Vì sao lái xe số tự động bằng 2 chân gây nguy hiểm?
Khác với xe ô tô số sàn, xe số tự động chỉ có hai bàn đạp là phanh và ga. Bởi vậy, nhà sản xuất khuyến cáo khi lái xe chỉ sử dụng chân phải để điều khiển bàn đạp khi di chuyển nhằm đảm bảo an toàn. Vậy vì sao lái xe số tự động bằng 2 chân gây nguy hiểm?
1. Vì sao lái xe số tự động bằng 2 chân gây nguy hiểm
Khi mới bắt đầu học lái xe, người lái sẽ được hướng dẫn chỉ nên lái bằng một chân, tránh sử dụng hai chân cùng lúc với xe số tự động. Đây là nguyên tắc an toàn trong điều khiển xe mà bất cứ ai cũng phải ghi nhớ để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Việc lái xe số tự động bằng 2 chân không được khuyến khích và tuyệt đối không nên thực hiện do tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
1.1 Mài mòn phanh
Vấn đề đầu tiên xuất hiện khi lái xe bằng cả hai chân chính là phanh ô tô bị mòn nhanh. Khi hai chân tham gia vào việc lái xe dễ gây ra tình trạng mỏi cho cả hai chân. Lúc đó, người lái sẽ di chuyển chân hoặc đồng thời đạp chân phanh và ga.
Hệ thống phanh nếu phải làm việc liên tục sẽ khiến má phanh bị nóng và lâu dần dẫn đến mài mòn. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến phần động cơ của xe, làm giảm hiệu suất làm việc và tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
1.2 Tăng áp lực cho chân
Tất cả các dòng xe hơi đều được thiết kế vị trí để chân giúp chân được nghỉ ngơi khi lái xe. Vị trí bàn để chân sẽ giúp một chân không làm việc ở tư thế thoải mái nhất nhằm hỗ trợ người lái giữ cơ thể chắc chắn trên ghế.
Tuy nhiên, nếu lái xe số tự động bằng 2 chân nghĩa là một chân đặt lên phanh và một chân đặt lên chân ga. Phần chân đặt trên phanh thường phải để hờ khiến cơ thể không được giữ vững và không ổn định. Như vậy, chân sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn và rất nhanh mỏi nếu phải di chuyển trong thời gian dài.
1.3 Không kịp xử lý trong tình huống bất ngờ
Một vấn đề phổ biến và rất dễ gặp phải với những người lái xe bằng cả hai chân chính là vô tình tăng tốc và không kịp xử lý các tình huống. Khi gặp vật cản hoặc trong tình huống khẩn cấp người lái có thể bị bất ngờ và lúc này có thể vô tình đạp cả phanh lẫn ga khiến xe dừng lại một cách đột ngột.
Việc xe bị dừng một cách đột ngột có thể gây ra nguy hiểm cho người lái và những người ngồi bên trong. Trong nhiều trường hợp lái xe số tự động bằng hai chân sẽ gây ra va chạm với các xe khác rất nguy hiểm.
1.4 Đau mỏi người, vẹo cột sống
Xét về thiết kế, bàn đạp xe số tự động nằm lệch về bên phải của chiếc xe, do đó sử dụng thêm cả chân trái để lái xe là sai tư thế. Những người thường xuyên sử dụng cả hai chân để lái xe số dễ gặp phải tình trạng đau mỏi người hoặc cong vẹo cột sống do lái xe sai tư thế.
>> Tìm hiểu thêm:
- 4 cách tăng sức mạnh từ kinh nghiệm lái xe số tự động
- Kỹ năng lái xe số tự động thuần thục người lái nên biết
2. Các kỹ thuật lái xe số tự động
Với những người mới bắt đầu làm quen với vô lăng các dòng xe số tự động là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiện dụng, nhưng để đảm bảo an toàn người lái cần tìm hiểu về các kỹ thuật khi lái xe số tự động.
2.1 Thiết kế bàn đạp trên xe số tự động
Điều đầu tiên cần ghi nhớ khi sử dụng xe số tự động chính là tìm vị trí của chân ga và chân phanh. Hãy quan sát kỹ và ghi nhớ vị trí của chúng để tránh nhầm lẫn trong quá trình lái xe.
Với xe số tự động, phần chân phanh nằm bên trái, chân ga bên phải. Khi lái xe chỉ nên sử dụng chân phải để đạp phanh hoặc ga. Còn chân trái nên đặt vào bệ để chân chứ không dùng để lái xe. Hãy bỏ qua thói quen lái xe bằng hai chân như khi điều khiển xe số sàn trước đó.
2.2 Các ký hiệu trên hộp số tự động
Để việc lái xe được an toàn, người lái cũng cần tìm hiểu những ký hiệu trên hộp số tự động. Ghi nhớ những ký hiệu cơ bản trên cần số tự động này sẽ giúp việc điều khiển xe dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn.
- Số D: Viết tắt từ DRIVE, tức là lái xe theo hướng phía trước
- Số R: Viết tắt từ REVERSE, đây là lệnh chỉ dẫn người lái điều khiển xe theo hướng lùi.
- Số N: Hay còn được gọi là MO và được sử dụng khi xe dừng đèn đỏ, ngã tư. Khi chuyển cần số cần đảm bảo giữ chân phanh để tránh xe bị lùi sau hoặc tiến về trước.
- Số P: Một số dòng xe có thể yêu cầu đạp phanh trước khi thực hiện chuyển sang một số khác. Số P sẽ được sử dụng khi xe đứng yên bởi nó có thể khóa hộp số.
- Số 1 (chức năng tương tự L, 2): Người lái sẽ sử dụng số 1 khi đang điều khiển xe trong thời tiết xấu, các đoạn đường sình lầy, đồi dốc nhằm tăng tốc xe.
- Số 2: Số 2 được áp dụng khi lái xe trong thời tiết xấu, vượt xe khác hoặc cần nhiều sức mạnh hơn. Người lái sẽ chuyển từ trạng thái số 1 sang số 2.
- Số S: Viết tắt của từ SPORT, đây là chế độ lái thể thao được thiết kế trên xe số tự động.
3. Các nguyên tắc để không đạp nhầm chân ga
Các tai nạn ô tô do đạp nhầm chân ga xảy ra khá nhiều và gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy khi điều khiển xe người lái nên tránh tình trạng lái xe số tự động bằng 2 chân để đảm bảo an toàn. Đồng thời, người lái phải giữ đầu óc tỉnh táo và chân phải luôn trong trạng thái làm việc.
Người điều khiển cần phải có sức khỏe đảm bảo, nếu gặp một số vấn đề như chóng mặt, hoa mắt, đau mỏi lưng, chân… nên tạm thời nghỉ ngơi và không lái xe. Trong quá trình lái xe nên chân phải nên thường xuyên vận động, xoay gót để tránh bị tê, mỏi gây cản trở việc xử lý các tình huống bất ngờ.
Ngoài ra, khi lái xe cần đảm bảo hai nguyên tắc sau để tránh không đạp nhầm chân ga:
3.1 Nguyên tắc 1: Chân không rời sàn
Trong quá trình lái xe chân không được rời khỏi mặt sàn xe. Chỉ sử dụng chân phải để điều khiển cả phanh lẫn ga.
Vị trí của gót chân nên thẳng hàng với bàn đạp phanh và phần ức bàn chân sẽ là nơi di chuyển qua lại. Hành động này giúp người lái tránh tình trạng đạp nhầm chân ga nếu nhấc cả bàn chân để đạp phanh – ga. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh lực ga và phanh khi lái xe.
3.2 Nguyên tắc 2: Rời chân ga - rà chân phanh
Nguyên tắc tiếp theo là rời chân ga – rà chân phanh khi lái xe giúp hạn chế sự cố đạp nhầm chân ga khi cần phải phanh xe.
Chân khi đặt trên bệ lái nên theo hình chữ V, đây là cách giúp người lái vận hành đôi chân một cách linh hoạt, thoải mái và đảm bảo an toàn. Trong một số tình huống cần phanh gấp không nên xoay gót để đạp phanh. Đây là thói quen mà một số người có thể mắc phải khi điều khiển xe số tự động.
Bởi với những xe có phanh và ga được thiết kế ngang nhau nếu xoay gót đạp phanh phần bàn chân có thể vẫn còn ở bàn đạp ga sẽ rất nguy hiểm. Tốt nhất người lái xe luyện tập thói quen nhấc chân ra khi đạp phanh gấp. Như vậy sẽ an toàn hơn nhiều và hạn chế các sự cố ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, dù lái xe số tự động hay xe số sàn vẫn cần tuân thủ tốc độ khi điều khiển xe. Ở mỗi đoạn đường sẽ có những quy định khác nhau về tốc độ xe được phép đi. Tuân thủ điều này sẽ giúp người lái hạn chế các va chạm hoặc dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ.
>> Tìm hiểu thêm:
- 6 cách chạy xe số sàn không bị tắt máy cho người mới bắt đầu
- Bí kíp lái xe an toàn dành cho phái đẹp
4. Các lưu ý đối với người mới lái xe ô tô số tự động
Mặc dù đã có kinh nghiệm với xe số sàn nhưng khi bắt đầu chuyển qua lái xe số tự động người lái vẫn cần nắm một số lưu ý. Bởi hai dòng xe này có sự khác biệt về hộp số, cần số, bàn đạp phanh, ga… Chính vì vậy, cần tìm hiểu để việc điều khiển xe thuận lợi và an toàn hơn.
4.1 Làm quen xe
Làm quen xe là điều không thể bỏ qua với những người mới tập lái xe số tự động. Mỗi dòng xe, mỗi kiểu xe sẽ có những thiết kế khác nhau về vị trí của công tắc, cần gạt, thiết kế bàn đạp xe số tự động… Do đó, khi lên xe hãy làm quen với những vị trí được thiết kế trong xe. Nó sẽ giúp người lái sẵn sàng và tự tin hơn để không phải lóng ngóng khi điều chỉnh các nút công tắc trên xe.
4.2 Nắm vững các kiến thức lái xe cơ bản
Để lái được xe ô tô người lái sẽ phải học khá nhiều kiến thức cơ bản về cả lý thuyết và thực hành. Chẳng hạn như: cách đỗ xe, cách nhập làn, kiểm soát chân ga, cách phanh nhẹ nhàng, giữ khoảng cách với các xe khác, đọc các biển báo giao thông…
Đặc biệt, phải ghi nhớ những lưu ý khi lái xe số tự động bằng 2 chân. Chỉ nên sử dụng chân phải để lái xe, còn chân trái nên đặt ở vị trí gác chân nhằm giữ ổn định cơ thể trên ghế lái.
4.3 Sử dụng tất cả các giác quan
Một việc không kém phần quan trọng khi bắt đầu lái xe chính là tập trung tất cả các giác quan. Người lái cần sử dụng tất cả thị giác, thính giác, khứu giác… để đảm bảo an toàn khi điều khiển xe.
Trong đó, cần đảm bảo thị giác tốt để có thể quan sát được đường và các xe xung quanh xem có đảm bảo khoảng cách an toàn không. Hoặc khứu giác phải nhạy để nhận biết được những mùi lạ bất thường xuất hiện trên xe…
Nhìn chung, lái xe số tự động bằng 2 chân là hành động nguy hiểm và không nên áp dụng đối với xe số tự động. Nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lái và cả các phương tiện xung quanh khi di chuyển trên đường. Do đó, người điều khiển phương tiện lưu ý chỉ sử dụng chân phải để đạp ga và phanh, chân trái nghỉ và đặt vào đúng vị trí để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Quý khách hàng khi có ý muốn sở hữu các dòng xe xanh hãy tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online. VinFast sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời trên các dòng xe điện hiện đại, thông minh và đem đến nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>>> Xem thêm:
- 7 sai lầm tài xế dễ mắc phải khi lái xe số tự động
- Hướng dẫn cách khởi hành ngang dốc cho xe số sàn và số tự động
- Hộp số tự động 6 cấp xe ô tô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo