Những lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ

Gọi cứu hộ là giải pháp đầu tiên mà nhiều chủ xe nghĩ tới khi ô tô rơi vào tình trạng “nằm đường”. Tuy nhiên, để quá trình cứu hộ diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng thì bên cạnh kỹ năng xử lý chuyên nghiệp của đội ngũ cứu hộ, người lái cũng cần nắm được một số lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ an toàn
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Trên thực tế, cứu hộ xe ô tô không phải là việc đơn giản, quá trình đưa phương tiện lên xe cứu hộ giao thông tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị hỏng hóc, trầy xước sơn. Bởi vậy, người lái cần lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ và phối hợp cùng đơn vị cung cấp dịch vụ để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho phương tiện.

Những lưu ý để đưa xe ô tô lên xe cứu hộ an toàn
Người lái cần chủ động trong việc kiểm tra, giám sát quá trình di chuyển ô tô lên xe cứu hộ để hạn chế tình trạng xe bị hư hỏng thêm, xước sơn (Nguồn: Sưu tầm)

1. Lưu ý trước khi gọi xe cứu hộ ô tô

Khi xe gặp sự cố bất ngờ, không thể táp vào lề đường hay di chuyển đến nơi dừng đỗ xe theo quy định thì việc đầu tiên người lái cần làm là bật đèn khẩn cấp. Hành động này giúp cho các xe khác biết rằng xe của bạn đang gặp vấn đề và chủ động tránh để không xảy ra va chạm.

Tiếp theo, người lái cần xuống xe đặt biển hoặc dụng cụ phát tín hiệu cảnh báo phía trước và sau xe 50m. Đây là khoảng cách thích hợp để các phương tiện đang lưu thông khác phát hiện và chủ động điều chỉnh tốc độ, phương hướng di chuyển. Điều này rất quan trọng khi ô tô gặp sự cố vào ban đêm hay trên các tuyến đường cao tốc, đoạn đường khuất.

Việc đặt biển/phát tín hiệu cảnh báo để đảm bảo an toàn cho bản thân và phương tiện trong thời gian chờ cứu hộ. Chính vì thế, người lái không nên bỏ qua hành động này trước khi liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ xe ô tô.

Để quá trình cứu hộ diễn ra nhanh chóng, người điều khiển phương tiện nên cung cấp các thông tin cơ bản về xe bao gồm tên thương hiệu, năm sản xuất, thông số kỹ thuật… Bên cạnh đó, nếu mặt đồng hồ phía sau vô lăng ô tô báo lỗi thì chủ xe cũng nên mô tả thông tin hoặc chụp ảnh gửi cho đơn vị cứu hộ. Việc nắm rõ “lý lịch” và các lỗi của xe sẽ giúp đội cứu hộ chủ động trong việc chuẩn bị phụ tùng và lên phương án cứu hộ phù hợp.

Hiện nay, nếu dựa vào tải trọng, xe cứu hộ ô tô được phân ra làm 3 hạng chính bao gồm:

  • Hạng nhẹ – dưới 5 tấn
  • Hạng trung – dưới 10 tấn
  • Hạng nặng – trên 10 tấn

Bên cạnh đó, dựa vào đặc điểm của từng dòng ô tô mà hình thức cứu hộ cũng được chia thành 3 loại:

  • Xe cứu hộ kéo nâng: Phù hợp với xe ô tô số sàn.
  • Xe cứu hộ có sàn chở: Phù hợp với ô tô số tự động. Với dòng xe này nếu quá trình cứu hộ không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất, có thể gây cháy hoặc phá hủy hộp số tự động. Do đó, phương án hiệu quả nhất là sử dụng xe cứu hộ có sàn, hoặc kéo xe ô tô bằng cầu không chủ động.
  • Xe cứu hộ có cần cẩu: Sử dụng cho trường hợp xe ô tô bị sa lầy, bị kẹt trong hố, mương,… Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng các dây cứu hộ bằng vải sẽ là phương án tối ưu, an toàn nhất.

Có thể thấy được rằng, nếu người lái cung cấp chính xác thông tin xe sẽ hỗ trợ rất nhiều cho đội cứu hộ. Tùy vào kích thước, tải trọng và đặc điểm của của xe cần cứu hộ mà đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ điều phối phương tiện phù hợp. Chọn đúng phương án cứu hộ sẽ giúp quá trình cứu hộ diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho phương tiện.

>>>Tìm hiểu thêm: Những lưu ý chủ xe cần nắm rõ khi gọi cứu hộ ô tô

Những điều cần biết khi đưa xe lên xe kéo an toàn
Người điều khiển phương tiện cần cung cấp thông tin và tình trạng xe để giúp đội cứu hộ lên phương án phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)

2. Những lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ

Trong quá trình đưa ô tô lên xe cứu hộ, để tránh những rủi ro không đáng có, chủ xe cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Đảm bảo nhiều hơn một người chỉ dẫn

Đây là một trong những lưu ý quan trọng để đưa xe ô tô lên xe cứu hộ an toàn, bởi một người không thể quan sát bao quát cũng như chỉ dẫn mọi góc cạnh, đặc biệt là các góc khuất hay điểm mù của xe. Chính vì thế, người lái cần chủ động hỗ trợ đội cứu hộ hoặc tìm kiếm nhiều hơn một người để đảm bảo công tác chỉ dẫn.

  • Thống nhất kí hiệu chỉ dẫn đơn giản bằng tay

Để đảm bảo rằng tất cả người chỉ dẫn đều hiểu nhau, cần thống nhất sử dụng các kí hiệu chỉ dẫn bằng tay đơn giản. Việc này không chỉ đẩy nhanh quá trình giải cứu mà còn hạn chế rủi ro va quệt, xước sơn trong lúc di chuyển ô tô lên xe cứu hộ

  • Đảm bảo xe moóc và xe được cứu hộ đều an toàn

Trước khi di chuyển ô tô lên xe cứu hộ, người lái cần đảm bảo đã nhấn giữ phanh đỗ xe ô tô, xác định xe moóc được cố định chắc chắn. Bởi, chỉ cần chiếc moóc rời khỏi vị trí ban đầu, dù chỉ một chút cũng có thể gây ra tai nạn không đáng có.

  • Cầu dẫn được giữ ổn định

Một số phương tiện cần có thêm cầu dẫn bằng gỗ hoặc vật liệu sắt thép khác để tạo đủ độ nghiêng cho xe ô tô đi lên. Tuy nhiên, cần kiểm tra độ chắc chắn và sự ổn định của cầu dẫn, bởi nếu bị xô lệch vị trí hoặc gẫy gập trong quá trình xe đi lên có thể khiến cả người lái và xe phải gặp tai nạn.

  • Chú ý tới chân ga và chân phanh khi di chuyển ô tô lên xe cứu hộ

Trong điều kiện cho phép, chủ xe nên là người di chuyển phương tiện lên ô tô cứu hộ, nếu người khác thực hiện hành động này, cần chú ý tới chân ga và chân phanh. Sự cố trượt số hay nhầm ga sẽ khiến các phương tiện va đập vào nhau và gây thêm hư hỏng, thiệt hại.

  • Đo lường và kiểm soát lại các bộ phận, chi tiết cứu hộ

Đội ngũ cứu hộ nên so sánh chiều rộng của xe moóc với chiều rộng của phương tiện cần đưa lên, tính toán về độ nghiêng của tấm ván, kiểm tra dây cứu hộ… Việc kiểm soát và cân nhắc mọi thứ liên quan giúp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

  • Đóng cửa xe và ngồi trong trong khoang lái

Lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ, người lái cần khóa cửa xe và thắt dây an toàn trong khoang lái. Tuyệt đối không đặt tay lên cửa hoặc bất cứ bộ phận nào bên ngoài xe để tránh những tình huống phát sinh bất ngờ, gây nguy hiểm tới an toàn của bản thân.

Lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ an toàn, nhanh chóng
Những người tham gia công tác cứu hộ cần thống nhất ý kiến, chủ động trong việc kiểm tra phụ tùng xe cứu hộ giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

3. Dịch vụ cứu hộ xe ô tô VinFast

Với triết lý đặt khách hàng làm trọng tâm, cung cấp dịch vụ chất lượng cao thì VinFast đã triển khai hệ thống cứu hộ 24/7, sửa chữa lưu động và cứu hộ pin mang đến sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng sử dụng xe VinFast. Các dịch vụ cứu hộ VinFast đều được người dùng đánh giá cao bởi đáp ứng được các tiêu chí về thời gian, trang bị hiện đại, giá cả tối ưu và đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ.

  • Dịch vụ cứu hộ 24/7 VinFast hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, khi gặp sự cố khách hàng có thể liên hệ qua hotline 1900 23 23 89 (miễn phí), ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đội cứu hộ VinFast sẽ có mặt trong thời gian sớm nhất có thể. Xe của khách hàng sẽ được kéo về nhà phân phối hoặc xưởng dịch vụ gần nhất đối với những hư hỏng nằm trong thời hạn bảo hành theo quy định mà VinFast đánh giá không thể khắc phục được tại chỗ.
  • Dịch vụ sửa chữa lưu động Mobile Service được triển khai song song với mạng lưới các Xưởng dịch vụ và chính sách cứu hộ hiện có của VinFast nhằm đáp ứng tôi đa nhu cầu dịch vụ, đồng thời mang lại sự thuận tiện cao nhất cho khách hàng. Để đặt lịch hẹn, khách hàng có thể liên hệ qua hotline 1900 23 23 89 hoặc website https://vinfastauto.com
  • Dịch vụ cứu hộ pin 24/7 mang tới cho khách hàng sự thuận tiện, xóa bỏ lo ngại của người dùng về vấn đề sạc pin xe điện. Trong những trường hợp xe hết pin trên đường mà không gần điểm sạc, khách hàng hãy liên hệ ngay với đội cứu hộ của VinFast. Các xe cứu hộ pin VinFast được tích hợp hệ thống sạc lưu động, giúp nạp lại năng lượng cho những chiếc xe hết pin dọc đường. Chi phí cho 15 phút sạc cứu hộ là 300.000 đồng, khoảng thời gian sạc này có thể giúp xe của khách hàng di chuyển được khoảng 30km để đến địa điểm sạc gần nhất.
Dịch vụ cứu hộ xe ô tô VinFast luôn sẵn sàng phục vụ
Khách hàng liên hệ tổng đài 1900 23 23 89, đội ngũ cứu hộ VinFast sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi

Gọi cứu hộ là phương án “chữa cháy” nhanh chóng khi xe gặp sự cố. Tuy nhiên, người lái cũng cần trang bị những kinh nghiệm xử lý tình huống cùng một số lưu ý khi đưa xe ô tô lên xe cứu hộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và phương tiện.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe, và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, từ ngày 25/7/2022, khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến tại https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
 

28/09/2022
Chia sẻ bài viết này