Kinh nghiệm xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời

Xe ô tô đậu ngoài trời thường xuyên khiến lớp sơn ngoại thất bị bong tróc, bạc màu. Trang bị những kinh nghiệm xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời giúp phương tiện duy trì thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Đậu xe ngoài trời thường xuyên làm lớp sơn bị hao mòn do các tác động môi trường như nắng, mưa, bụi bẩn,... khiến phương tiện giảm tính thẩm mỹ và tốn kém chi phí để khắc phục. Vậy cách xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời như thế nào?

Hướng dẫn xử lý sơn xe ô tô bị ăn mòn do đậu xe ngoài trời
Lớp sơn bị bong tróc, hao mòn do đậu xe ngoài trời thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

1. Những nguyên nhân làm hỏng sơn xe ô tô

Sơn xe ô tô có thể bị bong tróc do các tác động khách quan và chủ quan. Nắm rõ những nguyên nhân gây hỏng sơn xe giúp chủ phương tiện có phương án khắc phục kịp thời. 

1.1. Nhựa đường

Khi di chuyển dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, phương tiện có thể bị bám nhựa đường. Nếu chủ xe không có phương án xử lý kịp thời sẽ khiến lớp sơn bị bong tróc và trầy xước. Ngoài ra, những cành cây bên đường va quẹt vào thân xe cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp sơn loang lổ. 

1.2. Tràn xăng

Xăng tràn bình không được vệ sinh kịp thời khiến lớp sơn xe bị oxy hóa và mất đi độ bóng. Do vậy, nếu gặp trường hợp này, chủ phương tiện cần lấy khăn sạch, mềm và sáp đánh bóng để “tân trang” lại lớp sơn xe.

1.3. Nước mưa chứa nồng độ axit nitric và sunfuric cao

Thực chất, mưa là hỗn hợp của nước và một số chất cặn lắng đọng lại trong khí quyển. Theo đó, nước mưa có chứa nồng độ axit nitric và sunfuric khá cao. Theo thời gian, nước mưa sẽ phá hủy bề mặt sơn, tạo ra các vết ố khó tẩy rửa và giảm độ bóng của phương tiện. 

1.4. Ánh nắng mặt trời 

Tia cực tím (tia UV) là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như chất lượng của lớp sơn xe. Khi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt xe, tia UV có thể phá hủy các mối liên kết phân tử trong lớp sơn. Theo thời gian, lớp sơn sẽ bị bạc màu và mất độ bóng. 

Lưu ý khi đậu xe ngoài trời trong những ngày nắng gắt
Đậu xe dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến lớp sơn bị bạc màu (Nguồn: Sưu tầm)

1.5. Khói bụi

Do tác động của các yếu tố ngoại cảnh, khói bụi trong không khí di chuyển và bám vào phương tiện, gây mất thẩm mỹ cho ngoại thất ô tô. Trong trường hợp này, chủ xe không nên sử dụng nước để loại bỏ bụi bẩn. Bởi hỗn hợp nước và bụi bẩn có tính kiềm cao, dẫn đến lớp sơn xe bị hư hại. 

1.6. Đá sỏi trên đường

Khi di chuyển trên một số tuyến đường chưa hoàn thiện, ô tô dễ gặp phải tình trạng đá dăm, đá sỏi bật lên và va chạm vào hai bên thân xe. Tùy vào mức độ va chạm, xe có thể bị xước, bong tróc sơn hoặc nứt vỏ. 

1.7. Côn trùng va vào xe

Dịch trong cơ thể côn trùng có tính axit cao. Khi tiếp xúc với bề mặt xe trong thời gian dài, hợp chất này có thể ăn sâu vào lớp sơn và gây hao mòn cho phương tiện. Bởi vậy, khi phát hiện vết xác côn trùng trên bề mặt xe, chủ phương tiện hãy dùng chất tẩy rửa chuyên dụng và khăn mềm để vệ sinh ngoại thất ô tô.  

1.8. Chất thải của chim

Chất thải của chim có chứa axit, gây ra sự ăn mòn và giảm độ bóng của lớp sơn xe. Tùy thuộc vào phạm vi có phân chim, chủ phương tiện lựa chọn vệ sinh bề mặt để giữ độ bền cho lớp sơn xe. 

Hướng dẫn xử lý sơn xe ô tô bị ăn mòn do phân chim
Tính axit trong các thành phần của phân chim khiến lớp sơn xe bị mài mòn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

2. Cách xử lý sơn xe ô tô bị ăn mòn khi đậu xe ngoài trời

Để khắc phục các vấn đề bong tróc, bạc màu do đậu xe ngoài trời, phun sơn là giải pháp tối ưu giúp chủ sở hữu “tân trang” lại phương tiện. Tùy theo tình trạng ngoại thất ô tô, người dùng có thể lựa chọn các phương pháp sơn khác nhau.

2.1. Sơn dặm xe ô tô

Trong trường hợp xe ô tô chỉ bị xước nhẹ, chủ phương tiện nên lựa chọn phương pháp sơn dặm để tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo đó, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện sơn lại xe tại một số vị trí, khu vực nhất định. Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cao, nhất là trong khâu pha màu và phun sơn để có sự đồng nhất với màu xe cũ. Do vậy, để đảm bảo sự chính xác và nâng cao thẩm mỹ của ngoại thất phương tiện, chủ xe nên lựa chọn những showroom/gara uy tín và có tay nghề cao. 

Cách xử lý sơn xe bị ăn mòn khi đậu xe ngoài trời 
Phương pháp sơn dặm chỉ áp dụng với trường hợp xe bị trầy xước ở phạm vi nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Sơn lại toàn bộ xe

Trước khi sơn lại toàn bộ xe, kỹ thuật viên sẽ tiến hành bóc hết lớp sơn cũ, sau đó phủ đè lên 3 lớp sơn mới. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 10 ngày và tiêu tốn khá nhiều chi phí. Theo đó, chủ xe có thể lựa chọn hình thức sơn ngoài xe hoặc sơn toàn diện khung tùy theo nhu cầu.

  • Sơn ngoài xe là tiến hành phun sơn lại toàn bộ hai cản trước sau, hai bên hông xe, hai tai xe, capo, nóc, hệ thống cửa, ốp gương, nóc bình xăng.
  • Sơn toàn diện khung là sơn lên mặt ngoài và trong của thân vỏ xe. Đây là phương pháp sơn khá phức tạp bởi kỹ thuật viên sẽ phải tháo nội thất và máy móc của phương tiện, cụ thể gồm: cánh cửa, cốp, khoang máy động cơ và nắp capo. 

2.3. Xử lý sơn xe bị ăn mòn do chất thải của chim

Nitơ trong phân chim, hay còn được gọi là vôi chim có tính ăn mòn. Khi bám lâu trên bề mặt phương tiện, phân chim có thể làm hư hỏng lớp sơn xe, gây nên tình trạng bong tróc. Để đảm bảo an toàn cho “lớp áo” phương tiện, chủ xe nên tiến hành vệ sinh ngay khi phát hiện chất thải chim.

Đối với vết bẩn còn mới, chưa bị bám chặt vào bề mặt sơn, chủ xe có thể xử lý nhanh bằng cách dùng khăn sạch để lau. Đối với trường hợp vết bẩn đã khô, chủ xe nên kết hợp thêm chất tẩy rửa ô tô chuyên dụng hoặc sáp để vệ sinh lớp sơn. Nếu vỏ xe đã bị ăn mòn và hư hại, chủ phương tiện có thể sử dụng chất phục hồi màu sơn hoặc loại sơn có màu tương tự để khắc phục.

Cách xử lý sơn xe bị ăn mòn khi đậu xe ngoài trời thay đổi tùy trường hợp
Chủ xe nên dùng khăn lau kết hợp với dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bề mặt phương tiện (Nguồn: Sưu tầm)

2.4. Quy trình sơn lại xe ô tô

Sơn lại xe ô tô đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao trong từng công đoạn. Theo đó, quy trình cơ bản để thực hiện sơn lại phương tiện như sau: 

  • Bước 1: Kiểm tra, đánh giá mức độ hao mòn sơn của xe

Kỹ thuật viên sử dụng đèn chuyên dụng và máy đo độ dày sơn để tiến hành kiểm tra, đánh giá bề mặt ngoại thất. Dựa trên dữ liệu thu được, kỹ thuật viên đề xuất những phương hướng khắc phục phù hợp.

  • Bước 2: Mài sơn cũ, làm sạch gỉ sét làm đồng sơn xe ô tô 

Máy mài lắp giấy nhám có độ mịn thích hợp dùng để xử lý lớp sơn cũ hoặc gỉ sét nếu có. Đối với những phương tiện bị biến dạng do xảy ra va chạm, kỹ thuật viên sử dụng các phương pháp như gò, nắn kéo, rút tôn,... để khôi phục bề mặt nguyên bản của xe. 

  • Bước 3: Sơn chống gỉ ô tô

Khi bề mặt đã đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật viên sẽ phủ lớp sơn chống gỉ lên thân vỏ xe. Sau khi lớp sơn khô, bề mặt sẽ được mài nhám để tăng khả năng bám dính cho lớp matit và sơn lót ở bước sau.

  • Bước 4:  Xử lý các vết lõm bằng bả matit

Trong trường hợp các vết lõm nhỏ chưa được khắc phục hoàn toàn, lớp bả matit sẽ có nhiệm vụ làm đầy bề mặt. Khi hoàn thiện, lớp bả matit thường gồ cao hơn để trừ hao tại bước sấy khô và đánh bóng. 

  • Bước 5: Sơn lót 

Trước khi phủ sơn lót, kỹ thuật viên tiến hành làm sạch bề mặt xe. Sau đó, lớp sơn lót sẽ được phun lên nhằm tăng độ bám dính của lớp sơn màu, đồng thời hỗ trợ “lớp áo” sẽ lên đẹp và bóng hơn.

  • Bước 6: Sơn màu

Để nâng cao chất lượng màu sơn, kỹ thuật viên cần căn chỉnh góc và khoảng cách súng chính xác. Đồng thời, tốc độ di chuyển súng và mức độ chống đè cần được đảm bảo theo tiêu chuẩn.

  • Bước 7: Sơn bóng

Quy trình phun sơn bóng được thực hiện tương tự như sơn màu. Lớp sơn sau khi phun được sấy khô theo tiêu chuẩn riêng về thời gian và nhiệt độ, giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn màu.

  • Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra

Đánh bóng màu sơn xe ô tô giúp gia tăng độ sáng bóng của bề mặt sơn. Sau khi hoàn tất, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại lớp sơn bằng thiết bị chuyên dụng để đảm bảo độ hoàn hảo cũng như thẩm mỹ của ngoại thất phương tiện. 

>>> Tìm hiểu thêm: Đồng sơn xe ô tô - giải pháp hiệu quả phục hồi thân vỏ xe

3. Những lưu ý quan trọng khi sơn lại xe ô tô 

Bên cạnh những kinh nghiệm xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời, chủ sở hữu cần nắm rõ những lưu ý khi sơn lại phương tiện. Đối với quá trình sơn dặm hoặc sơn lại toàn bộ, các kỹ thuật viên cần pha hỗn hợp dựa theo mã màu của nhà sản xuất. Theo đó, chủ xe có thể tìm thấy tại các vị trí như nắp capo, kính chắn gió, hướng dẫn sử dụng xe hoặc trong các ấn phẩm quảng cáo. Trong trường hợp không tìm thấy mã màu, kỹ thuật viên sẽ pha sơn và phun thử lên tấm panel để so sánh độ phù hợp trước khi tiến hành phun sơn theo quy trình.

Đối với các vết trầy xước nhỏ, kỹ thuật phun sơn đồng nhất sẽ khó có thể thực hiện. Trong trường hợp này, chủ xe nên sơn dặm cả mảng để đảm bảo sự đồng đều bề mặt phương tiện. Nếu chủ xe lựa chọn thay đổi toàn bộ màu sơn khác với nguyên bản, hãy tiến hành đăng ký đổi màu xe trước khi lăn bánh.

Để giữ cho lớp sơn được bền, đẹp, chủ phương tiện lưu ý một số điểm như sau:

  • Đỗ xe ở nơi bóng râm hoặc có mái che, dùng bạt phủ để tránh các tác nhân gây hại như bụi bẩn, phân chim, tia UV,…
  • Chỉ tiến hành phun, rửa xe khi vỏ phương tiện đã hạ nhiệt độ. 
  • Nên rửa xe bằng các dung dịch chuyên dụng để lớp sơn tránh bị hư hại bởi hóa chất mạnh.
  • Không vệ sinh xe bằng súng rửa áp suất quá cao. Điều này có thể khiến cho lớp sơn bị bong tróc. 
  • Thấm khô bề mặt xe bằng khăn sợi nhân tạo microfiber để tránh làm trầy, xước sơn.
hướng dẫn xử lý sơn xe ô tô bị ăn mòn chi tiết
Vệ sinh phương tiện đúng cách giúp lớp sơn duy trì độ bền bỉ (Nguồn: Sưu tầm)

“Bỏ túi” những kinh nghiệm xử lý sơn xe ô tô bị bạc màu do đậu xe ngoài trời sẽ giúp phương tiện kéo dài tuổi thọ và duy trì vẻ thẩm mỹ của ngoại thất. Ngoài ra, việc mang xe đi bảo dưỡng định kỳ cũng góp phần tăng độ bền bỉ cho lớp sơn và các bộ phận khác của phương tiện.

>> Tìm hiểu thêm:

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Nếu cần cung cấp thêm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi bằng một trong các hình thức sau:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

10/10/2022
Chia sẻ bài viết này