Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô cập nhật mới nhất hiện nay
Mỗi lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ, tài xễ sẽ phải chịu mức xử phạt khác nhau. Ngoài việc nắm rõ hành vi nào được quy vào lỗi vi phạm luật, tài xễ cũng cần nắm rõ quy định và các mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô.
1. Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước
Đèn xi nhan là tín hiệu của các phương tiện tham gia giao thông trước khi chuyển làn, chuyển hướng nhằm bảo đảm an toàn. Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, khi chuyển làn, người lái phải bật tín hiệu báo trước, nhằm thông báo cho các xe phía sau nắm được tình hình và có phương án xử lý phù hợp.
Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô chuyển làn, chuyển hướng, dừng, lùi xe, vượt xe không bật tín hiệu báo trước, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước, phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.
- Đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước, phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.
- Đối với trường hợp chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức), phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
- Đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
- Đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi nhan báo hiệu trước, phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt, phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi nhan chậm sau khi đã chuyển hướng, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 600.000 - 800.000 đồng.
2. Mức phạt vi phạm giao thông xe ô tô đi sai làn đường quy định
Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ đi trên làn bên phải phía trong cùng, còn xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đi trên làn phía bên trái. Trên đường có nhiều làn đường dành cho xe đi cùng chiều, người lái xe ô tô chỉ được phép đi trong một làn đường và chuyển làn ở nơi cho phép.
Tuy nhiên, thực tế là có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông hiện nay thường xuyên đi sai làn đường. Hành vi này tiềm ẩn rủi ro lớn gây ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Điểm đ Khoản 5 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm giao thông đối với ô tô đi sai làn đường. Cụ thể, người điều khiển xe vi phạm một trong những trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
- Người điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình;
- Người điều khiển ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
- Người điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; Người điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
Đồng thời, những người điều khiển xe ô tô đi sai làn cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5).
Ngoài ra, trường hợp đi không đúng làn đường gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5) và tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
3. Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô vượt đèn đỏ, đèn vàng
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông cần tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Tín hiệu xanh là được phép đi, tín hiệu đỏ là cấm đi, còn tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng. Mức phạt vi phạm giao thông ô tô theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
Trước đây, mức phạt cho hành vi vi phạm này là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người lái xe ô tô vượt đèn đỏ, đèn vàng còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5).
4. Mức phạt vi phạm giao thông đối với ô tô đi ngược chiều
Đi ngược chiều là hành vi người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược lại với hướng chuyển động cho phép của đường một chiều, hoặc đi sai chiều trên đường có biển báo cấm đi ngược chiều. Đây là hành vi không những gây nguy hiểm cho các xe đang di chuyển trên đường, mà còn thể hiện sự thiếu ý thức nghiêm trọng khi tham gia giao thông của chủ phương tiện.
Tuy vậy, thực tế hành vi đi ngược chiều diễn ra khá phổ biến tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... hiện nay. Thay vì phải đi thêm một đoạn xa, người tham gia giao thông lựa chọn đi ngược chiều ngay cả trên đường cao tốc, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Tính đến nay, đã có không ít những vụ tai nạn xảy ra do hành vi đi ngược chiều của người điều khiển phương tiện giao thông.
Đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời, người điều khiển xe ô tô cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với hành vi đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt vi phạm giao thông xe ô tô là từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời, chủ lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định theo Điểm a Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. (Điểm đ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
5. Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô chạy vượt quá tốc độ cho phép
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến dưới 10km/h là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép từ 10km đến 20km/h là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng tương tự như điều khoản trên.
>> Tìm hiểu thêm: Quy định tốc độ xe ô tô trong đô thị & khu dân cư
Mức xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển ô tô có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định
Khoản Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định cụ thể như sau:
- Mức 1: Nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1l khí thở, mức phạt tiền là từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
- Mức 2: Nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4mg/1l khí thở, mức phạt tiền là từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
- Mức 3: Nồng độ cồn vượt quá 80mg đến 100mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thở, mức phạt tiền là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
>> Tìm hiểu thêm: Quy định mới nhất về mức xử phạt với lỗi uống rượu khi lái xe máy
6. Mức phạt vi phạm giao thông xe ô tô dừng, đỗ xe sai quy định
Xe ô tô đỗ sai quy định bị phạt bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm. Căn cứ theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định rõ mức phạt đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi mắc phải một trong những lỗi sau:
- Không bật đèn tín hiệu khi dừng, đỗ xe để báo cho người lưu thông trên đường được biết.
- Đỗ xe ô tô lấn chiếm phần đường nhưng không đặt biển báo hiệu nguy hiểm phía trước và phía sau phương tiện. Các trường hợp đỗ ở vị trí quy định và có biển báo được phép đỗ xe không được tính là lỗi vi phạm.
>> Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc dừng xe và đỗ xe đúng quy định
Người điều khiển phương tiện vi phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị áp dụng mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng:
- Dừng xe hoặc đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.
- Dừng xe hoặc đỗ xe ngược chiều với chiều lưu thông của làn đường.
- Dừng xe hoặc đỗ xe tại dải phân cách giữa hai phần đường xe chạy.
- Dừng xe hoặc đỗ xe và mở cửa xe gây mất an toàn cho người đang tham gia giao thông khác.
- Dừng xe cách xa mép phải lề đường, vỉa hè theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố nhiều hơn 0,25m.
- Dừng xe trên đoạn đường dành riêng cho xe điện hoặc xe buýt.
- Người lái phương tiện rời chỗ ngồi lái, tắt động cơ khi dừng xe.
- Dừng xe tại khu vực được quy định không cho phép dừng, đỗ xe.
Người điều khiển dừng, đỗ xe tại các khu vực được quy định dưới đây sẽ bị áp dụng mức phạt từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng:
- Dừng, đỗ xe tại khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Dừng hoặc đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5m được tính từ mép đường giao nhau.
- Dừng hoặc đỗ xe tại điểm đón trả khách của xe buýt.
- Dừng hoặc đỗ xe trong phạm vi 5m hoặc trước hai bên cổng của trụ sở cơ quan có phần đường cho xe ô tô ra vào.
- Dừng hoặc đỗ xe tại nơi phần đường hẹp, chỉ đủ cho một làn xe.
- Dừng hoặc đỗ xe làm khuất các biển báo trên đường bộ.
- Đỗ xe cách xa mép phải lề đường, hè phố theo chiều đi của phương tiện hoặc bánh xe gần nhất cách vỉa hè nhiều hơn 0,25m.
- Đỗ xe trên đường dành riêng cho xe điện hay xe buýt.
- Đỗ xe ngay vị trí miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện cao thế, đường điện thoại hoặc khu vực dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
- Đỗ xe, để xe ở khu vực được quy định không cho phép dừng, đỗ xe.
Các khu vực dưới đây nếu người điều khiển phương tiện dừng, đỗ xe sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng:
- Các trường hợp dừng hoặc đỗ xe bên trái đường một chiều hoặc bên trái đường đôi (theo hướng lưu thông).
- Dừng hoặc đỗ xe ở đoạn đường cong, gần đầu dốc che khuất tầm nhìn hoặc ngay trên cầu và gần cầu vượt.
- Đỗ xe song song với một phương tiện khác cũng đang dừng, đỗ xe tại đó.
- Dừng, đỗ xe không đúng quy định gây ra tắc nghẽn giao thông.
Mức phạt từ 6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng được áp dụng với các chủ phương tiện đỗ xe sai quy định như trong trường hợp dưới đây:
- Dừng hoặc đỗ xe trên đường cao tốc không phải vị trí được cho phép.
- Không đưa ra tín hiệu thông báo cho người tham gia giao thông khác biết khi buộc phải dừng, đỗ xe trên đường cao tốc sai nơi quy định.
Mức phạt cao nhất từ 10.000.000 đồng - 12.000.000 đồng sẽ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển xe ô tô đỡ xe sai quy định gây tai nạn.
>> Tham khảo thêm: 12 điểm mới về mức phạt vi phạm giao thông phổ biến 2022
Mức xử phạt đối với các lỗi vi phạm giao thông của ô tô đã có sự điều chỉnh chính thức từ ngày 1/1/2022. Người điều khiển ô tô cần nắm rõ để tránh vi phạm trong quá trình di chuyển, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Hiện nay, các dòng xe của VinFast đều được trang bị động cơ mạnh mẽ cùng các tính năng nổi bật như hệ thống chống trộm, cảnh báo giao thông, hỗ trợ phanh gấp,… đem lại sự an toàn khi tham gia giao thông cho người điều khiển xe.
Quý khách quan tâm có thể tham khảo thêm thông tin, đăng ký lái thử và đặt cọc mua các dòng xe ô tô của VinFast như VF e34, VinFast VF 8, VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>> Xem thêm:
- 4 ứng dụng Luật Giao thông đường bộ dễ tra cứu nhất hiện nay
- Tìm hiểu về quy định pháp luật về độ tuổi lái xe ô tô tại Việt Nam
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!