Đồng sơn xe ô tô - giải pháp hiệu quả phục hồi thân vỏ xe

Đồng sơn xe ô tô là giải pháp mà người dùng thường tìm đến khi gặp vấn đề với lớp sơn xe như trầy xước, bong tróc, lồi lõm do va chạm hoặc muốn thay đổi diện mạo mới cho xe.

Trầy xước, bong tróc là lỗi thường gặp trên bề mặt sơn trong quá trình sử dụng ô tô. Để tân trang lại diện mạo xe, nhiều người dùng ưu tiên lựa chọn giải pháp đồng sơn xe ô tô. Quá trình này sẽ giúp phục hồi bề mặt hiệu quả, tăng tính thẩm mỹ và độ bền màu cho lớp sơn.

Dong son xe to to 1
Đồng sơn xe ô tô là giải pháp phục hồi sơn xe rất phổ biến hiện nay

Làm đồng sơn xe ô tô là gì?

Đồng sơn xe ô tô là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất xe hơi hiện nay. Đối với những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, đồng sơn là khâu phủ sơn cuối cùng để chiếc xe có màu sắc bắt mắt và sáng bóng. Với ô tô đã qua sử dụng, kỹ thuật này sẽ giúp phục hồi lớp sơn cũ, khắc phục các khuyết điểm trên bề mặt như trầy xước, móp méo, gỉ sét. 

Làm đồng sơn ô tô bao gồm hai giai đoạn chính: phục hồi tình trạng méo, móp, xước xe và sơn phủ lớp sơn mới. Quy trình tiến hành đồng sơn khá phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cao nên thời gian hoàn thành có thể mất từ vài tiếng cho đến một tháng. 

Dong son xe o to 2
Đồng sơn xe ô tô giúp phục hồi lớp sơn cũ, đưa xe về với hiện trạng ban đầu 

Khi nào cần đồng sơn ô tô?

Trong quá trình sử dụng, ô tô sẽ khó tránh khỏi tình trạng trầy xước, móp méo vì những va chạm không đáng có. Bên cạnh đó, sự tác động từ các yếu tố môi trường cũng có thể khiến lớp sơn bị bong tróc, ẩm mốc,... Lúc này, người dùng nên kịp thời tìm phương pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của ô tô. Trong đó,  đồng sơn ô tô là kỹ thuật phục hồi hiệu quả những khuyết điểm ở phần thân vỏ xe được nhiều người dùng lựa chọn.

Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng như một cách để “tân trang” lại cho chiếc xe theo sở thích, đặc biệt là dịp lễ, Tết. Khi nhận thấy màu sơn đã cũ hoặc muốn đổi màu sơn mới hợp xu hướng hơn, chủ xe có thể đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để đồng sơn ô tô. 

Dong son xe o to 3
Người dùng nên đồng sơn ô tô khi lớp sơn gặp tình trạng trầy xước, bong tróc

Quy trình đồng sơn xe ô tô

Quy trình đồng sơn ô tô khá phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, bao gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và làm phẳng bề mặt 

Làm phẳng là công đoạn quan trọng nhất, yêu cầu sự tỉ mỉ để có thể loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ và tạo độ bám dính tốt nhất cho lớp sơn mới. Người thực hiện nên sử dụng các loại máy mài chuyên dụng và giấy ráp có độ sần thích hợp. Riêng với các mẫu xe bị móp méo, lõm sâu cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị gò chuyên dụng.

Bước 2: Sơn chống gỉ

Sơn chống gỉ đóng vai trò như một lớp phủ an toàn, giúp bảo vệ thân xe khỏi các tác nhân gây hại như chất làm oxy hóa, hơi nước,... Sau khi phủ lớp sơn chống gỉ và để khô, tiến hành đánh giấy ráp nhằm tạo sự hoàn hảo cho bề mặt, thuận lợi khi thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Đắp bả matit làm mịn bề mặt

Công đoạn này chỉ áp dụng cho những trường hợp xe bị trầy xước, lồi hoặc lõm nhiều do va chạm. Sử dụng bột matit trộn với nước để tạo thành hỗn hợp bả (gần giống với xi măng). Hỗn hợp này có đặc tính mềm, dẻo, dễ bám, nhanh khô khi trám vào những vết xước hay lõm. Giai đoạn trám bề mặt bả matit láng mịn là cơ sở để quyết định tính thẩm mỹ của xe sau khi sơn.

Dong son xe o to 4
Quy trình đồng sơn xe ô tô hiện nay

Bước 4: Sơn phủ ô tô

Sau khi đã trám mịn bề mặt bị xước sẽ tiến hành sơn lót. Công đoạn này giúp đồng bộ hóa màu bả matit với màu sơn ban đầu của xe. Sơn lót phải đảm bảo yêu cầu về độ phủ và đều màu để tăng hiệu quả.

Bước 5: Sấy khô

Sấy khô là bước góp phần tạo nên một lớp sơn xe hoàn hảo. Xe hơi sau khi được sơn phủ sẽ chuyển đến khu vực sấy riêng được trang bị đầy đủ các thiết bị sấy hiện đại. Với việc ứng dụng những công nghệ ngày càng hiện đại giúp cho giai đoạn này diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và hạn chế khuyết điểm xuất hiện trên bề mặt sơn.

Bước 6: Phun màu

Trước khi tiến hành phun màu, thợ đồng sơn cần chà nhám lại bề mặt sơn lót một lần nữa để đảm bảo độ nhẵn, sau đó che chắn các bộ phận xung quanh để tránh bị dây sơn. Xác định đúng mã code màu sơn, sau đó pha đúng theo công thức để đảm bảo sự đồng bộ với màu sơn cũ. Khi sơn, thợ cần điều chỉnh súng sơn với áp suất khí (1,8 -2,0 bar), lượng sơn (2 -2,5 vòng), độ xòe (2 -2,5 vòng) để lớp sơn được đều màu nhất. 

Bước 7: Đánh bóng ô tô

Giai đoạn này cần đến sự hỗ trợ của một số thiết bị đánh bóng chuyên dụng và các loại hóa phẩm chăm sóc xe như xi bóng, xi dưỡng,... Trước khi sơn bóng, thợ xe cần sấy chi tiết với nhiệt độ khoảng 60 độ trong thời gian từ 25-30 phút. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên cũng cần kiểm tra nhiệt độ phòng sấy thường xuyên để tránh rộp, chân kim. Sau khi sấy, thợ cần kiểm tra lỗi bụi sơn (nếu có) bằng cục mài, sau đó mới tiến hành đánh bóng bằng xi.

Bước 8: Kiểm tra lại khi hoàn thiện

Bước kiểm tra cuối cùng nhằm đảm bảo chiếc xe đã được hoàn thiện theo đúng quy chuẩn sơn xe ô tô. Nếu như không còn vấn đề về sơn, đơn vị bảo dưỡng sẽ bàn giao lại xe với khách hàng.

Các công nghệ đồng sơn xe ô tô phổ biến trên thế giới

Dịch vụ đồng sơn xe ô tô hiện nay rất phát triển, mặc nhiên không thể thiếu sự hỗ trợ của các công nghệ sơn tiên tiến giúp đẩy nhanh quá trình và bền màu hơn, đáp ứng thị hiếu của người sử dụng. Dưới đây là một số công nghệ đồng sơn ô tô phổ biến.

Sơn tự làm sạch (Self-cleaning paint)

Sơn xe tự làm sạch được phát minh vào năm 2016 bởi Nissan - Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Loại sơn này có đặc tính siêu kỵ nước và bụi bám nhờ các phân tử nano trên bề mặt sơn. Phát minh này đã giúp người dùng không còn quá lo lắng về vấn đề xe bám bụi khi sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí vệ sinh xe hàng tháng.

Sơn siêu phản quang (Super – reflective paint)

Sơn siêu phản quang được các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins thử nghiệm thành công vào năm 2015 và được công bố tại Hội nghị & Triển lãm Quốc gia lần thứ 250 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS). Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra loại sơn gốc thủy tinh mới với hai thành phần chính là Silic và Kali Silicat. Loại sơn này có khả năng phản quang thay vì hấp thụ như các dòng sơn khác, hạn chế tối đa hiện tượng hấp thụ nhiệt. Đây được xem là phát minh mang tính lịch sử trong ngành sơn ô tô thời điểm đó.

Sơn tự phục hồi (Self-healing paint)

Bên cạnh sơn tự làm sạch, hãng Nissan cũng phát triển thêm dòng sơn tự phục hồi, có khả năng chữa lành các vết trầy xước trên thân xe. Loại sơn này sử dụng vật liệu chính là Chitosan có trong vỏ tôm hùm và cua. Chitosan có trong sơn sẽ được kích hoạt nhờ tia mặt trời, tái tạo các chuỗi liên kết giúp tự làm lành vết trầy, xước trong thời gian chưa đầy một giờ. Hiện tại, công nghệ sơn này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để chính thức đưa ra thị trường.

Sơn nhạy nhiệt (Heat-sensitive color-changing paint)

Sơn nhạy nhiệt là một phát minh thú vị mới đây. Theo đó, dòng sơn này có khả năng “tự ẩn mình”, trở nên trong suốt khi vượt qua ngưỡng nhiệt độ nhất định. Khi đó, lớp sơn sẽ hiển thị bất kỳ màu sắc hoặc hình ảnh nào được sơn bên dưới. Loại sơn này hứa hẹn sẽ đem đến nhiều trải nghiệm lý thú cho người sử dụng trong tương lai.

Đồng sơn xe ô tô là phương án tối ưu nếu người dùng muốn phục hồi bề mặt sơn một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, để lớp sơn xe luôn được mới và bền màu, người dùng nên thường xuyên bảo dưỡng định kỳ, giúp phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời. Khách hàng sử dụng xe VinFast có thể đặt lịch bảo dưỡng online nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi. 

Để cập nhật những mẫu xe ô tô VinFast với màu sơn xe hiện đại, hợp xu hướng, khách hàng hãy đăng ký lái thửđặt cọc các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

04/10/2021
Chia sẻ bài viết này