Tìm hiểu về bộ phận giảm chấn ô tô

Bộ phận giảm chấn ô tô là chi tiết quan trọng thuộc hệ thống treo giúp đảm bảo xe vận hành êm ái, giảm thiểu tình trạng rung, giật.

Bộ phận giảm chấn ô tô chủ yếu có vai trò hạn chế chuyển động của lò xo và ổn định thân xe. Nếu không có bộ phận này, người ngồi sẽ có cảm giác không thoải mái bởi xe bị rung, lắc, đặc biệt khi ô tô di chuyển trên địa hình trắc trở.

1. Bộ phận giảm chấn ô tô là gì?

Bộ phận giảm chấn ô tô còn được gọi là bộ giảm xóc hoặc phuộc nhún, thụt nằm trong hệ thống treo của xe. Bộ phận này có tác dụng dập tắt nhanh dao động của bánh xe và thân xe, đảm bảo sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, tăng độ êm và ổn định khi vận hành.

Mô tả vị trí đặt bộ phận giảm chấn ô tô ở bánh xe
Bộ phận giảm chấn ô tô thường được lắp đặt cạnh bánh xe

Bộ phận giảm chấn sử dụng dầu giảm chấn có chức năng làm môi chất đặc biệt. Sức cản của dòng thủy lực phát sinh do dầu bị pistion ép và thoát qua 1 lỗ nhỏ chính là lực tắt dao động. Lực giảm chấn thay đổi theo tốc độ piston. Khi lực này càng lớn, dao động của thân xe càng được dập tắt nhanh.

>> Tìm hiểu thêm:

2. Các loại giảm chấn ô tô hiện nay

Hiện nay, các loại bộ phận giảm chấn ô tô được phân loại theo 3 cách:

2.1 Theo vận hành: kiểu tác dụng đơn (1 chiều) và kiểu tác đa tác dụng (hai chiều)

Giảm chấn tác dụng đơn được hiểu là trong hai hành trình nén và trả, chỉ có một quá trình giảm chấn có tác dụng (thông thường nhà sản xuất thiết kế giảm chấn tác dụng ở hành trình trả). Loại giảm chấn này được cấu tạo với piston gồm hai lỗ. Một lỗ đóng vai trò tiết lưu và lỗ lớn còn lại đi kèm van một chiều để loại bỏ tác dụng của giảm chấn ở hành trình nén. 

Ngược lại, giảm chấn hai chiều có tác dụng ở cả hai hành trình nén và trả. Piston của loại giảm chấn này gồm hai lỗ đi cùng hai nắp van một chiều có kích thước lỗ khác nhau. Lỗ nhỏ tác dụng ở hành trình trả và lỗ lớn hoạt động ở hành trình nén. Vì vậy, lực cản của giảm chấn ở hành trình trả sẽ lớn hơn ở hành trình nén, phù hợp với yêu cầu làm việc của hệ thống treo.

2.2 Theo môi chất: giảm chấn thuỷ lực, giảm chấn lò xo và cao su

Giảm chấn thủy lực đóng vai trò hấp thụ dao động giúp thiết bị giảm bớt sự rung lắc do địa hình. Bộ phận giảm chấn ô tô này có cấu tạo gồm lò xo, dầu giảm chấn, ty phuộc có khả năng triệt tiêu hoặc giảm lực tác động về mức thấp nhất.

Cấu tạo bộ phận giảm chấn ô tô thủy lực
Bộ phận giảm chấn thủy lực có độ bền cao

Giảm chấn lò xo được làm từ hợp kim cao cấp có khả năng phục hồi sau biến dạng tốt cũng như có khả năng chịu lực cao. Bên ngoài được mạ lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn, chống gỉ để đảm bảo độ bền. 

Giảm chấn cao su có cấu tạo từ những miếng cao su hình khối, được lắp đặt tại các vị trí thường xuyên xảy ra rung lắc mạnh. Cao su có độ dẻo dai, co giãn và ma sát tốt nên đạt hiệu quả giảm xóc cao.

2.3 Theo cấu tạo: giảm chấn đơn và giảm chấn kép

Trong số các loại giảm chấn, giảm chấn đơn và giảm chấn kép được sử dụng phổ biến.

Giảm chấn đơn có thiết kế khá đơn giản bao gồm: một bình chứa một phần dầu và khí (hoặc một số loại có những bình chỉ chứa khí), một thanh truyền động piston chính bên trong xi lanh được trang bị các van rẽ nhánh để giúp dầu chảy từ khoang này sang khoang khác. Ngoài ra, bộ giảm chấn đơn còn được trang bị một piston tách ngăn cách khoang chứa dầu với khoang chứa khí.

Giảm chấn kép là loại phổ biến nhất của bộ giảm xóc có cấu tạo bên ngoài là vỏ chứa xi lanh (ống nén) bên trong, không gian giữa các xi lanh có chứa chất lỏng hấp thụ chấn động. Ngoài ra, kiểu giảm chấn này còn có piston chuyển động lên xuống cùng các van đầu vào và đầu ra.

>> Tìm hiểu thêm:

3. Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô

Bộ giảm chấn ô tô sau thời gian dài chịu tác động của lực ma sát, sự quá tải hoặc thường xuyên di chuyển trên địa hình xấu sẽ khiến piston, xi lanh bị mòn côn, các gioăng phớt làm kín bị hỏng, lò xo yếu gãy, trục đẩy bị cong, hai đầu tai bắt giảm chấn nứt vỡ.

Lúc này, chủ xe cần bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô ngay để tránh kéo dài tình trạng xe rung lắc, dẫn tới những hỏng hóc nghiêm trọng hơn.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra bộ phận giảm chấn ô tô và bảo dưỡng
Bảo dưỡng giảm chấn ô tô nên được thực hiện định kỳ

3.1 Hướng dẫn kiểm tra bộ phận giảm chấn ô tô

Đối với từng loại xe sẽ có cách kiểm tra bộ phận giảm chấn ô tô riêng biệt. Cụ thể, đối với xe du lịch, người lái hãy ấn từng góc xe và kiểm tra có lực cản cũng như tiếng kêu hay không. Nếu có, chủ xe có thể nghĩ ngay đến việc giảm chấn bị hỏng.

Đối với xe tải, lái xe cần tháo giảm chấn ra, thực hiện kéo và nén ống giảm chấn xem lực cản và tiếng kêu có vấn đề không. Ở một số xe khác, tài xế có thể kiểm tra bằng dụng cụ đo hoặc quan sát bằng mắt thường. 

3.2 Cách bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô

Việc bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô như thế nào phụ thuộc vào loại giảm chấn thiết kế trên xe. Đối với loại giảm chấn có thể tháo rời, chủ xe sẽ thay thế các chi tiết hỏng đơn lẻ. Đối với loại giảm chấn hàn kín, bắt buộc người dùng phải thay mới cả bộ đúng chủng loại.

Bộ phận giảm chấn ô tô có ảnh hưởng đến sự thoải mái của hành khách. Vì vậy, người lái cần lưu tâm đến việc bảo dưỡng bộ phận này định kỳ. Riêng chủ xe VinFast có thể mang xe đến các xưởng dịch vụ hoặc đặt lịch bảo dưỡng qua website để được kiểm tra. 

Quý khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô VinFast với các dòng xe điện hiện đại cùng nhiều tính năng, tiện ích thông minh như VinFast VF e34, VF 8 và VF9 có tìm hiểu, đặt cọc mua xe ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm:

25/06/2021
Chia sẻ bài viết này