Tìm hiểu lí do tại sao thuế ô tô ở việt nam cao hơn nước khác
Nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam có xu hướng gia tăng liên tục, dự đoán giai đoạn cuối năm 2022 lên tới 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên một trong những vấn đề khiến nhiều người tiêu dùng quan tâm là giá thành của ô tô tại Việt Nam luôn cao hơn hẳn so với các quốc gia khác. Những thông tin tìm hiểu về lí do ô tô ở Việt Nam đắt hơn nước khác giúp người mua xe có cái nhìn toàn diện về ngành hàng này, đồng thời đưa ra quyết định hợp lý.
>> Tìm hiểu thêm:
- Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành
- Cơ hội nhận ưu đãi lệ phí trước bạ VinFast khi mua xe ô tô đến 100%
1. Tại sao thuế ô tô ở việt nam cao hơn nước khác?
Vấn đề giá xe ô tô tại Việt Nam so với thế giới được đánh giá là cao hơn theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó các nguyên nhân được tổng hợp thành ba nhóm chính bao gồm dung lượng thị trường, thuế suất và các loại chi phí khác người mua phải chi trả.
1.1. Dung lượng thị trường nhỏ, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn hạn chế
Đặt trong tương quan so sánh với các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác trong khu vực ASEAN, Việt Nam chưa có được lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực sản xuất và phân phối ô tô. Dung lượng thị trường tương đối nhỏ so với nước bạn, ngành công nghiệp ô tô chưa có đủ các yếu tố cơ sở vật chất cũng như điều kiện để phát triển toàn diện. Do đó thị trường ô tô tại Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ lớn mạnh, chấp nhận mức giá thành phẩm cao hơn nhiều lần.
Bên cạnh đó, quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam tương đối muộn so với những cường quốc khác. Phần lớn Việt Nam gia nhập các tổ chức khi các quốc gia còn lại đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đồng thời ký kết nhiều hiệp định thương mại ở các ngành nghề khác nhau. Do là người đến sau, Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các cam kết quốc tế đã được đặt ra, tôn trọng quy định của tổ chức và chính sách của ngành công nghiệp ô tô không phải ngoại lệ.
Cùng với đó thực trạng thiếu doanh nghiệp tầm cỡ có vị thế trên đấu trường khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp ô tô là một điểm yếu hiện nay của thị trường Việt Nam. Theo đó nhận định, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang thiếu “đầu tàu” để lấy đà, thúc đẩy cũng như hỗ trợ sự phát triển cho các doanh nghiệp hiện tại và toàn bộ thị trường ngành nói chung.
Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng thị trường và mức độ phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam là tập quán kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp này thường có thói quen tín nhiệm và sử dụng trực tiếp linh kiện được sản xuất từ quốc gia của họ. Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam chưa có cơ hội được quan tâm, phát triển. Bởi vậy việc kết nối các doanh nghiệp nước ngoài và nội địa để đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế, cản trở tình hình sản xuất linh kiện, ô tô trong nước.
Bên cạnh đó, nguyên nhân trang thiết bị cơ sở vật chất chưa được đầu tư khan hiếm vật liệu cơ bản để sản xuất ô tô như thép chế tạo, cao su, nhựa,...khiến các doanh nghiệp chủ yếu phải sử dụng hàng nhập khẩu. Giá linh kiện phụ tùng nhập khẩu cao dẫn đến giá ô tô thành phẩm cao.
1.2. Các loại thuế khi mua ô tô ở Việt Nam tương đối cao
Các sản phẩm ô tô nhập khẩu về Việt Nam được áp dụng nguyên tắc đánh thuế “thuế chồng thuế” - tức khoản thuế mới tính dựa trên giá xe đã cộng các thuế cũ. Xe ô tô tại Việt Nam chịu ba loại thuế phổ biến bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Đối với thuế nhập khẩu, đây là khoản áp dụng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu. Tùy thuộc vào từng khu vực mà sử dụng các mức thuế suất khác nhau theo quy định luật pháp hoặc các thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia. Cụ thể với sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu bằng 0%. Trong khi đó ô tô nhập khẩu từ các nước ngoài khu vực Đông Nam Á phải đóng thuế lên tới 70%. Mức thuế đẩy giá xe tăng lên nhiều lần so với giá niêm yết, tình trạng giá thành cao hơn các quốc gia khác là khó tránh khỏi.
Khoản thuế thứ hai áp dụng cho sản phẩm ô tô tại Việt Nam là thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo quy định tại Việt Nam, ô tô được liệt kê vào danh sách hàng hóa xa xỉ, cần kiểm soát hạn chế nên phải chấp nhận loại thuế này. Mỗi loại xe sẽ được áp dụng một mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt cụ thể khác nhau. Ở Việt Nam các dòng xe dưới chín chỗ thường có mức thuế tiêu thụ đặc biệt dao động trong khoảng từ 40-150%. Tùy vào giá trị của từng chiếc xe mà có mức thuế tương ứng. Xe có giá trị càng cao thì thuế nộp cũng tịnh tiến theo.
Cuối cùng là thuế giá trị gia tăng (VAT). Đây là phần thuế được áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng trong từng khâu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Hiện nay, thuế giá trị gia tăng của ô tô tại Việt Nam là 10% tổng giá sản phẩm sau khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô về thị trường Việt Nam phải nộp đầy đủ các loại thuế nhập khẩu khi thông quan hàng hóa, thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán ra và tính thuế giá trị gia tăng cho mỗi sản phẩm. Các khoản thuế cao kết hợp nguyên tắc thuế chồng thuế nâng giá thành sản phẩm lên gấp nhiều lần so với giá niêm yết tại quốc gia sản xuất.
1.3. Các loại phí khi mua ô tô ở Việt Nam
Nguyên nhân thứ ba ảnh hưởng đến giá thành của ô tô tại thị trường Việt Nam là các loại chi phí người tiêu dùng phải chi trả để sở hữu và sử dụng xe. Các loại phí này được chia ra thành hai loại chính. Đầu tiên là các khoản phí nằm trong khâu phân phối đã được hãng xe cộng trực tiếp trong giá niêm yết tại cửa hàng. Thứ hai là chi phí người dùng phải chủ động bỏ ra để xe lăn bánh.
Trong khâu phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, hãng cần chi trả các khoản phí đặc thù với mục đích hoàn thiện sản phẩm. Đây là các khoản phí “chìm” đã được hãng xe cộng trong giá niêm yết, bao gồm 8 loại phổ biến dưới đây:
- Chi phí vận chuyển nội địa: khoản tiền chi trả xăng xe, nhân công vận chuyển từ kho bãi đến cửa hàng, từ các cửa hàng đến cửa hàng, từ cửa hàng đến nhà khách,...
- Chi phí kho bãi: Sản phẩm cần được lưu trữ, bảo quản trong kho bãi đảm bảo điều kiện an ninh, chất lượng
- Chi phí thêm trang bị cho xe
- Chi phí tài chính
- Khoản chi duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu
- Chi phí marketing, kết hợp truyền thông, quảng bá thương hiệu
- Các khoản bảo hành, dự phòng rủi ro
- Thuế thu nhập doanh nghiệp cùng lợi nhuận hãng
Song song với đó, khách hàng mua xe phải trực tiếp nộp các khoản phí “nổi” được trả để xe lăn bánh. Các khoản phí này cũng được liệt kê vào danh sách “chi phí nuôi xe”.
- Phí đăng ký trước bạ của mỗi mẫu ô tô là khác nhau. Mức phí này được quy định tại bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy do Bộ Tài chính ban hành. Công thức chung để tính phí trước bạ như sau: Lệ phí trước bạ = Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%) x Giá tính lệ phí (Quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP). Theo đó, tỷ lệ mức phí này tại Hà Nội và 7 tỉnh thành gồm Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ là 12%; tại Hà Tĩnh là 11% và tại các tỉnh thành phố còn lại là 10%.
Các loại phí khác:
- Phí cấp biển số: từ 2 đến 20 triệu đồng (tùy vào từng tỉnh, thành phố và loại biển xin cấp)
- Phí đăng kiểm: từ 240.000 đến 560.000 đồng cho một lần kiểm định
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: từ 50.000 đến 100.000 đồng cho một lần cấp
- Phí sử dụng đường bộ: Bao gồm phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ (mức phí này dao động từ 130.000 đến 1.430.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng của từng xe)
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc)
- Phí xăng dầu
- Phí thử nghiệm khí thải
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
>> Tìm hiểu thêm: Các loại thuế xe ô tô và phí đang áp dụng khi mua xe ở Việt Nam
2. Giải pháp giúp hạn chế việc ô tô Việt Nam đắt hơn nước khác
Xuất phát từ các lý do đã đề cập ở phần trên, các sở ban ngành đã, đang đưa ra các giải pháp hữu ích nhằm mục đích hạn chế sự đắt đỏ của ô tô tại thị trường Việt Nam. Theo đó, các cơ quan lãnh đạo kết hợp doanh nghiệp tiến hành quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất ô tô tại Việt Nam. Mục tiêu chung của giải pháp này là đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu sử dụng ô tô của người dân.
Cùng với đó việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hợp lý đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường ô tô trong nước là cực kỳ cần thiết. Thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng chống gian lận thương mại làm thay đổi cục diện. Cụ thể các cơ quan chức năng đang xem xét khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi sản phẩm ô tô nhập khẩu nguyên chiếc có xu hướng gia tăng đột biến, ảnh hưởng đến ô tô trong nước. Đồng thời kết hợp kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập khẩu tối ưu lợi ích dài hạn của người tiêu dùng và sự lành mạnh của thị trường.
Nhằm duy trì và đẩy mạnh sản xuất ô tô trong nước, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản lượng lớn tại Việt Nam. Theo đó chính phủ tập trung hỗ trợ các chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất các dòng xe ưu tiên với quy mô trên 50.000 xe một năm và các dự án sản xuất linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động.
Bộ Công thương cũng đề xuất giải pháp hỗ trợ trực tiếp các nhà sản xuất ô tô để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong đó có giải pháp nghiên cứu khả năng áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác cho xe có tỷ lệ nội địa hóa cao (có thể không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị được tạo ra trong nước). Từ đó khuyến khích các hãng xe sản xuất và lắp ráp trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho ngành công nghiệp ô tô.
Hiện nay khách hàng sử dụng ô tô Việt Nam đã có đa dạng sự lựa chọn các dòng xe với mẫu mã, giá thành trải rộng từ bình dân đến cao cấp. Xu hướng sử dụng xe xanh - ô tô điện cũng nhận được không ít sự quan tâm, đặc biệt khi phương tiện này liên tục nhận được các chính sách ưu đãi từ chính phủ, tối ưu giá thành sản phẩm cho người tiêu dùng. Theo đó, người dùng ô tô điện từ 9 chỗ trở xuống được áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 3% từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 và từ ngày 1/3/2027 là 11%. Cùng với đó quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với dòng xe này cũng được hỗ trợ đặc biệt, cụ thể:
- Từ 01/03/2022 - 28/02/2025: Giảm 100% lệ phí trước bạ ô tô điện, mức phải đóng là 0% tại tất cả các tỉnh thành.
- Từ 01/03/2025 - 28/02/2027: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô điện so với mức thu của các loại xe xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.
Người tiêu dùng tìm hiểu tại sao thuế ô tô ở Việt Nam cao đắt hơn nước khác để có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như đưa ra quyết định thấu đáo khi có nhu cầu mua xe. Các mức thuế suất và chi phí là khác nhau, tùy thuộc vào loại xe người dùng lựa chọn.
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF 5 Plus, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Các chính sách ưu đãi thuế cho ô tô điện mới nhất
- 8 loại thuế ô tô và phí đang áp dụng khi mua xe ở Việt Nam
- Cách tính thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện hiện nay
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo