Những lưu ý để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Tại sao cần đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô?
Trong một khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), hầu hết trẻ em tử vong do tai nạn xe hơi ở nước này là do không được thắt dây an toàn cẩn thận và không sử dụng ghế chuyên dụng cho trẻ em trên xe ô tô.
Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng ghế an toàn phù hợp và chú ý một số thao tác bảo vệ trẻ khi ngồi trong xe hơi có thể góp phần giảm thiểu tỷ lệ thương tích, tử vong cho trẻ trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Chọn vị trí ngồi phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé trên ô tô
Bên cạnh các trang bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô, ba mẹ cần quan tâm đến việc chọn vị trí ngồi phù hợp cho trẻ. Vị trí ghế và hướng ngồi hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thương vong trong trường hợp khẩn cấp.
Trẻ em từ 7 tuổi trở xuống phải ngồi trên ghế chuyên dụng trên ô tô và quay mặt về phía sau. Lý do là vì hệ thống túi khí ở hàng ghế trước có thể làm tổn thương hoặc thậm chí khiến cho bé tử vong. Trong trường hợp va chạm, phần sau của ghế an toàn sẽ bảo vệ phần đầu, cổ và thân của bé.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên ngồi trên ghế quay mặt về phía sau cho đến thời điểm 2 tuổi, hoặc cho đến khi đạt đến giới hạn cân nặng và chiều cao tối đa do nhà sản xuất khuyến nghị.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, một đứa trẻ dưới 2 tuổi vẫn có nguy cơ chấn thương nặng hơn 75% khi ngồi trên ghế quay về phía sau. Đó là bởi vì ở độ tuổi này, cổ của trẻ thường không đủ cứng để nâng đỡ phần đầu trong trường hợp va chạm. Do đó nên tuân theo các hướng dẫn về chiều cao và cân nặng trên ghế an toàn cho trẻ em và giữ bé ngồi trên ghế quay về phía sau để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô.
Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên, bố mẹ có thể để bé ngồi trên ghế hành khách và sử dụng dây an toàn cho bé có sẵn trên ô tô. Lưu ý, không được buộc dây an toàn qua vai hoặc dưới cánh tay của trẻ và tuyệt đối không thắt dây an toàn cho cả 2 bé (hoặc 1 người lớn 1 trẻ em) cùng một lúc. Vì khi va chạm, đầu của 2 người có thể bị va vào nhau.
Lắp đặt ghế chuyên dụng cho trẻ trên ô tô
Ghế ngồi an toàn chuyên dụng cho trẻ em trên ô tô là một loại phụ kiện quan trọng mà phụ huynh cần trang bị. Không những thế, cách lắp ghế trẻ em trên ô tô đúng chuẩn cũng giúp bạn bảo đảm an toàn cho bé khi đi ô tô, giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là hướng dẫn cách lắp đặt ghế an toàn quay mặt về phía sau hoặc loại ghế chuyển đổi:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu cách thắt dây an toàn hoặc hệ thống LATCH (Lower Anchors and Tethers for Children) trên ô tô với ghế an toàn cho trẻ em.
- Luồn dây an toàn của ghế trẻ em qua dây an toàn của xe và thắt chặt
- Khóa dây an toàn theo đúng quy định
- Dùng lực ấn mạnh ghế xuống để đảm bảo ghế được lắp chắc chắn. Đảm bảo thân ghế không dịch chuyển quá 2.5cm theo chiều hướng trái - phải và cả trên - dưới.
- Đọc toàn bộ hướng dẫn sử dụng ghế an toàn cho trẻ em, xác định góc độ phù hợp đã được hãng khuyến nghị.
Công đoạn lắp đặt ghế an toàn cho bé khi đi ô tô cần tuân theo những quy định của cả hãng sản xuất xe và thương hiệu ghế. Mặt khác, chúng ta cũng nên dựa vào cân nặng, chiều cao của con để tạo nên chỗ ngồi vừa an toàn, vừa thoải mái nhất cho bé.
Để tạo sự an tâm cho khách hàng trên mọi chặng đường, hầu hết các dòng xe của VinFast đều được lắp đặt đai an toàn đạt chuẩn ISOFIX, nhằm đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô.
Thắt dây an toàn đúng cách
Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên, chúng ta có thể hướng dẫn cho con cách sử dụng đai an toàn trên xe ô tô để tự bảo vệ mình.
- Đảm bảo đai đùi được đặt ở vị trí thấp và ngang hông của trẻ.
- Đai vai phải nằm phẳng và vừa khít với phần vai, tránh xa khu vực cổ và mặt.
- Đai vai và đai đùi nên được điều chỉnh cho bằng phẳng, không bị xoắn lại gây cảm giác khó chịu cho bé.
Đóng chặt cửa xe ô tô
Trong quá trình di chuyển, cửa ô tô nên được khóa kín. Hầu hết các dòng xe hiện nay đều được trang bị cửa sổ tự động. Đôi khi, trẻ em có thể vô tình kích hoạt cửa sổ, khiến bàn tay, ngón tay, cánh tay bị kẹt lại rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên khóa chốt an toàn cửa sổ xe để tạo nên không gian ngồi an toàn hơn đối với con trẻ.
Cố định đồ vật trên xe
Nên cố định đồ vật trên xe, gom đồ vật vào cùng một vị trí (có thể cho vào hộp đựng, cốp xe…) vì khi xảy ra va chạm, những đồ vật này có thể bị văng ra và gây tổn thương cho trẻ em. Đặc biệt, cần tránh để vật sắc nhọn, hóa chất trong xe ô tô.
Không để trẻ chơi đùa trên xe
Trẻ em thường rất hiếu động, hay có thói quen chơi đùa, leo trèo, chuyển từ ghế này sang ghế khác nên dễ bị tổn thương khi xe đang di chuyển. Mặt khác, việc gây ồn ào cũng sẽ khiến cho người lái bị mất tập trung, dẫn tới nguy cơ xảy ra va chạm.
Không để trẻ ngồi trên xe mà không có người lớn
Trên thực tế, đã từng có rất nhiều trường hợp phụ huynh “bỏ quên” trẻ trên xe, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế, tuyệt đối không nên để trẻ em ở trên xe (kể cả nhiều hơn 1 trẻ) mà không có sự giám sát của người lớn.
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô, các bậc cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi và chăm sóc trẻ, đem theo một ít đồ ăn vặt phòng khi bé đói, mang theo chăn bông hoặc áo khoác để giữ ấm cho trẻ, khen ngợi khi con ngoan ngoãn ngồi trên xe, trang bị một số vật dụng cần thiết cho chuyến đi…
Và điều đặc biệt quan trọng chính là thói quen lái xe an toàn, không lái xe khi cơ thể không đủ năng lượng hoặc sau khi uống rượu bia. Mặt khác, không sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc thiết bị rảnh tay khi đang cầm lái vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung quan sát luồng giao thông trên đường.
Khách hàng tham khảo thông tin và đặt cọc các dòng xe ô tô điện VinFast, mới đây nhất là VF 5 Plus hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.