Giải đáp chi tiết: Đã có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?

Đã có bằng ô tô có cần bằng xe máy không là thắc mắc của nhiều chủ phương tiện. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe sở hữu bằng ô tô vẫn phải có bằng xe máy để điều khiển phương tiện hợp pháp.

Bằng lái xe là một trong những giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển phương tiện cần có để tham gia giao thông hợp pháp. Theo đó, mỗi loại giấy phép sẽ có quy định riêng về đối tượng, phương tiện được phép sử dụng. Vậy, đã có bằng ô tô có cần bằng xe máy không? Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.

có bằng lái ô tô có cần thi bằng lái xe máy không?
Bằng lái là giấy tờ bắt buộc cần có khi chủ xe điều khiển phương tiện lưu thông trên đường (Nguồn: Sưu tầm)

1. Có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?

Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định. Đồng thời, người lưu thông cần có bằng lái phù hợp với loại phương tiện được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, ô tô và xe máy là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau. Do vậy, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe phải có bằng lái tương ứng với loại hình phương tiện đó.

Theo Luật Giao thông đường bộ, bằng lái xe là loại giấy tờ chứng nhận người sở hữu có đủ điều kiện và khả năng điều khiển một loại hình phương tiện cơ giới nào đó. 

Luật này cũng quy định người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái phù hợp với loại phương tiện được phép sử dụng. Theo đó, khi điều khiển xe mô tô, người tham gia giao thông phải có bằng lái xe máy.

Trong trường hợp điều khiển xe ô tô, người lái phải có bằng lái ô tô. Do vậy, chủ sở hữu không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lại.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người tham gia giao thông không thể dùng bằng lái ô tô thay thế cho giấy phép lái xe máy. Theo đó, người điều khiển phương tiện phải sử dụng bằng lái phù hợp với loại xe mà mình đang sử dụng lưu thông.

 có bằng lái xe ô tô có cần bằng lái xe máy không?
Người điều khiển xe máy tham gia giao thông cần phải có bằng lái A1 hoặc A2 (Nguồn: Sưu tầm)

2. Mức phạt không mang bằng lái xe phù hợp khi tham gia giao thông

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt không mang bằng lái xe phù hợp khi tham gia giao thông như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại phương tiện tương tự 
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên hoặc xe mô tô ba bánh

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra, cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định. Thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày kể từ ngày tiến hành thu xe.

Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh, thời hạn tạm giữ phương tiện có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. 

thi bằng ô tô có cần bằng xe máy không
Người điều khiển xe máy không mang đúng hạng bằng có thể bị phạt tới 5.000.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm:

3. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến bằng lái xe máy

Bên cạnh việc thắc mắc có bằng oto có cần bằng xe máy không, thì những câu hỏi liên quan đến quy định, thủ tục thi bằng lái xe máy cũng được nhiều chủ phương tiện quan tâm. Nắm rõ thông tin giải đáp dưới đây giúp người điều khiển xe máy tham gia giao thông hợp pháp, đúng luật.

3.1. Quy định thi bằng lái xe máy thế nào khi đã có bằng lái ô tô?

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định, chủ phương tiện đã có bằng lái ô tô sẽ không cần phải thi phần lý thuyết sát hạch bằng lái xe máy. Tuy nhiên, chủ xe vẫn phải thực hiện phần thi thực hành bằng lái xe máy.

3.2. Điều kiện thi bằng lái là gì?

Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện cho người thi bằng lái xe máy như sau:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam.
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa đạt tiêu chuẩn theo quy định.
  • Người học để nâng hạng bằng lái phải có đủ thời gian điều khiển phương tiện hoặc hành nghề cùng với số km lái xe an toàn.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Đối chiếu theo quy định trên, người học bằng lái xe phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa. Pháp luật không quy định về việc không có bằng lái xe máy thì không được cấp bằng lái xe ô tô.

Như vậy, trường hợp thi bằng ô tô có cần bằng xe máy không thì chủ phương tiện không có bằng lái xe máy vẫn được phép thi giấy phép lái xe ô tô theo luật định.

3.3. Có được tích hợp bằng lái xe máy và ô tô không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, nếu chủ phương tiện có nhu cầu gộp bằng lái xe máy và ô tô thì cần làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định.

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe như sau: 

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục gộp bằng lái, chủ phương tiện phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

có bằng ô tô có cần thi bằng xe máy không
Người điều khiển phương tiện có thể tích hợp bằng lái xe máy và ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với người điều khiển xe máy điện cũng bắt buộc phải mang bằng lái A1 hoặc A2 theo quy định khi tham gia giao thông. Nếu người điều khiển đã có giấy phép lái xe ô tô thì vẫn cần bằng lái hạng A1 hoặc A2 khi lưu thông bằng xe máy điện (trừ những mẫu xe máy điện không cần bằng lái).

Giải đáp chi tiết thắc mắc: “có bằng oto có cần bằng xe máy không?” giúp chủ phương tiện tham gia giao thông đúng luật, tránh bị phạt. Bên cạnh việc chuẩn bị giấy tờ hợp lệ, người điều khiển phương tiện cũng cần tập trung quan sát, lái xe cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

>>> Tìm hiểu thêm:

15/09/2023
Chia sẻ bài viết này