PHỔ BIẾN
Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu? Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe không có bằng lái xe sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng. Với lỗi không mang bằng lái, theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP,, người điều khiển sẽ có thể bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
1. Lỗi không có bằng lái xe máy có bị phạt không?
Lỗi không có bằng lái xe máy có bị phạt không và lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu là điều nhiều người tham gia giao thông thắc mắc. Căn cứ khoản 2, Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cần phải có đầy đủ 4 loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe đối với những người điều khiển các phương tiện xe cơ giới đã được quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới đã được quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, giấy phép lái xe là một trong 4 loại giấy tờ bắt buộc người điều khiển xe máy phải có và mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp, chủ xe cơ giới không có hoặc không mang theo bằng lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy lỗi không có bằng lái xe máy 2023 phạt như thế nào?

Hiện nay, xe máy điện đang là phương tiện được người dùng ưa chuộng bởi khả năng vận hành mạnh mẽ, an toàn, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Vậy, đi xe máy điện có cần bằng lái không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP,người điều khiển xe máy điện có dung tích xi - lanh từ 50 đến 125cm3 hoặc công suất động cơ điện trên 4kW đến 11kW thì bắt buộc phải có bằng lái xe.
Do vậy, nếu người lái xe điều khiển các loại xe máy điện như: xe VinFast Theon với vận tốc đạt 90km/h hay VinFast Feliz tốc độ tối đa đạt 60km/h,... thì đều phải có bằng lái xe A1.
2. Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt không có bằng lái xe máy như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển mô tô 2 bánh dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và những loại xe tương tự.
- Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ - 5.000.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển xe mô tô 2 bánh dung tích xi lanh trên 175 cm3 và xe mô tô 3 bánh.
3. Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

4. Lỗi không có bằng lái xe máy có bị giữ xe không?
Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), Cảnh sát giao thông (CSGT) hoặc người thi hành công vụ có quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.
5. Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái xe máy?
Trong trường hợp quên mang bằng lái xe, người vi phạm cần xuất trình được bằng chứng để tránh bị phạt vì hành vi không có bằng lái. Tuy nhiên người điều khiển xe không cần phải chứng minh ngay tại thời điểm phạm lỗi mà chỉ cần xuất trình bổ sung trong đúng thời hạn.
Cụ thể, theo khoản 3 của điều 82, nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển xe máy không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt về hành vi KHÔNG có giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và sẽ có phiếu hẹn.
Trong thời hạn hẹn nếu xuất trình được Giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện sẽ được hạ từ mức phạt không có bằng lái xe máy xuống mức phạt về hành vi “Không mang theo giấy phép lái xe”. Ngược lại, nếu quá hạn mà không xuất trình được giấy phép lái xe thì chủ phương tiện phải chịu mức phạt như ban đầu

6. Quy trình đăng ký và thi bằng lái xe máy để tránh lỗi không có bằng lái xe máy
Để tránh bị xử phạt liên quan đến bằng lái xe như đã nêu trên thì người điều khiển xe máy nên chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là phải mang đầy đủ 4 loại giấy tờ bắt buộc khi tham gia giao thông.
Trong trường hợp chưa có bằng lái xe, chủ phương tiện nên chủ động đăng ký và thi bằng lái xe máy sớm. Quy trình đăng ký và thi rất đơn giản bao gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ở các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe
- Bước 2: Tham gia khóa học ký thuyết và thực hành
- Bước 3: Tham gia thi sát hạch giấy phép lái xe bằng A1 hoặc A2.
- Bước 4: Nếu thi sát hạch thành công thì sẽ nhận bằng lái theo phiếu hẹn.
Lệ phí để thi bằng lái xe A1 là 450.000 đồng và bằng lái xe A2 là 1.850.000 đồng. Sau khoảng 02 tuần, người tham gia thi sẽ nhận được bằng lái xe nếu sát hạch thành công.
Như vậy, nếu không có bằng lái xe hoặc có nhưng không mang thì đều bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, bên cạnh việc nắm rõ lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu, người điều khiển phương tiện giao thông cần bổ sung đầy đủ giấy tờ và nên nhớ mang theo bên mình. Nếu chủ xe đang điều khiển các mẫu xe máy điện thế hệ mới của VinFast có vận tốc tối đa trên 50km/h hoặc công suất trên 4kW thì cập nhật ngay thông tin để tránh bị xử phạt.
Hiện nay, người dùng đã có thể có thêm lựa chọn với các dòng xe máy điện VinFast có các ưu điểm vượt trội như tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và mang lại khả năng vận hành mạnh mẽ.
Quý khách hàng quan tâm có thể đặt mua ngay xe máy điện VinFast qua website chính thức, hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:

Nguyễn Thị Cẩm Tú Chuyên viên truyền thông