dưới 50 km/h | Từ 100m đến dưới 150m |
Từ 50km trở lên | Từ 150m đến 250m |
Thông qua biển báo nguy hiểm, người điều khiển hạn chế được tối đa va chạm giao thông. Khi di chuyển qua đoạn đường này, người lái cần chú ý quan sát, giảm tốc độ để sẵn sàng xử lý tình huống không may có thể xảy ra.
>> Tìm hiểu thêm:
- Biển cấm xe gắn máy và xe mô tô - Ý nghĩa và cách phân biệt
- Đặc điểm và ý nghĩa của các loại biển báo chỉ dẫn đường bộ hiện nay
2. Nhóm biển báo nguy hiểm lái xe cần nhớ
Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246 với các nội dung cảnh báo khác nhau tùy thuộc thực trạng giao thông của mỗi cung đường. Theo đó, các thông tin cảnh báo cụ thể được quy định trên mỗi biển bao gồm:
- Biển báo 201a - Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái.
- Biển báo 201b - Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải.
- Biển báo W.201c - Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên phải khi đường cong vòng sang trái.
- Biển báo W.201d - Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe bên trái khi đường cong vòng bên phải.
- Biển số 202a - Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp: Báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái.
- Biển báo 202b - Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp: Báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên phải.
- Biển báo 203a - Đường bị hẹp cả hai bên: Báo trước đoạn đường sắp tới bị hẹp đột ngột cả hai bên.
- Biển số 203b - Đường bị hẹp về phía trái: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phía bên trái.
- Biển báo 203c - Đường hẹp bên phải: Báo trước đoạn đường sắp tới sẽ bị hẹp theo phía bên phải.
- Biển báo 204 - Đường hai chiều: Báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại khác nên phải đi vào phần đường còn lại hoặc đường tạm theo hai chiều.
- Biển báo 205a,b,c,d,e - Đường giao nhau: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp, không có đường nào được ưu tiên. Biển này thường đặt trước đường giao nhau, chủ yếu ở ngoài phạm vi nội thành và nội thị.
- Biển báo 206 - Đường giao nhau chạy theo vòng xuyến: Báo hiệu nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, phương tiện qua nút giao phải đi vòng xuyến theo chiều mũi tên.
- Biển báo 207a - Giao nhau với đường không ưu tiên: Báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển báo 207b - Giao nhau với đường không ưu tiên: Báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên bên phải.
- Biển báo 207c - Giao nhau với đường không ưu tiên: Báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên bên trái.
>> Tìm hiểu thêm:
- Biển báo 208 - Giao nhau với đường ưu tiên: Để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.
- Biển báo 209 - Giao nhau có tín hiệu đèn: Báo trước nơi giao nhau có hệ thống đèn giao thông, trong trường hợp người lái khó quan sát đèn kịp thời để xử lý.
- Biển báo 210 - Giao nhau với đường sắt có rào chắn: Báo trước sắp đến nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông
- Biển báo 211a - Giao nhau với đường sắt không có rào chắn: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn hai bên, không có người điều khiển giao thông.
- Biển báo 211b - Giao nhau với đường tàu điện: Chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện.
- Biển báo 212 - Cầu hẹp: Báo cầu phía trước là loại cầu có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 4,5m (1 làn đường). Các xe khi lưu thông qua phải nhường nhau và chờ ở 2 đầu cầu.
- Biển báo 213 - Cầu tạm: Báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại.
- Biển báo 214 - Cầu quay-cầu cất: Báo cầu phía trước là loại cầu xoay, cầu cất là những loại cầu trong từng khoảng thời gian có ngắt giao thông đường bộ để cho tàu thuyền qua lại. Các phương tiện đi trên đường bộ phải chờ đợi để đi qua.
- Biển báo 215 - Kè, vực sâu phía trước: Báo trước sắp tới những nơi có kè chắn vực sâu, hoặc sông suối đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).
- Biển báo 216 - Đường ngầm: Báo trước những chỗ có đường ngầm (đường tràn). Đường ngầm là những đoạn đường vượt sông, suối, khe cạn mà nước có thể chảy tràn qua mặt đường thường xuyên hoặc khi có lũ.
- Biển báo 217 - Bến phà: Báo trước sắp đến bến phà.
- Biển báo 218 - Cửa chui: Báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm...
- Biển báo 219 - Dốc xuống nguy hiểm: Báo trước sắp tới dốc xuống nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải chọn cách chạy phù hợp để đảm bảo an toàn.
- Biển báo 220 - Dốc lên nguy hiểm: Báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải chọn cách chạy phù hợp để đảm bảo an toàn.
- Biển báo W.221a và W.221b: Đường không bằng phẳng: Báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, v.v... xe chạy với tốc độ cao sẽ nguy hiểm.
- Biển báo W.222a - Đường trơn: Báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt do thời tiết xấu. Khi gặp biển báo này người điều khiển cần giảm tốc độ và di chuyển xe cẩn thận.
- Biển số W.222b -Lề đường nguy hiểm: Biến hiệu phía trước là đoạn đường không ổn định, khi đi vào dễ gây văng đất đá hoặc bánh xe quay tại chỗ.
- Biển báo W.223a,b - Vách núi nguy hiểm: Báo hiệu đường đi sát vách núi.
- Biển báo W.224 - Đường người đi bộ cắt ngang: Báo trước sắp đến phần đường dành cho người đi bộ qua đường, các loại xe cộ phải nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe nếu như không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
- Biển số W.225 - Trẻ em: Báo trước gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường vườn trẻ, trường học,…
- Biển báo W.226 - Đường người đi xe đạp cắt ngang: Báo trước đoạn đường thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang hoặc từ đường dành cho xe đạp nhập vào đường ô tô.
- Biển báo W.227 - Công trường: Báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành tu sửa có người và máy móc đang làm việc. Người lái xe phải giảm tốc độ xe, không gây nguy hiểm cho người và máy móc trên đoạn đường đó.
- Biển báo W.228a,b - Đá lở: Báo trước gần tới một đoạn đường có thể có đất đá sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Người lái xe phải chú ý đặc biệt khi thời tiết xấu khi tầm nhìn bị hạn chế và khi dừng hay đỗ xe sau những trận mưa lớn.
- Biển báo W.228c - Sỏi đá bắn lên: Báo hiệu đoạn đường có kết cấu rời rạc, khi xe đi qua, dễ làm cho các viên đá, sỏi bắn lên gây nguy hiểm và mất an toàn giao thông.
- Biển báo W.228d - Nền đường yếu: Báo trước đoạn có nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún, việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể tiềm ẩn nguy hiểm.
- Biển báo W.229 - Dải máy bay lên xuống: Báo trước đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn.
- Biển báo W.230 - Gia súc: Báo trước tới đoạn đường thường có gia súc thả rông, lùa ngang đường, đoạn đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên. Người lái xe có trách nhiệm dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.
- Biển báo W.231 - Thú rừng vượt qua đường: Báo trước tới đoạn đường thường có thú rừng chạy qua như đường đi qua rừng hay khu vực bảo tồn thiên nhiên cấm săn bắn.
- Biển báo W.232 - Gió ngang: Báo trước gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh gây nguy hiểm.
- Biển báo W.233 - Nguy hiểm khác: Báo trước cho người lái xe biết trước tính chất nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý, phòng ngừa trên tuyến đường.
- Biển báo W.234 - Giao nhau với đường hai chiều: Biển này đặt trên đường một chiều để báo trước sắp đến chỗ giao nhau với đường hai chiều.
- Biển báo W.235 - Đường đôi: Báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng.
- Biển báo W.236 - Kết thúc đường đôi: Báo hiệu sắp sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và về phân biệt bằng dải phân cách cứng.
- Biển báo W.237 - Cầu vồng: Báo trước sắp đến chiếc cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.
- Biển báo W.238 - Đường cao tốc phía trước: Được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc nhằm báo hiệu sắp có đường cao tốc phía trước.
- Biển báo W.239a - Đường cáp điện ở phía trên: Biển được đặt ở nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường.
- Biển báo W.240 - Đường hầm: Báo trước lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ.
- Biển báo W.241 - Ùn tắc giao thông: Báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông.
- Biển báo W.242a,b - Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ: Báo trước vị trí đường sắt giao vuông góc đường bộ.
- Biển báo W.242b - Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ: Báo trước vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn.
- Biển báo số W.243 (a,b,c) - Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ: Báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn.
- Biển báo W.244 - Đoạn đường hay xảy ra tai nạn: Báo hiệu đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để cảnh báo người tham gia giao thông cẩn thận.
- Biển báo W.245 (a,b)- Đi chậm: Báo hiệu lái xe lưu ý giảm tốc độ khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.
- Biển báo W.246 (a,b,c) - Chú ý chướng ngại vật: Báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo.
- Biển số W.247 - Chú ý xe đỗ: Để cảnh báo xe ô tô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi các loại xe khác đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy.
>> Tìm hiểu thêm:
- Quy định tốc độ xe ô tô trong đô thị, khu dân cư & mức xử lý vi phạm
- Lỗi chạy quá tốc độ ô tô phạt bao nhiêu theo quy định mới 2021?
3. Mức phạt vi phạm không chấp hành biển báo giao thông nguy hiểm
Theo Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt nếu không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, cụ thể như sau:
- Đối với ô tô:
Theo điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu người điều khiển xe gây tai nạn giao thông.
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào sẽ nhận mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng.
- Đối với xe máy:
Căn cứ theo điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô không chấp hành hiệu lệnh hoặc tín hiệu đèn giao thông bị phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Lái xe cần chấp hành nghiêm túc các quy định bắt buộc khi tham gia giao thông, đặc biệt nắm rõ thông tin về Luật giao thông đường bộ, di chuyển theo sự hướng dẫn của CSGT để không bị xử phạt.
Ngoài ra, lái xe sẽ không bị phạt lỗi không chấp hành biển báo nguy hiểm trong trường hợp vi phạm các lỗi giao thông sau:
- Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
- Dừng xe không đúng quy định.
- Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư.
- Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”.
- Lùi xe ở đường 1 chiều.
- Đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, đường dành cho người đi bộ, nơi đường bộ hoặc đường sắt giao nhau, tầm nhìn bị che khuất, lùi xe không có tín hiệu báo.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h.
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
- Không tuân thủ các quy định khi di chuyển trên đường cao tốc.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h - 20km/h, 20km/h - 35km/h, trên 35km/h.
Khi lái xe trên đường, người lái nên chú ý các biển hiệu, đặc biệt nên nắm chắc thông tin về luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn và tránh những vi phạm giao thông.
Nắm rõ các loại biển báo nguy hiểm và ý nghĩa biển báo nguy hiểm giúp lái xe chủ động điều khiển xe di chuyển một cách an toàn. Đồng thời, người lái cũng có thể tránh được những tình huống bất ngờ, giảm thiểu va chạm và tai nạn trên đường.
>> Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn cách sử dụng hệ thống cảnh báo va chạm trên VinFast VF e34
- Những điều cần biết về hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo!
>>>> Tìm hiểu thêm: