Phanh đĩa xe máy và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Hệ thống phanh đĩa xe máy được cấu thành từ các bộ phận: má phanh, đĩa phanh, piston,... Phanh đĩa thường được bố trí ở bánh trước, đối với các dòng xe phân khối lớn đều trang bị ở bánh trước và bánh sau.
1. Cấu tạo phanh đĩa xe máy
Phanh đĩa xe máy hay còn có tên gọi khác là phanh dầu, được cấu thành bởi một số bộ phận chính như sau:
1.1. Đĩa phanh
Bộ phận đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe và xẻ rãnh hoặc đục lỗ để gia tăng tản nhiệt. Qua đó, làm giảm thiểu khả năng mài mòn của đĩa phanh và có độ bền lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành xe, đĩa phanh sẽ bị xước nếu má phanh đã quá mòn hoặc không đạt chuẩn. Ngoài ra, đĩa phanh có thể bị nứt vỡ, cong vênh khi chịu một lực lớn như: va chạm mạnh, tai nạn,...
1.2. Má phanh
Má phanh đĩa xe máy là một khối hộp thống nhất, được cấu tạo bởi một tấm đệm bằng thép với một bề mặt phủ vật liệu ma sát. Bề mặt má phanh được xẻ rãnh nhằm thoát bụi, giảm nhiệt trong quá trình vận hành.
1.3. Piѕton
Phanh đĩa xe máy sử dụng piston để tạo lực đẩy cho má phanh. Bên cạnh đó, tay phanh và bàn đạp phanh được kết nối với piston nhằm đẩy dầu phanh đến heo dầu xe máy thông qua bình chứa.
1.4. Kẹp phanh piston đôi
Kẹp phanh piston chia làm hai nửa và được bắt vít với nhau. Khi người dùng bóp phanh, piston của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh, từ đó kẹp chặt rô-tơ phanh để điều chỉnh tốc độ.
1.5. Phanh chu vi
Hiện nay, một số nhà sản xuất xe đã áp dụng phanh đĩa gắn trên vành xe (phanh chu vi) với mục đích là làm giảm trọng lượng trong hệ thống phanh bánh xe. Chủ phương tiện có thể tìm thấy phanh chu vi trên các loại xe máy sử dụng bánh xe có dây kéo tùy chỉnh.
2. Phanh đĩa xe máy hoạt động như thế nào?
Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ làm bánh xe giảm tốc độ dần và dừng lại theo yêu cầu của người lái.
3. Những vấn đề thường gặp của phanh đĩa xe máy
3.1. Phanh đĩa xe máy bị bó
- Nguyên nhân: Piston bị rỗ do sử dụng trong thời gian dài hoặc phớt chắn bụi xuất hiện tình trạng giãn nở khiến phanh bị kẹt. Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, nếu người lái rà phanh liên tục cũng là nguyên nhân làm phanh bị bó cứng.
- Cách xử lý: Trong trường hợp phanh đĩa xe máy bị bó, người lái có thể tiến hành làm sạch phần phớt chắn bụi. Nếu phanh đĩa sử dụng trong thời gian dài, chủ xe nên thay mới hệ thống piston, lò xo hồi vị hoặc thay má phanh chất lượng hơn.
3.2. Phanh bị kẹp vào đĩa phanh
- Nguyên nhân: Hết dầu phanh hoặc sử dụng dầu phanh quá hạn là nguyên nhân làm cho piston mất tác dụng và không đẩy vào được. Do đó, xảy ra tình trạng phanh bị kẹp vào đĩa phanh.
- Cách xử lý: Để xử lý tình trạng trên, chủ phương tiện cần thay mới dầu phanh. Đồng thời, chủ xe cần thay hết dầu phanh cũ ra khỏi khay trước khi đổ dầu mới vào để tránh dầu phanh mới và cũ lẫn trộn với nhau khiến phanh đĩa hoạt động kém hiệu quả.
3.3. Phanh có tiếng kêu to khi bóp
- Nguyên nhân: Má phanh bị mòn khiến đĩa phanh va chạm với phần khung của má phanh, và gây ra tiếng kêu to hơn bình thường khi bóp phanh.
- Cách xử lý: Chủ xe cần thay má phanh mới để hạn chế tiếng ồn, tăng độ bám của xe với mặt đường trong quá trình di chuyển.
3.4. Phanh xuất hiện tiếng kêu
- Nguyên nhân: Âm thanh lạ phát ra ở phanh đĩa thường do má phanh bị mòn, bị chai khiến phần kim loại của má phanh cọ vào đĩa phanh. Vật cứng kẹt trong moay-ơ hoặc đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân khiến phanh có tiếng kêu.
- Cách xử lý: Người lái có thể dùng vòi nước xịt trực tiếp để làm trôi bùn đất, cát ra khỏi hệ thống phanh, sau đó tiến hành lau khô hoặc đặt xe ở nơi thoáng mát.
4. Những lưu ý để sử dụng phanh đĩa xe máy đúng cách
Để đảm bảo an toàn, người điều khiển phương tiện cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của phanh đĩa xe máy. Trong đó, hai phụ kiện dầu và má phanh cần được bảo dưỡng hoặc thay mới khi cần thiết.
- Dầu phanh khô cạn khiến đĩa phanh không được ép chặt và gây nên tình trạng trục bánh xe bị rung lắc khi người điều khiển bóp phanh. Ngoài ra, nếu không kịp thời thay mới dầu phanh hoặc sử dụng dầu phanh không đảm bảo chất lượng còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của xe. Chủ phương tiện nên sử dụng sản phẩm phù hợp với từng dòng xe theo quy định của nhà sản xuất được ghi trên khay chứa dầu.
- Má phanh bị mòn là nguyên nhân khiến phanh đĩa xe máy ngày càng mỏng. Vì vậy, trong quá trình vận hành xe máy, người lái nên lưu ý thay dầu và má phanh dựa trên số km đã đi. Thông thường, khoảng 20.000km người lái nên thay má phanh một lần để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác của xe.
Trong quá trình di chuyển, người lái không nên bóp chặt phanh suốt quãng đường hoặc bóp phanh một cách đột ngột. Thay vào đó, chủ xe chỉ cần nhấn phanh nhẹ theo kiểu bóp thả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi đi vào khúc cua vì có thể khiến xe và chủ xe gặp tình huống nguy hiểm.
Hiểu được nguyên lý hoạt động của phanh đĩa xe máy là kỹ năng giúp người lái đảm bảo an toàn cho bản thân khi điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó, người dùng nên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.
Hiện nay, thương hiệu VinFast đã cho ra đời các dòng xe máy điện có tính năng an toàn cao, khả năng vận hành êm ái. Trong đó, VinFast Klara S, VinFast Klara A2 đều sử dụng cả 2 phanh đĩa trước và sau của nhà sản xuất Nissin nổi tiếng với đường kính 34mm. Đặc biệt, dòng xe này được thiết kế có 2 piston nên hiệu ứng, chất lượng và độ bền của phanh được đảm bảo giúp phanh mượt hơn mà không bị khựng đột ngột khi bóp.
Bên cạnh đó, dòng xe VinFast Theon được trang bị hệ thống phanh đĩa ABS cho cả hai bánh. Hệ thống phanh đĩa ABS có khả năng chống trượt khi di chuyển, an toàn toàn trên mọi địa hình.
Nếu có nhu cầu, khách hàng có thể đăng ký lái thử và đặt cọc ngay để có cơ hội nhận được các ưu đãi hấp dẫn.
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected].
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>> Xem thêm: