Tra cứu 10 lỗi vi phạm giao thông khi lái xe ô tô thường gặp dịp Tết

Không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn,... là những lỗi vi phạm giao thông xảy ra phổ biến trong dịp Tết.

Nhiều lỗi vi phạm giao thông đã tăng mức xử phạt từ 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Do đó, người tham gia giao thông cần nắm rõ để hạn chế lỗi vi phạm giao thông đối với ô tô, đảm bảo an toàn khi vận hành xe trong dịp Tết.

lỗi vi phạm giao thông dịp Tết
Lượng phương tiện lưu thông trong dịp Tết tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm giao thông gây mất an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

1. Mức xử phạt không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô

Giống như việc bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm ở xe máy, người ngồi trên xe ô tô tham gia giao thông bắt buộc phải thắt dây an toàn. Theo khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn”. Theo đó, việc không thắt dây an toàn sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông. 

Mức xử phạt lỗi không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, tại tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định này quy định như sau:

"Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
  • Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.”
 không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô
Người điều khiển và người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn có thể bị phạt tiền đến 1 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)

2. Mức xử phạt chở quá số người quy định dành cho xe ô tô

Một trong những lỗi mà người lái xe ô tô thường gặp phải trong dịp Tết là chở quá số người quy định, đặc biệt là với những gia đình đông người có nhu cầu đi chơi Tết, đi du lịch,... Theo quy định, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi sẽ được chở quá 1 người so với quy định. Trường hợp chở quá từ 2 người trở lên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

loi vi pham giao thong cho qua so nguoi quy dinh

Ngoài ra, trường hợp ô tô chở quá 50 - 100% số người được phép chở sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; chở quá 100% số người theo quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.

3. Mức xử phạt dừng, đỗ xe ô tô không đúng nơi quy định

Ô tô dừng, đỗ sai quy định có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, mức phạt trong một số trường hợp dừng, đỗ xe sai quy định đã được nâng lên từ 1/1/2022 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Mức phạt cho hành vi vi phạm này như sau:

  • Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định: Khi dừng, đỗ ô tô không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.
  • Các hình thức dừng, đỗ ô tô không đúng khác theo quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 - 12.000.000 đồng.
lỗi dừng đỗ xe không đúng nơi quy định dịp Tết
Dừng, đỗ xe ô tô ở nơi có biển báo cấm là lỗi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt

>>> Tìm hiểu thêm: Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu tiền?

4. Mức xử phạt không bật xi nhan khi chuyển làn ô tô 

Đèn xi nhan hay còn gọi là đèn tín hiệu chuyển hướng, được dùng để thông báo đến những phương tiện khác khi người điều khiển xe muốn rẽ trái hoặc rẽ phải. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bật đèn tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn. Trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020:

lỗi vi phạm giao thông ô tô không bật xi nhan

5. Mức xử phạt điều khiển ô tô vào đường cấm, đường một chiều

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Đường một chiều là đường chỉ được phép lưu thông, hay đi theo một chiều nhất định. Trường hợp người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm hay đường một chiều sẽ bị coi là lỗi vi phạm giao thông và có thể bị xử phạt. Mức phạt cụ thể được quy định như sau:

  • Xe ô tô đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt.
  • Điều khiển xe ô tô đi ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

6. Mức xử phạt điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép

Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT đã quy định rõ về tốc độ ô tô khi lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Theo đó, mức phạt đối với người điều khiển ô tô vượt quá tốc độ cho phép đã được sửa đổi, áp dụng từ 1/1/2022, cụ thể:

  • Điều khiển xe ô tô đi quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến dưới 10km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
  • Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20 km/h sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

7. Mức xử phạt ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông

Lỗi vi phạm lái xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông bị nâng mức xử phạt từ ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, người lái xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

8. Mức xử phạt sử dụng điện thoại khi đang điều khiển ô tô

Theo thống kê có khoảng 80% các vụ tai nạn xảy ra do người lái xe mất tập trung và do sử dụng điện thoại. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông khi người lái không tập trung, tay lái không vững vàng, không kịp xử lý khi có tình huống phát sinh bất ngờ. 

Chính vì vậy, việc ban hành các chế tài xử phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện lưu thông là rất cần thiết, đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn. Theo  Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô dùng tay sử dụng điện thoại khi đang di chuyển trên đường sẽ bị phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng.

Tăng mức xử phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe ô tô
Tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe ô tô

9. Điều khiển ô tô sau khi đã uống rượu, bia

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe khi tham gia giao thông đã uống rượu, bia có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 24 tháng. Theo đó, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như sau:

lỗi vi phạm giao thông vượt quá nồng độ cồn

10. Mức xử phạt quên hoặc không có giấy phép lái xe ô tô 

Giấy phép lái xe (bằng lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể, cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới trên phần đường công cộng. Đây là một trong những loại giấy tờ cần thiết mà người điều khiển xe ô tô phải có và mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Mọi hành vi tham gia giao thông không có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định về việc tăng mức xử phạt đối với người điều khiển xe không có Giấy phép lái xe, cụ thể như sau:

lỗi vi phạm giao thông không mang giấy phép lái xe

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm:

  • Trong thời gian cảnh sát giao thông giải quyết vụ việc, nếu người vi phạm không xuất trình được Giấy phép lái xe thì sẽ xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe. Nếu quá thời hạn giải quyết mà người vi phạm vẫn không xuất trình sẽ được xác định là hành vi không có Giấy phép lái xe.
  • Trường hợp không mang theo Giấy phép lái xe cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày, tối đa 30 ngày tùy từng trường hợp.
tăng mức xử phạt lỗi vi phạm giao thông 2022
Tăng mức phạt một số lỗi vi phạm giao thông kể từ ngày 1/1/2022 theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Các lỗi vi phạm giao thông ô tô cơ bản có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Việc nắm rõ các quy định và hình thức xử phạt vi phạm giao thông tương ứng giúp người điều khiển xe nâng cao ý thức, tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh, không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà cả những người xung quanh. 

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

đặt cọc vinfast vf 8 và vf 9

31/01/2022
Chia sẻ bài viết này