Tìm hiểu về tiêu chuẩn đánh giá an toàn ô tô Euro NCAP

Kết quả xếp hạng của Euro NCAP được xem là một trong những tiêu chuẩn đáng tin cậy để đánh giá mức độ an toàn của xe hơi mới hiện nay.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Tiêu chuẩn đánh giá tính năng an toàn xe mới của châu Âu - Euro NCAP là một trong những chương trình thử nghiệm nghiêm ngặt mà các nhà sản xuất cũng như người điều khiển xe quan tâm. Vậy xe ô tô được kiểm tra theo tiêu chuẩn Euro NCAP như thế nào?

1. Euro NCAP là gì?

Euro NCAP, tên tiếng anh đầy đủ là Euro New Car Assessment Programme. Đây là chương trình đánh giá các tính năng an toàn của một chiếc xe hơi mới được chính thức thành lập năm 1996 bởi Cục quản lý đường bộ Thụy Điển. 

Tìm hiểu chương trình Euro NCAP đánh giá xe mới của Châu Âu
Euro NCAP - Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu (Nguồn: Sưu tầm)

Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành mô phỏng thử nghiệm các cuộc va chạm theo tình huống giao thông thực tế, từ đó đưa ra đánh giá chất lượng an toàn của các mẫu xe mới. Các nhà sản xuất sẽ có thêm căn cứ để tiếp tục nâng cao hoặc bổ sung thêm các thiết bị công nghệ an toàn cho xe. 

Khác với các chương trình đánh giá an toàn xe hơi khác, các bài kiểm tra của Euro NCAP chỉ tập trung cho 3 yếu tố bảo đảm sự an toàn của người tham gia giao thông; người ngồi trên xe và các thiết bị công nghệ hỗ trợ đảm bảo sự an toàn. 

Từ khi thành lập đến nay, chương trình Euro NCAP đang ngày được nâng cấp với mức kiểm tra nghiêm ngặt. Kết quả kiểm tra sẽ được công bố chi tiết trên trang web của Euro NCAP. Do đó, thông thường kết quả mà Euro NCAP đưa ra sẽ có thời hạn hiệu lực trong vòng 6 năm. Xếp hạng mà tổ chức này đưa ra có giá trị trong khu vực và một số nước nhập khẩu xe.

2. Quy trình đánh giá an toàn của Euro NCAP

Trong quy trình đánh giá an toàn của Euro NCAP, mỗi chương trình thử nghiệm đều có mục tiêu rõ ràng để đo lường các tính năng an toàn trên xe. Do đó, các chuyên gia tại đây sẽ mô phỏng đa dạng các loại tai nạn có thể xảy ra một cách chân thực nhất. 

Các thử nghiệm va chạm sẽ có những hình nộm/robot tiên tiến với kích thước khác nhau tương đương người lớn, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh với các vị trí ngồi khác nhau. Từ đó, đem đến kết quả đánh giá chi tiết nhất với từng thiết bị an toàn trên xe ô tô.

2.1. Tác động trực diện từ phía trước

Đây chính là bài thử nghiệm khả năng chịu đựng của ô tô khi có va chạm trực diện từ phía trước, từ đó sẽ đo lường mức độ bảo vệ người ngồi trong xe, mức độ hỗ trợ của các thiết bị: dây an toàn ô tô, hệ thống túi khí ô tô cũng như độ bền cấu trúc của xe sau tai nạn. Khi thực hiện tình huống va chạm, các chuyên gia sẽ thiết lập chiếc xe di chuyển với tốc độ 40 mph đâm vào rào chắn. 

Bài kiểm tra tác động trực diện tại chương trình Euro NCAP
Bài kiểm tra tác động trực diện tại chương trình Euro NCAP (Nguồn: Sưu tầm)

Tuy nhiên từ năm 2020, tiêu chuẩn đánh giá Euro NCAP có sự thay đổi. Các chuyên gia tiến hành thử nghiệm khi cho xe di chuyển với tốc độ 31 mph - tương đương 50km/h đâm vào rào chắn cũng đang di chuyển với tốc độ tương tự. Từ thí nghiệm này, Euro NCAP cũng có thể đánh giá được mức độ thiệt hại mà chiếc xe gây ra trong vụ tai nạn.

2.2. Tác động từ bên hông của ô tô

Bài kiểm tra sẽ mô phỏng va chạm của một chiếc xe ô tô khác đâm ngang vào ô tô. Kết quả sẽ đo lường mức độ bảo vệ ở trong xe với từng vị trí ngồi. Với các mức độ va chạm khác nhau sẽ cho biết khả năng bảo vệ và chịu đựng của xe 

Với cải thiện vào năm 2020, thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt hơn để đánh giá chất lượng túi khí trung tâm. Từ đó, đánh giá được khả năng bảo vệ cho người ngồi trong xe.

2.3. Tác động cực bên từ vật thể cố định

Thí nghiệm này cũng tương đương với thí nghiệm va chạm. Tuy nhiên thay vì ô tô va chạm, bài kiểm tra sẽ mô phỏng tình huống nếu người điều khiến mất kiểm soát gây ra tai nạn trượt ngang vào các vật thể cố định: cột đèn, rào chắn, cây cối, nhà cửa,...

2.4. Khả năng bảo vệ người đi bộ

Bên cạnh những người ngồi trên xe, chương trình Euro NCAP còn quan tâm đến sự an toàn của người đi bộ. Các chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm các cú va chạm với người đi bộ. Từ đó đánh giá mức độ thiết kế, khả năng hoạt động của các tính năng trên xe như: phanh, các tín hiệu thông báo,..

2.5. Kiểm tra hệ thống bảo vệ trẻ em trên xe

Chương trình Euro NCAP sẽ đưa ra các thử nghiệm va chạm khi trên xe có những hình nộm trẻ em. Thông thường sẽ có hình thái tương đương đứa trẻ 18 tháng và 3 tuổi ngồi ở vị trí phía sau. Các bài kiểm tra sẽ đo lường khả năng bảo vệ từ cấu trúc xe và thiết bị hỗ trợ. Đồng thời, các chuyên gia sẽ tính toán được khả năng bị thương của đứa trẻ trong các tình huống. 

2.6. Kiểm tra Whiplash

Đây là bài kiểm tra chất lượng của bộ phận gối tựa đầu - bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạn chế rủi ro chấn thương đầu và cổ do va chạm đột ngột.

2.7. Kiểm tra hệ thống hỗ trợ tốc độ và nhắc nhở thắt dây an toàn

Hiện nay, khi công nghệ phát triển, các nhà sản xuất đang dần chú trọng đến các thiết bị thông minh hỗ trợ an toàn cho người lái xe. Trong đó có tính năng hỗ trợ lái xe/ thông báo tốc độ và thông báo nhắc nhở thắt dây an toàn. Những chiếc xe được trang bị thiết bị này sẽ được chuyên gia đánh giá mức độ hoàn thiện tốt hơn khi không có.

2.8. Kiểm tra công nghệ phanh khẩn cấp tự động (AEB)

Phanh khẩn cấp tự động - là tính năng tương đối mới trên thị trường. Nó là một dạng tự động lái xe khi cho phép chiếc xe ô tô thay đổi tốc độ khi sắp va chạm. Euro NCAP sẽ đánh giá tính năng này hoạt động như thế nào. Chương trình sẽ thiết lập bài kiểm tra khả năng giảm tốc trên 3 loại đường khác nhau: đường thành phố lớn, nông thôn và đường dành riêng cho ô tô.

2.9. Tính năng phát hiện người đi đường dễ bị tổn thương 

Euro NCAP đánh giá cao những chiếc xe có khả năng phát hiện người đi đường dễ bị tổn thương (VD: người đi xe đạp) để tránh va chạm với họ. Trong trường hợp va chạm, tiêu chuẩn này sẽ xem xét khả năng và mức độ  thiệt hại để có hướng xử lý tình huống phù hợp. Đây sẽ là một thách thức rất lớn với các nhà sản xuất ô tô trên thị trường hiện nay.

>>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết các hệ thống an toàn chủ động trên ô tô

Chương trình kiểm tra Euro NCAP về tính năng phát hiện người đi xe đạp của ô tô
Tính năng phát hiện người đi xe đạp của ô tô được Euro NCAP đánh giá cao (Nguồn: Sưu tầm)

2.10. Kiểm tra khả năng kiểm soát ổn định điện tử

Chương trình Euro NCAP sẽ tiến hành kiểm tra mức độ hoạt động của các hệ thống an toàn được trang bị trên xe ô tô. Trong đó có hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe ổn định và hạn chế trượt bánh trong các địa hình trơn trượt.

3. Xếp hạng sao của Euro NCAP

Kết quả xếp hạng của chương trình Euro NCAP sẽ được chấm điểm dạng sao. Trong đó 0 sao là kém nhất và 5 sao là tốt nhất. Mỗi sao sẽ có các tiêu chí cơ bản sau đây: 

  • An toàn 0 sao: Đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản để có thể bán và lưu hành chiếc xe ra ngoài thị trường;
  • An toàn 1 sao: Chiếc xe có khả năng bảo vệ với các va chạm nhẹ. Trên xe có ít công nghệ hỗ trợ an toàn;
  • An toàn 2 sao: Xe có khả năng bảo vệ va chạm tuy nhiên thiếu các thiết bị công nghệ tránh va chạm;
  • An toàn 3 sao: Những chiếc xe có luôn có khả năng bảo vệ người trong xe với mức độ thấp là trung bình. Đồng thời, xe cũng có các trang bị công nghệ an toàn. Tuy nhiên không phải tất cả các bộ phận đều được trang bị các tính năng tránh va chạm mới nhất;
  • An toàn 4 sao: Khả năng bảo vệ ở mức tổng thể và toàn diện. Bên cạnh đó có thêm công nghệ tránh va chạm;
  • An toàn 5 sao: Xe có khả năng bảo vệ mức xuất sắc ở mọi tiêu chí. Không những vậy, xe được trang bị các công nghệ an toàn tránh va chạm tiên tiến toàn diện nhất. 

Ngoài ra, xếp hạng của Euro NCAP còn dựa trên bốn hạng mục riêng biệt, được biểu thị dưới dạng phần trăm:

  • Bảo vệ người lớn: Kiểm tra, đo lường mức độ an toàn dành cho người trưởng thành ngồi trong xe bao gồm: người điều khiển và hành khách. Thông thường sẽ được kiểm tra thông qua thử nghiệm va chạm chính diện và bên hông.
  • Bảo vệ trẻ em: Kiểm tra, đo lường mức độ an toàn dành cho trẻ em khi ngồi trên xe ở hàng ghế sau khi có va chạm. 
  • Người đi đường dễ bị tổn thương: Kiểm tra, đo lường mức độ chấn thương và khả năng hồi phục dành cho người đi bộ, đạp xe khi ô tô va chạm. Từ đó, đánh giá các tính năng công nghệ trên xe: phanh tự động, nhận dạng người đi đường.
  • Hỗ trợ an toàn: Euro NCAP đánh giá cải thiện các tính năng hỗ trợ an toàn trên xe ô tô thông qua một số hệ thống mới: phanh khẩn cấp, khả năng chống trượt, thông báo cài dây an toàn, giảm tốc độ,..

>>>Tìm hiểu thêm:

Euro NCAP là một chương trình kiểm tra uy tín đáng tin cậy được các hãng sản xuất lớn trên thế giới tin tưởng. Do đó, việc sở hữu một chiếc xe được Euro NCAP đánh giá và xếp hạng tốt sẽ là một lựa chọn an toàn cho người sở hữu.

>>> Tìm hiểu thêm:

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF e34, VF 8 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, VinFast cung cấp công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8, VF 9 trực tuyến thông qua website. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.
 

>> Tìm hiểu thêm:

29/08/2022
Chia sẻ bài viết này