Hướng dẫn cách sửa thắng xe đạp điện và xe máy điện chi tiết
Phanh/thắng xe là bộ phận quan trọng, giúp người lái giảm tốc độ và dừng, đỗ an toàn. Do đó, trước mỗi hành trình, người điều khiển cần kiểm tra kỹ càng bộ phận phanh xe nhằm phát hiện hư hỏng hoặc trục trặc kịp thời.
Bài viết dưới đây hướng dẫn các cách sửa thắng xe đạp điện, xe máy điện đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà.
1. Những dấu hiệu nhận biết phanh/thắng xe đạp điện, xe máy điện bị hỏng
Xe điện thường được trang bị phanh cơ hoặc phanh đĩa hay mới hơn là phanh ABS được trang bị trên các dòng xe cao cấp mỗi loại có đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động khác nhau.
Do đó, người dùng cần nhận biết các dấu hiệu phanh xe bị hỏng để tìm cách sửa phanh xe máy điện, xe đạp điện sớm nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển.
1.1. Phanh cơ xe điện bị hỏng
Phanh cơ (phanh tang trống) còn được gọi là phanh đùm hoặc phanh guốc, được lắp trực tiếp lên trục của xe. Khi người lái bóp phanh, dây cáp sẽ tác động đến thanh điều chỉnh phanh, tiếp theo đến ống phanh và pít tông, ép má phanh và khiến bánh trục dừng lại.
Loại phanh này có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và chi phí sửa chữa, thay thế tiết kiệm. Nếu gặp một trong những dấu hiệu dưới dây, chủ xe cần kiểm tra để khắc phục sửa phanh xe máy điện, xe đạp điện kịp thời, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông:
- Phanh không ăn:
Phanh không ăn là tình trạng người lái bóp phanh nhưng tốc độ xe giảm rất chậm hoặc thậm chí không giảm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do má phanh mòn, má phanh sử dụng lâu ngày bị trơ lì hoặc dầu mỡ bám trên bề mặt phanh.
- Phanh bị kêu:
Khi di chuyển, hệ thống phanh xe máy điện, xe đạp điện có thể phát ra tiếng kêu mặc dù không có tải trọng. Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân như: má phanh bị trơ lì gây trượt phanh, má phanh bị dính cát hoặc nước vào, bề mặt làm việc của tang phanh bị xước. Trong trường hợp này, chủ phương tiện nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận phanh, nếu vẫn có tiếng kêu thì cần đưa xe đến trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để kiểm tra và sửa phanh xe đạp điện, xe máy điện sớm.
- Nặng phanh:
Nặng phanh thường xuất hiện ở phanh cơ bánh xe trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu. Để khắc phục điều này, chủ xe có thể thử xịt dầu bôi trơn vào đầu phanh tại nhà. Nếu phanh vẫn còn hiện tượng nặng, người dùng nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kỹ thuật viên khắc phục sớm.
- Bó phanh:
Bó phanh là tình trạng người lái nhả tay phanh nhưng má phanh không tách ra khỏi bề mặt tang phanh, khiến phương tiện khó di chuyển. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng bó phanh gồm:
- Trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu
- Lò xo hồi vị phanh yếu
- Bề mặt làm việc của tang trống hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về
- Sau khi đi mưa không vệ sinh và lau khô xe, để lâu dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng
1.2. Phanh đĩa xe máy điện bị hỏng
Phanh đĩa được cấu tạo bởi một đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và chuyển động đồng thời cùng với bánh xe. Khi người lái bóp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ làm bánh xe giảm tốc độ và dừng lại.
Phần lớn xe máy điện, xe đạp điện hiện nay đều được trang bị phanh đĩa ở bánh trước hoặc cả 2 bánh. Nếu phanh đĩa bị hư hỏng, chủ xe có thể tham khảo một số cách sửa phanh xe đạp điện, xe máy điện dưới đây:
- Phanh phát ra âm thanh khó chịu:
Sau một thời gian sử dụng, nếu hệ thống phanh phát ra tiếng kêu loẹt xoẹt, chủ phương tiện nên kiểm tra xem vành đĩa có bị bụi bẩn hay cong vênh không. Nếu do vành đĩa bị cong, chủ xe cần thay mới. Nếu do bụi bẩn, chủ xe có thể dùng vòi nước xịt trực tiếp để vệ sinh vành đĩa phanh.
- Phanh bị kẹt vào đĩa phanh:
Sau một thời gian sử dụng, dầu phanh bị hết hoặc mất tác dụng sẽ khiến pít tông không hoạt động, dẫn đến má phanh bị bám vào đĩa phanh. Lúc này, xe không thể vận hành và cần được bổ sung hoặc thay mới dầu phanh.
- Tiếng động phát ra khi bóp phanh:
Sau một thời gian vận hành, hệ thống phanh có thể phát ra tiếng kêu do má phanh bị mòn. Khi đó, đĩa phanh tiếp xúc với phần khung má phanh, gây ra âm thanh khó chịu, nghiêm trọng hơn là hệ thống phanh bị giảm hiệu quả, gây mất an toàn cho người lái.
Cả phanh cơ và phanh đĩa đều có những ưu, nhược điểm riêng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, sau một thời gian, bộ phận nào cũng sẽ hao mòn hoặc xuất hiện hư hỏng.
Do đó, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh để phát hiện sớm hư hỏng và tìm cách sửa thắng xe máy điện, xe đạp điện kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.
2. Cách sửa thắng xe đạp điện, xe máy điện
Trong trường hợp cấp bách hoặc phanh chỉ hư hỏng nhẹ, người lái có thể tham khảo cách sửa thắng xe đạp điện, xe máy điện sau đây để ứng phó tạm thời.
Tuy nhiên, để sửa phanh xe máy điện, xe đạp điện, người dùng cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết gồm: má phanh, chìa lục giác (dùng trong trường hợp muốn siết căng má phanh).
2.1. Cách điều chỉnh má phanh
Má phanh là bộ phận tạo áp lực lên đĩa phanh giúp xe giảm tốc hoặc dừng hẳn. Sau một thời gian sử dụng, má phanh có thể không đều khiến phanh không ăn, người dùng cần điều chỉnh lại. Nếu má phanh quá mòn thì trước tiên chủ xe cần phải thay mới, tiếp theo điều chỉnh theo các bước sau:
- Bước 1: Bóp tay phanh để kiểm tra vị trí tiếp xúc giữa má phanh với niềng bánh xe. Hai má phanh và niềng bánh xe phải cần tiếp xúc cùng một lúc.
- Bước 2: Dùng chìa lục giác xoay ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng bu lông. Lưu ý khi thực hiện, người dùng không nên tháo bu lông ra hoàn toàn để tránh má phanh bị tụt ra sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh.
- Bước 3: Điều chỉnh vị trí của má phanh sao cho nằm chính giữa niềng bánh xe.
- Bước 4: Kiểm tra lại vị trí của má phanh sau đó siết chặt bu lông để cố định.
2.2. Cách siết phanh xe đạp điện, xe máy điện
Trong trường hợp cần siết căng cáp phanh xe đạp điện, xe máy điện, người dùng có thể tham khảo thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Bóp tay phanh để kiểm tra độ căng của cáp. Khoảng cách ổn định là 4 cm tính từ tay phanh đến tay cầm khi bóp phanh. Trong trường hợp người lái bóp phanh mà tay phanh chạm vào tay cầm nghĩa là tay phanh đã bị hỏng.
- Bước 2: Điều chỉnh nhẹ độ căng của cáp để khắc phục tình trạng cáp bị lỏng. Nên nới lỏng ốc điều chỉnh ở giữa cáp phanh và tay phanh để dễ thực hiện.
- Bước 3: Kiểm tra độ căng của cáp bằng cách bóp tay phanh. Nếu các phần vẫn lỏng thì thử điều chỉnh trên càng giữ má phanh.
- Bước 4: Mở bu lông gắn cáp phanh, vặn ngược chiều kim đồng hồ từ 2 đến 3 vòng. Tiếp theo kéo cáp để tăng độ căng sao cho 2 má phanh tiếp xúc với niềng bánh xe vừa đủ.
- Bước 5: Sử dụng chìa lục giác, vặn theo chiều kim đồng hồ để cố định lại bu lông gắn với các phanh
- Bước 6: Cố định lại ốc điều chỉnh trên tay cầm. Người lái cần bớt tay phanh để kiểm tra lại cáp phanh trước khi cố định
3. Một số lưu ý khi sử dụng phanh xe đạp điện, xe máy điện
Ngoài việc nhận biết các dấu hiệu phanh xe bị hỏng và biết cách sửa thắng xe máy điện, xe đạp điện thì sử dụng phanh đúng cách cũng rất quan trọng.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng phanh xe điện an toàn, đồng thời tránh va chạm và giảm sự hao mòn của hệ thống phanh xe.
3.1. Cách sử dụng phanh hiệu quả
Khi người lái bóp phanh, do lực quán tính nên xe sẽ đi chậm dần rồi mới dừng hẳn. Vì vậy, người dùng chú ý không nên phanh gấp, bởi điều này có thể gây nguy hiểm.
Thay vào đó, nên kết hợp phanh động cơ, phanh trước và phanh sau một cách hợp lý để đạt hiệu quả phanh tốt nhất.
3.2. Sử dụng phanh đúng quy trình
Khi muốn đi chậm hoặc dừng xe, trước tiên người lái cần giảm ga (phanh động cơ), tiếp theo sử dụng phanh trước và phanh sau đồng thời để dừng lại.
Người dùng chú ý cần phanh nhẹ theo kiểu bóp thả nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả phanh cao.
3.3. Kết hợp nhiều phương pháp phanh để đạt hiệu quả cao
Để giảm tốc độ của xe máy điện, xe đạp điện, người lái có thể sử dụng phanh động cơ, phanh trước hoặc phanh sau. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp 2 cách phanh sẽ mang lại hiệu quả phanh tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người điều khiển.
- Phanh động cơ: Người lái nhả tay ga để vòng tua xe ghìm tốc độ lại.
- Phanh trước: Tay phanh nằm bên phải, khi người lái bóp phanh sẽ tạo áp lực lên bánh trước, hiệu quả phanh tốt hơn phanh sau.
- Phanh sau: Tay phanh nằm bên trái, khi sử dụng người lái cần lưu ý nếu phanh đột ngột có thể làm phanh bị khóa chặt.
4. Tính năng an toàn vượt trội với hệ thống phanh xe máy điện VinFast
Các mẫu xe điện VinFast thế hệ mới được trang bị động cơ hiện đại cho khả năng vận hành mạnh mẽ. Do đó, hệ thống phanh cũng được chú trọng giúp người lái giảm tốc mượt mà, đảm bảo an toàn.
Hiện tại xe máy điện VinFast được trang bị hệ thống phanh đĩa và phanh ABS, mang đến sự an toàn tối đa cho người dùng.
4.1. Hệ thống phanh đĩa
Các mẫu xe máy điện được trang bị hệ thống phanh đĩa bao gồm:
- VinFast Evo 200 tại bánh trước
- VinFast Feliz S tại bánh trước
- VinFast Vento S tại bánh sau
- VinFast Klara S (2022) trên cả 2 bánh
Khi người lái bóp phanh, phần đĩa phanh cố định và quay theo bánh xe. Khi đó, 2 bên bề mặt của đĩa phanh được ốp bởi cùm phanh có chứa piston thủy lực và má phanh giúp xe giảm tốc.
Những ưu điểm nổi bật của hệ thống phanh đĩa được trang bị trên xe máy điện VinFast gồm:
- Giảm tốc hiệu quả nhờ lực ma sát lớn.
- Trọng lượng nhẹ, ít hỏng hóc do được làm từ vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, bền bỉ.
- Khả năng tản nhiệt và thoát nước tốt do cấu tạo hở. Đây cũng là yếu tố giúp nâng cao hiệu suất phanh, dễ dàng vệ sinh hoặc sửa chữa.
>>> Nhận ngay ưu đãi hấp dẫn khi mua xe máy điện VinFast:
- Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast từ 25/06 – 31/08/2024
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024
4.2. Hệ thống phanh ABS
Phanh ABS (Anti-lock Braking System) là hệ thống chống bó cứng phanh, giúp hạn chế nguy cơ bánh xe bị bó cứng, mất độ bám đường dẫn đến bị trượt, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện. Hệ thống phanh ABS được trang bị trên 2 mẫu xe máy điện VinFast thế hệ mới, bao gồm:
- VinFast Vento S tại bánh trước
- VinFast Theon S trên cả 2 bánh
Đây là 2 trong số ít mẫu xe máy điện được tiên phong trang bị phanh ABS, vừa đảm bảo an toàn cho người dùng, vừa giúp thiết kế xe thời thượng hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là 2 mẫu xe máy điện thuộc phân khúc Cao cấp, được trang bị nhiều công nghệ tính năng hiện đại và khả năng vận hành cực kỳ ấn tượng, không hề thua kém những mẫu xe xăng cùng phân khúc.
Cụ thể, Theon S và Vento S sở hữu tốc độ tối lần lượt lên tới 99km/h và 89km/h, hệ thống phanh ABS sẽ giúp người điều khiển làm chủ tốc độ, yên tâm xử lý những tình huống phát sinh trên đường đi.
Dựa vào động tác bóp phanh của người lái và thông số nhận được từ cảm biến, phanh ABS tính toán và đưa ra áp lực phanh. Nhờ tần suất ấn - nhả thanh kẹp đều đặn trên phanh 15 lần mỗi giây, hệ thống phanh ABS giúp Theon S và Vento S hoạt động ổn định hơn, hạn chế tình trạng bó cứng, từ đó tăng độ bám đường, giúp phương tiện di chuyển ổn định và an toàn hơn.
Hệ thống phanh là bộ phận tối quan trọng trên mọi phương tiện, do đó, để đảm bảo an toàn trên mọi cung đường, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra phanh trước mỗi chuyến đi.
Bên cạnh đó, nắm được một số cách sửa thắng xe đạp điện, xe máy điện cũng là điều cần thiết, giúp người lái có thể tự xử lý được một số tình huống khẩn cấp trước khi đưa xe đến xưởng sửa chữa.
Các mẫu xe máy điện VinFast thế hệ mới bao gồm Evo200 Lite, Evo200, Feliz S, Klara S 2022, Vento S và Theon S đều được trang bị hệ thống phanh hiện đại, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast ngay hôm nay để được trải nghiệm nhiều tính năng thông minh và công nghệ an toàn hiện đại. Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: