Cuộn thân xe ô tô là gì? Cách xử lý khi bị cuộn thân xe ô tô

Việc sử dụng lò xo cứng cho hệ thống treo hoặc thanh chống lật có thể giảm thiểu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộn thân xe ô tô. Khách hàng có thể dựa theo nhu cầu cá nhân, tình hình tài chính và dòng xe để lựa chọn cách xử lý phù hợp nhất.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Khi di chuyển vào các góc cua, hiện tượng xe và người ngồi trong cabin bị nghiêng sang một bên là khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng đánh lái an toàn, việc vào cua có thể gây ra tình trạng cuộn thân xe ô tô và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi di chuyển. Do đó, chủ xe cần hiểu rõ cuộn thân xe ô tô là gì và các cách xử lý thông minh khi hiện tượng này xảy ra. 

Chủ xe cần nắm rõ cuộn thân xe ô tô là gì để có cách đánh lái an toàn và thông minh khi vào cua
Người lái nên nắm rõ cách hoạt động của cuộn thân xe ô tô để có cách đánh lái an toàn và thông minh khi vào cua (Nguồn: Sưu tầm)

1. Cuộn thân xe ô tô là gì?

Cuộn thân xe ô tô (Body roll) là hiện tượng khi xe bắt đầu chuyển hướng, trọng lượng sẽ bị đẩy ra bên ngoài góc cua do lực quán tính khiến xe nghiêng theo hướng đó. Cụ thể hơn, xe sẽ nghiêng về phía bên phải nếu người điều khiển rẽ trái và ngược lại. 

Mặc dù lốp xe sẽ tiếp xúc thường xuyên với mặt đất nhưng phần thân ô tô được thiết kế trên đầu các lò xo của hệ thống treo và gắn gián tiếp vào phần bánh xe. Điều này đồng nghĩa với việc thân ô tô sẽ hoạt động độc lập với hệ thống bánh xe, gây ra hiện tượng lật hoặc nghiêng khi phương tiện rẽ vào một góc cua. Ngoài ra, thiết kế độc lập này cũng giúp đem lại cảm giác êm ái, thoải mái cho người sử dụng mặc dù bánh xe phải tiếp xúc với những địa hình gồ ghề, phức tạp. 

Lực ly tâm là loại lực có hướng từ tâm và đi ra ngoài. Khi khối lượng và tốc độ quay thay đổi, lực ly tâm sẽ đẩy văng vật đi ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cuộn thân xe ô tô. Nếu người lái tăng tốc độ di chuyển, lực đẩy người ngồi trong xe ra bên ngoài góc cua sẽ tăng theo. Lúc này, hệ thống treo ô tô sẽ hấp thụ lực, dẫn đến việc thân xe bị nghiêng do đi vào góc cua. 

Đối với những người mới lái, hiện tượng cuộn thân ô tô có thể làm gián đoạn quá trình điều khiển xe. Khi bắt đầu di chuyển vào các góc cua, người lái cần giữ một tinh thần ổn định, bình tĩnh và tập trung để có thể xử lý tình huống một cách trơn tru nhất. 

>> Tìm hiểu thêm:

2. Cách xử lý khi bị cuộn thân xe ô tô 

Khi xe đột ngột chuyển hướng, những bộ phận như vô lăng ô tô, lốp trước có thể đổi nhanh chóng nhờ các ưu điểm cơ học của hệ thống lái. Tuy nhiên, động lượng, chất lỏng và hành khách ngồi trên xe vẫn tiếp tục theo hướng ban đầu. Tại thời điểm này, người lái cần có những cách xử lý thông minh để giảm thiểu khả năng bị cuộn thân xe ô tô và đảm bảo an toàn khi vào cua.

2.1. Sử dụng lò xo cứng cho hệ thống treo

Nguyên lý hoạt động của cuộn thân xe xảy ra khi một bên của hệ thống treo bị nén, trong khi bên kia bị kéo dài. Để tránh hiện tượng cuộn thân xe, người điều khiển cần hạn chế việc hệ thống treo chuyển động ngược chiều nhau.

Lò xò cứng cho hệ thống treo hạn chế cuộn thân xe ô tô
Sử dụng lò xo cứng giúp ngăn tình trạng hệ thống treo chuyển động ngược chiều nhau, hạn chế cuộn thân xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xử lý khi bị cuộn thân xe phổ biến nhất đó là sử dụng lò xo cứng cho hệ thống treo. So với lò xo mềm, dù chịu cùng một lực bằng nhau nhưng lò xo cứng sẽ có độ nén thấp hơn và ít nén hệ thống treo ở mép ngoài, giúp hạn chế tình trạng bị cuộn thân xe ô tô. Tuy nhiên, lò xo cứng yêu cầu chủ xe phải trang bị bộ giảm chấn mạnh hơn (gồm thanh chống hoặc giảm xóc). Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của xe và tốn nhiều chi phí lắp đặt hơn. Chủ sở hữu cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên những yếu tố này trước khi sử dụng lò xo cứng. 

2.2. Sử dụng thanh chống lật

Thanh chống lật là một thanh kim loại hình chữ U có tác dụng liên kết hai bánh xe trước với khung gầm ô tô. Thông thường, chúng sẽ được cấu tạo từ thép đàn hồi, có tiết diện tròn và đa số bên trong để rỗng. Đây là bộ phận thuộc nhiều hệ thống treo của các dòng ô tô hiện nay, giúp giảm độ nghiêng của thân xe khi vào cua nhanh hoặc di chuyển trên những khu vực có độ xóc lớn. 

Thanh chống lật, cuộn thân xe ô tô giúp giảm độ nghiêng của thân ô tô
Thanh chống lật được dùng để liên kết hai bánh xe trước, có tác dụng giảm độ nghiêng của thân ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Khi rẽ vào các góc cua, trọng tâm ô tô sẽ nghiêng về một phía do ảnh hưởng của lực ly tâm, khiến cho lực tác động lên các bánh xe không được đồng đều. Để ngăn chặn tình trạng bị lật do mất cân bằng xe, hai đầu thanh chống lật sẽ dịch chuyển ngược chiều nhau khiến cho phần lực tác dụng bị xoắn lại. Những mô men cản do thanh sinh ra sẽ giảm thiểu tối đa tỷ lệ chênh lệch giữa hai bên bánh xe, đảm bảo vận hành ổn định trên mọi khu vực địa hình. 

Nhờ sở hữu thiết kế đơn giản, giá thành hợp lý cùng với tuổi thọ và độ bền cao, thanh chống lật được nhiều chủ xe ưa chuộng sử dụng trên ô tô. Trong đó, người dùng có thể dựa vào nhu cầu sử dụng cá nhân để lựa chọn giữa hai phân loại bao gồm thanh chống lật ngang cơ khí bị động và thanh chống lật ngang chủ động. Trong đó, loại cơ khí bị động có độ phổ biến cao hơn còn thanh chống lật ngang chủ động sẽ phần lớn được thiết kế trên các dòng xe hạng sang. 

>>> Tìm hiểu thêm:

3. Kinh nghiệm vào cua ô tô an toàn, hạn chế tình trạng cuộn thân xe ô tô

Bên cạnh việc trang bị những bộ phận giúp hạn chế tình trạng cuộn thân xe, người lái cũng nên sở hữu những kỹ thuật vào cua ô tô an toàn để giảm thiểu tối đa va chạm có thể xảy ra trong quá trình di chuyển. 

3.1. Hình thành phản xạ khi vào cua

Để có kỹ năng vào cua ô tô an toàn, người lái xe cần chú ý những cách cầm vô lăng đúng cách cùng tư thế ngồi lái phù hợp, thoải mái. Khi đã đầy đủ hai yếu tố trên, người lái chú ý quan sát khúc cua từ xa và những thông tin liên quan như độ rộng hẹp, khoảng cách dài ngắn trước khi bắt đầu di chuyển. Việc nhận định tình hình di chuyển trước sẽ giúp người lái tự tin hơn, giảm thiểu tối đa tình trạng bị cuộn thân xe. 

Ngoài ra, người điều khiển cũng nên giảm tốc độ trước khi vào cua để có thêm nhiều thời gian quan sát và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ. Việc di chuyển dưới tốc độ cao khi đánh lái gấp có thể khiến xe bị thừa lái hoặc thiếu lái, khó kiểm soát hơn và thậm chí gây ra tình trạng mất lái. Hơn nữa, nếu có tình huống bất ngờ yêu cầu phanh đột ngột, bánh xe sẽ có nguy cơ mất độ bám và khiến ô tô bị lật hoặc trượt.

3.2. Kỹ thuật vào cua ô tô an toàn

  • Kỹ thuật đánh lái để đưa xe vào cua

Sau khi đã quan sát và giảm tốc độ, người lái nên ước lượng số vòng đánh lái phù hợp dựa trên độ cong của góc cua. Để đảm bảo an toàn, người lái nên hoàn thành việc đánh lái trong lần đầu tiên. Bởi lẽ xe có thể mất ổn định nếu đánh lái quá nhiều lần. Đối với những trường hợp góc cua quá dài, người lái xe có thể nhích thêm để ô tô di chuyển trở về đúng quỹ đạo. Với những loại cua vuông góc, hãy canh thời điểm đánh lái lúc gương chiếu hậu giao điểm góc vuông và đánh hết lái để vòng cua hẹp lại, tránh chiếm đường của những phương tiện khác.

Kỹ năng vào cua ô tô an toàn
Dựa trên tình hình thực tế, chủ xe nên ước lượng số vòng đánh lái phù hợp để đảm bảo an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

Người lái xe có thể chọn giữa hai cách đánh lái vô lăng khi vào cua bao gồm đánh lái kéo đẩy và đánh lái chéo tay. Theo đó, đánh lái kéo đẩy sẽ cung cấp cho chủ xe phạm vi hoạt động tay linh hoạt, giúp việc định hướng chính xác hơn và dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ. Đánh lái chéo tay dù nhanh hơn nhưng do phạm vi hoạt động hạn chế, người lái nên điều khiển ở tốc độ thấp khi vào cua. 

Ngoài ra, người điều khiển ô tô cũng nên lưu ý kiểm soát tốc độ xe ngược với tốc độ đánh lái khi vào cua. Cụ thể hơn, nếu tốc độ xe đang nhanh thì nên đánh lái từ từ và ngược lại. Việc làm này sẽ giúp duy trì vận hành ổn định cho xe, dễ dàng vào cua hơn. Sau khi đã đánh lái, người điều khiển phương tiện cần giữ nguyên góc xe và chắc tay lái cho đến lúc chuẩn bị thoát cua. Nếu độ cong của góc cua thay đổi liên tục, người lái có thể cân nhắc xoay thêm và trả lại dựa theo tình hình thực tế. 

  • Kỹ thuật trả lái thoát cua để xe về lại quỹ đạo

Để thoát cua an toàn, hãy xoay ngược vô lăng trả lái bằng đúng số lần đánh lái nhằm điều khiển ô tô trở về quỹ đạo ban đầu. Người lái xe cần lưu ý không nên trả lái quá nhanh hoặc để vô lăng tự quay để đảm bảo vô lăng luôn trong tầm kiểm soát. 

Cuộn thân xe ô tô là hiện tượng khó có thể tránh khỏi khi vào cua, đặc biệt là đối với những người lái mới bắt đầu. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của chúng, chủ xe nên trang bị thêm các bộ phận hỗ trợ và kỹ thuật vào cua đúng cách an toàn. Điều này sẽ giúp đem lại cảm giác an tâm, thoải mái và trải nghiệm lái xe tối ưu cho người sử dụng. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm ô tô điện của VinFast như VF e34, VF 8, và VF 9, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected] 

>>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

20/10/2022
Chia sẻ bài viết này