Cách thay má phanh xe máy và những lưu ý khi chọn mua
Má phanh (hay bố thắng) là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống phanh. Người dùng nên chú ý đến các dấu hiệu khi má phanh bị mòn để tiến hành thay mới bộ phận này.
1. Có nên thay má phanh xe máy không?
Hệ thống phanh xe hoạt động dựa theo nguyên lý lực nén đi từ khay dầu qua ống dẫn và đi xuống piston tác động vào má phanh, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại. Vì vậy, má phanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thống phanh, giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông.
Má phanh bị mòn không chỉ gây hư hại đĩa phanh mà còn làm giảm độ ma sát của má phanh lên đĩa phanh. Đĩa phanh sẽ cong vênh và phát ra tiếng kêu do lớp dán vào xương sắt (phần phíp) của má phanh bị mòn và tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh sinh ra nhiệt. Nếu tình trạng này kéo dài, cả hệ thống phanh xe máy sẽ bị hư hại nặng khiến việc điều khiển phương tiện trở nên mất an toàn.
Vì vậy, khi phát hiện má phanh có vấn đề thì người dùng cần mang xe đến ngay cửa hàng sửa xe uy tín để kiểm tra. Nếu má phanh bị mòn thì người sử dụng cần thay má phanh xe máy ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
2. Khi nào nên thay má phanh xe máy?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu như phanh xe không còn hiệu quả, phanh cứng, có tiếng kêu rít chói tai, bó phanh,... thì người dùng cần kiểm tra và thay má phanh mới bởi lúc này má phanh đã quá mòn.
Trường hợp không thay kịp thời, có thể khiến đĩa phanh bị mòn theo, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng phương tiện.
Khi đó, người dùng phải thay luôn cả đĩa phanh và sẽ tốn chi phí cao hơn rất nhiều so với việc chỉ thay má phanh.
Khi thay má phanh xe máy, người sử dụng xe cần phải đảm bảo lựa chọn các sản phẩm chính hãng và phù hợp với dòng xe, tránh dùng hàng giả, hàng kém chất lượng.
3. Những điều cần lưu ý khi chọn mua má phanh đĩa xe máy
Khi chọn mua má phanh đĩa, người dùng cần lưu ý một số vấn đề để giúp quá trình sử dụng xe được an toàn hơn. Cụ thể:
- Má phanh dành cho xe máy bao gồm hai loại, người dùng có thể tham khảo cụ thể như sau:
- Má phanh hữu cơ: Được làm từ vật liệu tự nhiên như cao su hoặc sợi polyamide thơm liên kết với nhau và có khả năng chịu nhiệt.
- Má phanh nung kết: Thành phần chủ yếu là những hạt kim loại đồng hoặc một số hợp kim chịu mài mòn ở nhiệt độ cao.
- Mọi loại má phanh đều có nhiệt độ làm việc tối ưu. Tùy từng dòng xe mà người dùng có thể lựa chọn loại má phanh phù hợp giúp khả năng làm việc của bộ phận này hiệu quả hơn.
4. Cách thay má phanh đĩa xe máy đơn giản
Cách thay má phanh đĩa xe máy khá đơn giản, bao gồm 7 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Một chiếc tuýp T12.
- Bình xịt RP7.
- Cờ lê vòng 12.
- Tay vặn T8 để tháo ốc bắt má phanh.
- Kìm vuông để xoay piston phanh.
- Khăn lau.
- Mỡ bò để bảo dưỡng cụm phanh.
Bước 2: Tháo má phanh cũ
Người thực hiện sử dụng dụng cụ chuyên dụng đã chuẩn bị và tiến hành tháo má phanh ra khỏi cụm phanh.
Bước 3: Vệ sinh cụm phanh
Người thực hiện sử dụng bình xịt RP7 xịt vào piston phanh, dùng khăn lau sạch và tiếp tục lấy kìm xoay piston để vệ sinh phần còn bẩn. Để vệ sinh sạch sẽ, không còn dính bụi thì người dùng có thể sử dụng bình xịt RP7 để xịt và lau lại nhiều lần.
Bước 4: Lắp má phanh mới vào cụm phanh
Người thay dùng kìm phanh để đẩy piston vào kích rồi tiến hành lắp má phanh vào cụm phanh, đảm bảo má khớp và đủ khe hở để gắn lên đĩa phanh. Sau đó, người lắp tiến hành gắp cụm phanh vào xe máy, bắn chặt củ phanh vào bộ giảm xóc hay khung xe.
Bước 5: Lắp cụm phanh vào xe máy
Sau khi hoàn thành việc lắp cụm phanh, người lắp cần thử phanh để kiểm tra. Người thay má phanh xe máy cần kiểm tra xem phanh có quay nhẹ nhàng khi không bóp phanh hay không và kiểm tra phanh có bó không.
Phanh xe máy là chi tiết quan trọng quyết định đến tốc độ và sự an toàn khi lái xe. Vì vậy, người điều khiển phương tiện cần phải thay má phanh xe máy ngay lập tức nếu phát hiện tình trạng má phanh bị mòn để đảm bảo hệ thống phanh xe hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Hiện tại, danh sách các showroom và đại lý ủy quyền của VinFast có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Khách hàng đừng quên bảo dưỡng xe máy điện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất và liên hệ showroom, đại lý gần nhất để được kiểm tra, bảo hành phương tiện một cách chu đáo mà không cần quá lo lắng về chi phí.
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
>> Xem thêm: