Bảo dưỡng máy phát điện ô tô: Lịch, quy trình và các lưu ý
Máy phát điện ô tô là thiết bị chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Trong đó nguồn cơ năng có thể là động cơ đốt trong, tua bin nước, tua bin gió,… Thiết bị này thường được gắn ở gần động cơ xe và được dẫn động bởi trục khuỷu. Với tần suất hoạt động và vai trò quan trọng của mình, máy phát điện ô tô cần được chăm sóc thường xuyên để tăng tuổi thọ. Chủ xe nên chủ động tìm hiểu thông tin về việc bảo dưỡng máy phát điện ô tô nhằm tối ưu hiệu suất vận hành của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống xe.
1. Tại sao cần bảo dưỡng máy phát điện ô tô?
Tất cả các thiết bị điện tử của ô tô như cửa sổ chỉnh điện, ghế chỉnh điện, hệ thống âm thanh nổi, loa, thiết bị thông tin giải trí, màn hình cảm ứng, hệ thống định vị GPS trên ô tô, ghế sưởi,... đều hoạt động dựa vào nguồn điện do máy phát điện cung cấp. Nếu thiết bị này gặp trục trặc, toàn bộ hoạt động của xe sẽ tạm ngừng. Do đó, bảo dưỡng máy phát điện ô tô là quy trình làm bắt buộc giúp duy trì sự ổn định của động cơ, nâng cao độ bền bỉ và giảm thiểu hư hại không đáng có.
Các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay thế máy phát điện khi đã đạt 4 - 8 năm hoạt động hoặc di chuyển quá 150.000 km hoặc 60.000 km trong một số trường hợp đặc biệt. Trong vài trường hợp đặc biệt, những mốc thời gian hoặc km này có thể sẽ sớm hơn để tránh khấu hao quá mức với bộ phận này. Việc thực hiện bảo dưỡng máy phát điện định kỳ không chỉ giúp phương tiện tiết kiệm nhiên liệu mà còn giảm bớt chi phí vận hành, sửa chữa. Do vậy, hoạt động bảo dưỡng máy phát điện ô tô cần phải được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho hệ thống phát điện và toàn bộ phương tiện.
>>>Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết lỗi hệ thống điện trên ô tô và cách sửa chữa
2. Hướng dẫn bảo dưỡng máy phát điện ô tô đúng lịch
Lịch bảo dưỡng máy phát điện ô tô được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với những nội dung bảo trì, thay thế khác nhau. Ở mỗi cấp bậc bảo dưỡng sẽ có những yêu cầu riêng. Việc tuân thủ đúng lịch bảo dưỡng giúp thiết bị hoạt động ổn định, cung cấp điện năng cho phương tiện.
2.1. Bảo trì chế độ A: định kỳ 6 tháng/lần
Trong lần bảo trì đầu tiên, các chi tiết của máy phát điện chưa có nhiều ảnh hưởng và tác động. Do đó, quá trình kiểm tra sẽ diễn ra nhanh chóng với những nội dung như sau:
- Kiểm tra báo cáo chạy máy
- Kiểm tra động cơ có gặp phải tình trạng rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát,... không
- Kiểm tra thông số của đồng hồ và hệ thống an toàn
- Kiểm tra bộ áp lực nhớt
- Kiểm tra tiếng động lạ khi nổ và hoạt động của xe
- Kiểm tra hệ thống khí nạp, xả
- Kiểm tra ống thông hơi và độ căng đai
- Kiểm tra tình trạng và khả năng hoạt động của cánh quạt
- Kiểm tra hiệu điện thế
Các bộ phận cần được bảo trì gồm:
- Thực hiện thay bộ lọc nhớt mới
- Thay bộ lọc nhiên liệu
- Thay nhớt máy, dầu máy định kỳ
- Vệ sinh bộ lọc gió
2.2. Bảo trì chế độ B (Tiểu tu)
Lần bảo trì thứ 2 cần được thực hiện khi xe đã hoạt động khoảng 500 giờ - 12 tháng. Ngoài các bộ phận cần kiểm tra, lịch trình tiểu tu sẽ thay thế nhiều chi tiết của máy phát điện để đảm bảo hiệu suất vận hành. Cụ thể:
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, thực hiện châm thêm (nếu thiếu)
- Hệ thống lọc khí và vệ sinh nếu bụi bẩn
- Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối để đảm bảo các đầu mối không bị đứt hoặc quá yếu, dẫn tới chập cháy khi xe hoạt động.
- Kiểm tra hoạt động của bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp
- Thực hiện thay thế bộ lọc gió (nếu cần)
- Kiểm tra độ chặt của đai, thay thế đai mới nếu có hư hỏng hoặc nứt vỡ
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống cánh quạt
- Kiểm tra tình trạng hoạt động bộ tản nhiệt
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế ở mức ổn định
Các bộ phận cần thay mới:
- Thực hiện lọc và thay nhớt máy
- Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần)
- Thay nước làm mát
- Chạy thử máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện để phát hiện lỗi
>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu máy phát điện ô tô là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động
2.3. Bảo trì chế độ C: 2000 giờ (4 - 7 năm)/lần (Trùng tu lần 1)
Khi xe ô tô đã hoạt động được 4 - 7 năm, tuổi thọ của máy phát điện và các bộ phận khác đã có sự suy giảm hiệu suất vận hành rõ rệt. Do vậy, ở thời kỳ này, chủ xe cần xác định sẽ phải chi nhiều chi phí hơn cho việc kiểm tra và thay thế các linh kiện khi cần thiết. Các nội dung được bảo dưỡng trong lịch “Trùng tu lần 1” gồm:
- Vệ sinh động cơ máy
- Điều chỉnh khe hở xupap và béc phun
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống bảo vệ động cơ và bôi mỡ bánh căng đai ngoài động cơ
- Kiểm tra và thay thế những đường ống đã hư hỏng
- Kiểm tra lượng điện còn trong bình và thực hiện thay mới nếu không đủ điện
- Xiết lại những bu lông bị lỏng
- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện
- Đo và kiểm tra độ cách điện (Đầu phát điện)
Các bộ phận cần thay thế:
- Thay bộ lọc nhớt mới
- Thay thế bộ lọc nhiên liệu đã cũ
- Thay thế bộ lọc nước và nước làm mát trong xe
- Thay dây curoa trục và máy phát sạc bình
- Bổ sung nhiên liệu và các van ống
2.4. Bảo trì chế độ D: 6000 giờ (7 - 10 năm)/lần (Trùng tu lần 2)
Máy phát điện lúc này đã hoạt động với công suất tối đa, cung cấp điện năng trong quãng thời gian khoảng 7 - 10 năm. Để đảm bảo vận hành, chủ xe cần thực hiện trùng tu lần 2 bao gồm:
- Lặp lại chế độ bảo trì C (Trung tu)
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát
- Vệ sinh và cân chỉnh lại béc phun, bơm nhiên liệu bằng máy chuyên dùng
- Vệ sinh hệ thống làm mát bằng máy phun hơi nước nóng
- Vệ sinh và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát
Các bộ phận cần thay thế:
- Puli cánh quạt
- Bộ tăng áp
- Bộ giảm chấn
- Puli giảm chấn
- Puli bơm nước
- Bơm nhớt dưới gate
- Máy phát sạc bình
- Bơm cao áp
- Đường ống dẫn nước và khí nạp
>> Tìm hiểu thêm:
- Lịch bảo dưỡng xe VinFast định kỳ dành cho ô tô, xe máy điện
- 3 điều quan trọng cần biết về bảo hành và bảo dưỡng ô tô
3. Chi phí, địa điểm bảo dưỡng máy phát điện trên ô tô
Theo thời gian sử dụng, máy phát điện trên ô tô sẽ có thể xuất hiện những vấn đề, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Chủ xe cần mang phương tiện đến các showroom/gara uy tín để được thực hiện quy trình bảo dưỡng đúng chuẩn. Khách hàng sẽ được đội ngũ kỹ thuật lành nghề tiến hành kiểm tra, tư vấn và bảo dưỡng máy phát điện ô tô phù hợp với tình trạng hiện tại.
Lựa chọn đúng showroom/gara uy tín giúp chủ xe được bảo hành nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với máy phát điện. Theo đó, báo giá bảo dưỡng máy phát điện và chi phí sửa chữa sẽ tùy thuộc vào quãng thời gian bảo dưỡng cũng như các bộ phận cần thay thế.
4. Những lưu ý sử dụng giúp tăng tuổi thọ máy phát điện trên ô tô
Để hạn chế hao mòn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, chủ xe nên sử dụng hệ thống phát điện trên ô tô đúng với khuyến cáo từ nhà sản xuất. Đặc biệt, người dùng không nên sử dụng quá nhiều thiết bị cùng lúc, khiến cho máy phát điện quá tải, dễ dẫn tới tình trạng hư hỏng, chập cháy.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, chủ xe có thể nhìn thấy chất lỏng chảy xung quanh động cơ. Đây là tình trạng thiết bị không được vệ sinh thường xuyên khiến bụi bẩn, dầu bám vào mối nối và các chi tiết máy gây oxy hóa. Để bảo đảm an toàn, chủ xe nên đưa phương tiện đến showroom/gara để tiến hành xử lý.
Dây đai máy phát điện ô tô là bộ phận có chức năng truyền công suất từ động cơ đến các phụ tải của hệ thống điện. Nếu dây đai (dây Curoa) trên xe không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của máy phát. Theo đó, chủ xe cần điều chỉnh dây đai khớp với máy sao cho không quá căng hoặc quá trùng. Việc đảm bảo bộ căng đai hoạt động tốt giúp máy phát điện kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất vận hành.
Ngoài ra, có một lưu ý khi bảo dưỡng máy phát điện ô tô, đó là người dùng cũng nên kiểm tra tình trạng vòng bi định kỳ để đảm bảo ổ trục hoạt động trơn tru. Đồng thời, để tăng tuổi thọ của máy phát điện, chủ xe cần lưu ý khởi động xe đúng cách, thường xuyên làm sạch chi tiết đầu - cuối của pin và bảo dưỡng đúng lịch.
Bảo dưỡng máy phát điện ô tô giúp tối ưu hiệu suất hoạt động cho hệ thống phát điện. Ngoài ra, người dùng cũng nên chủ động đưa xe đi bảo dưỡng toàn bộ các bộ phận định kỳ để đảm bảo an toàn trên mọi cung đường di chuyển. Việc bảo dưỡng máy phát điện ô tô hay các chi tiết, bộ phận khác cần được thực hiện tại xưởng dịch vụ, gara uy tín với đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao. Có như vậy quy trình bảo dưỡng mới diễn ra thuận lợi, chính xác, đảm bảo tính an toàn và tăng tuổi thọ cho xe khi vận hành.
Các khách hàng sở hữu xe VinFast có thể nhanh chóng đặt lịch bảo dưỡng trực tuyến để được đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp chăm sóc và bảo dưỡng ô tô tận tình.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể đặt cọc xe điện VinFast VF 8, VF 9 và VF e34 ngay hôm nay để được sở hữu dòng phương tiện xanh thông minh, đẳng cấp, khả năng vận hành mạnh mẽ và nhận nhiều chính sách mua hàng, hậu mãi hấp dẫn từ VinFast!
Mọi vấn đề cần hỗ trợ khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
- Hotline: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
- Các thành phần chính cấu thành nên hệ thống điện trên ô tô
- Có bao nhiêu hệ thống điện và điện tử được trang bị bên trong ô tô?
- So sánh bảo dưỡng ô tô định kỳ chính hãng và bảo dưỡng bên ngoài
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.