Dây curoa là gì? Cấu tạo, phân loại và cách tính chu vi dây curoa

Dây curoa là một phụ kiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là ngành chế tạo ô tô, xe máy. Vậy cụ thể dây curoa là gì và gồm những loại nào? Làm thế nào để tính chu vi dây mà không cần phải đọc thông số ghi trên dây? Và hiện nay giá bán dao động ở mức nào?

Dây curoa là phụ kiện quan trọng trong hoạt động của một số thiết bị như máy công nghiệp, máy in, xe máy và xe ô tô. Với cấu tạo gồm phần dây đai và cao su tổng hợp, dây curoa giúp xe ô tô vận hành êm ái, mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi di chuyển.

1. Dây curoa là gì?

Dây curoa (bắt nguồn từ Courroie trong tiếng Pháp) có tên tiếng Anh là Belt là dây đai truyền. Phụ kiện này có tác dụng hỗ trợ truyền động, kết nối và truyền lực tới bánh răng và một số thiết bị máy móc khác. 

Giải đáp cho câu hỏi dây curoa dùng để làm gì, dây curoa được sử dụng trong các thiết bị gia đình, máy xay và phương tiện giao thông phổ biến như xe máy, ô tô. Một số hãng và thương hiệu lớn dùng dây curoa trong sản xuất như: Osina, Bando, Gates, Masuka,… 

Dây curoa có hình dạng một sợi dài màu đen, được chế tạo từ dầu mỏ. Dây được kết nối với vòng quay puly (ròng rọc) thông qua các móc song song hoặc nối xoắn giữa các puly. Dây curoa đảm nhiệm vai trò điều chỉnh tốc độ vòng quay bằng cách tăng hoặc giảm kích cỡ của puly.
>>> Bài viết liên quan: “Bắt bệnh” ô tô thông qua màu sắc bugi

Nhờ khả năng vận hành linh hoạt trong việc truyền động, dây curoa được đánh giá mang lại hiệu suất cao cho các thiết bị. Ngoài ra, quá trình truyền động lực của dây curoa khá mượt mà, giảm xóc, có tính đàn hồi cao giúp thiết bị hoạt động êm ái. Tuy nhiên, nếu dây curoa gặp vấn đề về co giãn có thể làm giảm độ chính xác của truyền động, dẫn đến tình trạng trơn trượt khi sử dụng thiết bị.

Dây curoa có tác dụng hỗ trợ truyền động
Dây curoa có tác dụng hỗ trợ truyền động

2. Cấu tạo dây curoa

Cấu tạo dây curoa gồm hai thành phần chính là phần dây đai và cao su. Cụ thể:

  • Phần dây đai: Có thành phần chính là sợi tổng hợp. Chi tiết này có vai trò chịu lực kéo, giảm tình trạng co giãn và sinh nhiệt khi vận hành thiết bị. Vì vậy, phần dây đai ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và độ bền của dây.
  • Phần cao su: Chất liệu chủ yếu của dây curoa là cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ. Tuỳ thuộc vào quá trình xử lý, lưu hoá và gia giảm phụ gia của nhà sản xuất mà chất lượng của phần cao su sẽ khác nhau. Cao su đạt chất lượng cao giúp dây curoa hoạt động tốt, trơn tru và đáp ứng được những thiết bị có tải trọng cao, cần chuyển động nhanh.

Ngoài ra, để tăng sự bám dính và kết nối với puly, một số loại dây curoa mới còn được trang bị thêm lớp vải chuyên dụng hoặc viền.

Cấu tạo dây curoa gồm hai thành phần chính là phần dây đai và cao su
Cấu tạo dây curoa gồm hai thành phần chính là phần dây đai và cao su

3. Phân loại và thông số của các loại dây curoa

Hiện nay, dựa vào tiết diện, dây curoa được chia thành 3 loại chính: Dây curoa thang, dây curoa răng và dây curoa dẹt. Mỗi loại dây lại có thông số kỹ thuật khác nhau, phù hợp và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống cộng đồng.

3.1 Dây curoa thang (V-belt)

Dây curoa thang hay còn gọi là V-belt có dạng hình chữ V đặc trưng. Người dùng có thể dễ dàng nhận biết nhờ hình dạng tiết diện hình dạng và góc nghiêng khoảng từ 30 đến 40 độ. Nhờ ưu điểm truyền động đạt hiệu suất cao, ít sinh nhiệt, không có tiếng ồn, tuổi thọ cao mà dây curoa thang được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực như: thiết bị công nghiệp, ô tô, xe máy. Một số loại dây curoa hình dạng phổ biến hiện nay: 

  • Multiple V-belt: Đây là loại dây curoa truyền thống được thiết kế với nhiều bản A-B-C-D-E có các kích thước tiết diện khác nhau. Các bản này thường có hình dạng chữ V và được sử dụng để truyền động trong các thiết bị công nghiệp, như máy móc, động cơ, và hệ thống truyền tải. Mỗi phiên bản lại có kích thước khác nhau phù hợp với công suất truyền động khác nhau của thiết bị. 
  • Narrow V-belt: Dây curoa thang hẹp có tiết diện nhỏ và dày hơn so với dây curoa Multiple V-belt truyền thống. Một số loại dây curoa thang hẹp như: SPZ, SPA, SPB và SPC. Với tiết diện nhỏ hơn, dây curoa thang hẹp có thể hoạt động ở không gian hẹp, đòi hỏi ít lực nén hơn trên puly.
  • Banded V-belt: Đây là loại dây curoa được sản xuất bằng cách ghép ghép từ các sợi curoa lại với nhau bằng một lớp vải hoặc cao su. Do đó, dây curoa ghép có khả năng phân phối lực truyền động đồng đều hơn trên các puly. Đồng thời, giảm thiểu hiện tượng rung và đứt gãy. Loại dây curoa này thường được sử dụng trong các thiết bị đòi hỏi công suất lớn, khả năng chịu lực tốt như máy móc công nghiệp và hệ thống truyền động tải trọng lớn.
Dây curoa thang có dạng hình chữ V đặc trưng
Dây curoa thang có dạng hình chữ V đặc trưng

3.2 Dây curoa răng (Timing Belt)

Dây curoa răng được biết đến là dây cam hoặc dây đồng bộ. Loại phụ kiện này có các đường gờ bên trong bề mặt tạo thành “răng" của dây. Trong khi đó, bề mặt ngoài khá láng mịn, mượt mà. Dây curoa răng được đánh giá là có khả năng truyền động chính xác, không trơn trượt, có độ bền cao, ít hỏng hóc. Hiện nay, dựa vào hình dạng thiết kế, kích thước và mục đích sử dụng mà dây curoa răng được chia thành nhiều loại như sau:

  • Dây răng vuông 1 mặt: Dây răng vuông 1 mặt có hình dạng vuông, là một loại dây truyền động với nhiều loại khác nhau như MXL, XL, L, H, XH, XXH. Mỗi loại có bước răng và kích thước răng riêng biệt. Loại dây này thường được sử dụng trong các ứng dụng truyền động chính xác như máy in 3D và thiết bị tự động hóa. 
  • Dây răng tròn 1 mặt: Một số loại dây răng trong 1 mặt phổ biến như: T2.5, T5, T10, T20, AT5, AT10, AT20,... Các loại dây răng tròn 1 mặt có hình dạng răng tròn và bước răng nhỏ. Chúng thường được sử dụng trong máy móc CNC, máy in, và thiết bị y tế. 
  • Dây răng HTD: Dây răng HTD gồm các loại như 3M, 5M, 8M, 14M,... Hình dạng răng của dây răng HTD là hình cung đặc trưng và bước răng lớn. Chúng được ứng dụng trong lĩnh vực máy móc công nghiệp, xe cơ giới và thiết bị xây dựng. 
  • Dây răng STD: Dây răng STD bao gồm: S2M, S3M, S4.5M, S5M,... Với thiết kế răng hình tam giác, bước răng lớn, dây răng STD thường được sử dụng trong máy in và thiết bị tự động hóa. 
  • Dây răng kép: Dây răng kép là một loại dây truyền động đặc biệt với thiết kế răng ở cả hai mặt của dây. Có nhiều loại dây răng kép như DXL, DL,... Nhờ cấu trúc đặc biệt mà dây răng kép có khả năng tăng truyền động mạnh mẽ, độ chính xác cao hơn so với các loại dây răng truyền thống. 
Dây curoa răng được biết đến là dây cam hoặc dây đồng bộ
Dây curoa răng được biết đến là dây cam hoặc dây đồng bộ

3.3 Dây curoa dẹt (Flat belt)

Thiết kế của dây curoa dẹt có dạng hình chữ nhật hoặc hình thoi. Dây curoa dẹt được ứng dụng để truyền động giữa các puly có trục song song hoặc gần song song với nhau. Nhờ thiết kế đặc trưng mà quá trình truyền động êm ái, mượt mà, không rung và tạo tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của loại dây này khá kém. Đặc biệt, khi sử dụng một thời gian dài không bảo dưỡng, rất dễ dẫn đến tình trạng bị trượt nếu dùng với tải trọng lớn.
>>> Bài viết liên quan: Công nghệ phanh tái tạo năng lượng - ứng dụng thông minh cho xe ô tô điện

Thiết kế của dây curoa dẹt có dạng hình chữ nhật
Thiết kế của dây curoa dẹt có dạng hình chữ nhật

4. Cách tính chu vi dây curoa chuẩn

Mỗi loại dây curoa lại có công thức và cách tính chu vi khác nhau. Dưới đây là 3 công thức tính chu vi dây curoa đối với một số loại phổ biến trên thị trường hiện nay.

Đối với dây răng: 

L = 2C + π(D + d) + (D - d)²/4C 

Đối với dây thang: 

L = 2C + π(D + d)/2 + (D - d)²/4C 

Đối với dây dẹt: 

L = 2C + π(D + d)/2 

Trong đó: 

L: chu vi dây

C: khoảng cách tâm của hai puly

D: đường kính của puly lớn

d: đường kính của puly nhỏ

Ví dụ về cách tính chu vi dây curoa dựa theo công thức trên bạn có thể tham khảo. 

Tính chu vi của dây curoa răng, thang và dẹt. Biết hai puly có đường kính nhỏ là 100mm, đường kính lớn là 200mm và khoảng cách tâm của chúng là 500mm

Chu vi dây răng: 

L = 2 x 500 + π(200 + 100) + (200 - 100)²/4 x 500 L = 1000 + 942.48 + 5 = 1947.48 mm

Chu vi dây thang: 

L = 2 x 500 + π(200 + 100)/2 + (200 - 100)²/4 x 500 L = 1000 + 471.24 + 5 = 1476.24 mm

Chu vi dây dẹt: 

L = 2 x 500 + π(200 + 100)/2 L = 1000 + 471.24 = 1471.24 mm

Mỗi loại dây curoa lại có công thức và cách tính chu vi khác nhau
Mỗi loại dây curoa lại có công thức và cách tính chu vi khác nhau

5. Những dấu hiệu cần thay curoa trục cam

Dây curoa là phụ kiện không thể thiếu đối với một số thiết bị, máy móc công nghiệp, đặc biệt là động cơ xe ô tô. Vì vậy, trong quá trình vận hành xe, nếu dây curoa bị hỏng hoặc đứt, gãy có thể khiến xe hoạt động không hiệu quả, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Một số sự cố có thể phát sinh khi dây curoa hỏng như:

  • Động cơ tự nhiên bất ngờ ngừng hoạt động và không thể khởi động lại ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. 
  • Sự hư hỏng nghiêm trọng trong các bộ phận của động cơ do dây curoa bị hỏng, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành. Do đó, động cơ hoạt động không hiệu quả.
  • Việc tiêu thụ nhiên liệu có thể tăng cao do sự không đồng bộ trong quá trình phối hợp khí. Điều này dẫn đến sự lãng phí nhiên liệu và giảm hiệu suất hoạt động của động cơ.

Những sự cố này không chỉ gây mất thời gian và công sức để sửa chữa, mà còn làm tăng chi phí vận hành và ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của phương tiện. Để giải quyết vấn đề này, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ của động cơ là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu chất lượng cao và tuân thủ quy trình vận hành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định hiệu suất động cơ. Dưới đây là dấu hiệu cho thấy dây curoa bị hỏng cần thay thế:

  • Dây curoa bị hao mòn, nứt nẻ, răng có dấu hiệu mòn.
  • Quá trình vận hành thiết bị có tiếng kêu lạch cạch hoặc rút, không trơn tru.
  • Dây curoa bị lỏng lẻo hoặc căng quá mức dẫn đến hiện tượng trượt hoặc rung của puly.
  • Đèn báo lỗi của động cơ sáng lên hoặc máy tính điều khiển báo lỗi liên quan đến dây curoa.
  • Động cơ khởi động gặp khó khăn, vận hành không ổn định hoặc giật cục khi cần tăng tốc hoặc tải trọng lớn.

>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn sử dụng hộp số tự động Steptronic các dòng xe VinFast

Dây curoa là phụ kiện không thể thiếu đối với một số thiết bị
Dây curoa là phụ kiện không thể thiếu đối với một số thiết bị

6. Giá thay dây curoa là bao nhiêu

Hiện nay, trên thị trường dây curoa có giá dao động từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng tuỳ thuộc vào thông số dây curoa, loại dây. Khách hàng có thể tra mã dây curoa trên trang website chính hãng của một số nhà sản xuất uy tín. Giá thành dây curoa có thể bị ảnh hưởng và tác động bởi một số yếu tố: 

  • Loại xe và loại động cơ: Dây và puly của mỗi loại xe và động cơ đều được thiết kế với kích thước khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc giá thành và chi phí thay thế cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại xe và động cơ cụ thể. Thông thường, dòng xe phổ biến sẽ có sẵn các bộ phận thay thế như dây curoa với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, đối với các xe hiệu suất cao hoặc các động cơ đặc biệt, dây và puly có thể có giá cao hơn, đòi hỏi quá trình thay thế phức tạp hơn.
  • Loại dây: Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để chọn loại dây curoa phù hợp. Ngoài ra, nên mua dây curoa chính hãng tại những đơn vị uy tín để đảm bảo tuổi thọ, độ bền và hiệu suất hoạt động của động cơ. 
  • Địa điểm thay thế dây curoa: Có nhiều trung tâm bảo hành, đại lý xe hay garage cung cấp dịch vụ thay dây curoa. Mỗi cửa hàng lại có mức giá thay thế khác nhau. Do đó, trước khi thay thế, cần lựa chọn đơn vị uy tín, có chuyên môn và chế độ bảo hành tốt.

Việc thay dây curoa còn có thể phát sinh thêm chi phí như: chi phí thay thế phụ kiện, chi phí kiểm tra và tăng giảm độ căng của dây. Một số phụ kiện đi kèm như: puly căng, máy phát điện, bơm nước,... Nếu những phụ kiện này gặp trục trặc hoặc hỏng hóc, cần thay thế cùng lúc với dây curoa để đảm bảo xe hoạt động tốt.

Dây và puly của mỗi loại xe và động cơ đều được thiết kế với kích thước khác nhau
Dây và puly của mỗi loại xe và động cơ đều được thiết kế với kích thước khác nhau

Dây curoa có vai trò quan trọng trong vận hành của thiết bị công nghiệp, phương tiện giao thông. Nhờ khả năng truyền động hiệu quả, êm ái, mượt mà, dây curoa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, bạn nên bảo dưỡng và thay thế dây curoa kịp thời để đảm bảo xe hoặc động cơ hoạt động hiệu quả.

Quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm ô tô điện khác của VinFast, vui lòng truy cập website và đặt cọc VF 3, VF 7, VF e34VF 5 Plus ngay từ hôm nay để có cơ hội sở hữu những mẫu xe điện thông minh, hiện đại, thân thiện với môi trường. Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi.

13/10/2021
Chia sẻ bài viết này