Các cách kiểm tra hư hỏng hệ thống cảm biến trên ô tô
Hiện nay, đa số các dòng xe đều được trang bị nhiều loại cảm biến, có nhiệm vụ nhận các tín hiệu thu được từ thiết bị trên ô tô và chuyển tới bộ điều khiển trung tâm. Điều này nhằm hỗ trợ người lái điều khiển xe trơn tru và an toàn. Trong một số tình huống, cảm biến có thể tự động thực hiện các thay đổi đối với động cơ, kiểm soát nhiệt độ bên trong động cơ đến bộ phận ít tốn điện nhất của xe như nhiệt độ hệ thống nước làm mát, áp suất dầu, mức khí thải,... Cảm biến đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe. Vì vậy, người dùng cần biết cách kiểm tra hư hỏng hệ thống cảm biến trên ô tô để đảm bảo sửa chữa kịp thời.
>> Tìm hiểu thêm:
- Hệ thống đánh lửa điện tử: Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động
- Phát triển hệ thống phát hiện người đi bộ trên ô tô toàn cầu
1. Dấu hiệu nhận biết hư hỏng hệ thống cảm biến trên ô tô
Hệ thống cảm biến trên ô tô ngày càng đa dạng gồm nhiều loại khác nhau. Người dùng cần lưu ý mỗi loại cảm biến đều có những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết hư hỏng khác nhau, cụ thể:
1.1. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến áp suất khí nạp: (MAP – Manifold Air Pressure sensor)
Cảm biến áp suất khí nạp có cấu tạo từ buồng chân không, ngăn cách bởi tấm lọc màng mỏng được duy trì độ chân không chuẩn. Cảm biến áp suất này có nhiệm vụ giám sát sự thay đổi chân không trong ống góp hút và cung cấp tín hiệu áp suất về bộ xử lý trung tâm. Từ đó, tính toán ra được lượng nhiên liệu và thời gian đánh lửa.
Thông thường, khi loại cảm biến này bị hỏng sẽ có dấu hiệu sau:
- Hơi giật hoặc khoảnh khắc ngập ngừng khi người lái điều khiển xe tăng tốc
- Mức tiêu hao nhiên liệu cao
- Động cơ nổ không êm
- Xe nhả nhiều khói
- Xe có thể bị chết máy khi nhấn ga để bắt đầu chuyển động
- Hỗn hợp nhiên liệu không phù hợp, có thể kèm theo tiếng ồn trong động cơ hoặc mùi xăng
1.2. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến lưu lượng khí nạp (MAF – Mass Air Flow sensor)
Cảm biến lưu lượng khí nạp được sử dụng để đo lượng khí được nạp vào động cơ và gửi thông tin về ECU - bộ điều khiển điện tử bằng tín hiệu điện áp. ECU sẽ sử dụng tín hiệu từ cảm biến để tính toán lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt đạt tỉ lệ chuẩn.
Người dùng khi điều khiển xe cần lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết khi cảm biến MAF bị hư hỏng, cụ thể:
- Tỷ lệ hoà khí bị sai lệch dẫn đến giảm công suất động cơ
- Xe gặp trục trặc khi tăng tốc, xe chết máy giữa đường
- Khởi động xe khó khăn
- Công suất động cơ giảm
- Động cơ rung giật khi chạy cầm chừng
- Động cơ tăng tốc khó
- Xe hay bị chết máy khi dừng đèn đỏ
1.3. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature sensor)
Cảm biến Engine Coolant Temperature (ECT) được dùng làm công cụ giám sát nhiệt độ của nước, làm mát động cơ và gửi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm ECU để tính toán thời gian phun nhiên liệu, thực hiện những hiệu chỉnh bao gồm: điều khiển chuyển số, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải và quạt làm mát.
Khi sử dụng loại cảm biến nhiệt độ nước làm mát, người dùng cần lưu ý những dấu hiệu hư hỏng, cụ thể:
- Tăng phát thải CO
- Tiêu hao nhiên liệu quá mức
- Check Engine sáng lên cùng với mã lỗi báo hỏng cảm biến
- Xe khó khởi động
- Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu
- Thời gian làm nóng động cơ lâu
1.4. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến Oxy (Oxygen sensor)
Cảm biến Oxy có nhiệm vụ đo lượng Oxy dư trong khí thải động cơ và gửi tín hiệu về bộ xử lý trung tâm ECU để có thể điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu và không khí phù hợp trong quá trình sử dụng.
Một số dấu hiệu phổ biến nhất giúp người dùng phát hiện ra hư hỏng của cảm biến Oxy bao gồm:
- Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu trong quá trình sử dụng
- Đánh lửa động cơ, thường rõ ràng hơn khi động cơ không hoạt động
- Làm sáng đèn Check Engine
- Xe thải ra nhiều khói
1.5. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến bướm ga (TPS – Throttle Position Sensor)
Cảm biến bướm ga có chức năng giám sát vị trí của cánh bướm ga, thu nhận và gửi thông tin đến bộ điều khiển điện tử để điều chỉnh bổ sung, tăng giảm lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt cho phù hợp.
Khi cảm biến có dấu hiệu hư hỏng người dùng điều khiển xe có thể phát hiện thấy:
- Đèn Check Engine sáng lên
- Sang số không bình thường
- Động cơ lên ga không đều
- Tốc độ xe không ổn định, thỉnh thoảng khi tăng tốc đột ngột hay bị chết máy bất ngờ
1.6. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến kích nổ (Knock sensor)
Cảm biến kích nổ được sử dụng để phát hiện hiện tượng kích nổ sớm của nhiên liệu, thu nhận và truyền tải rung động mạnh xuất hiện khi động cơ kích nổ đến ECU. Từ đó, bộ phận này sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa chậm hơn.
Khi sử dụng loại cảm biến này, người dùng dễ dàng nhận ra những dấu hiệu hư hỏng, cụ thể:
- Khi đang lái xe dưới tải hoặc đi ở tốc độ cao, xe bị mất số xăng và khả năng tăng tốc
- Tiếng ồn lớn phát ra từ động cơ do không khí và nhiên liệu bốc cháy trong xi lanh
- Độ rung mạnh của ô tô khi khởi động động cơ
- Sáng đèn Check Engine
1.7. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position sensor)
Cảm biến vị trí trục cam có vai trò xác định vị trí của trục cam và truyền tải thông tin đến bộ xử lý trung tâm ECU để tính toán đúng thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu.
Khi cảm biến vị trí trục cam gặp vấn đề hư hỏng, xe sẽ thường có những dấu hiệu bất thường như:
- Ở một số loại xe, cảm biến này có thể khiến ô tô không thể chuyển số
- Công suất động cơ giảm, khiến xe không thể di chuyển vượt qua 55km/h
- Bugi không thể đánh lửa khiến cho xe không thể khởi động
- Động cơ xe chết đột ngột
- Tốc độ cầm chừng không đều
1.8. Dấu hiệu hư hỏng của cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft Position sensor)
Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ xác định tốc độ động cơ và vị trí piston. Sự kết hợp này cùng với trục cam nhằm giúp bộ điều khiển nhận biết được vị trí piston và xupap, từ đó, sẽ điều khiển thời điểm đánh lửa và thời gian phun nhiên liệu lý tưởng.
Người dùng cần chú ý, cảm biến vị trí trục khuỷu có khả năng bị hư hỏng khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Xe khó khởi động
- Động cơ chết đột ngột
- Không đáp ứng tăng tốc, tốc độ cầm chừng không đều
- Máy rung vì đánh lửa
- Sáng đèn Check Engine
>> Tìm hiểu thêm:
- Cảm biến tốc độ ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Van không tải là gì? Nguyên lý hoạt động và cách kiểm tra hư hỏng
2. Cách kiểm tra hư hỏng hệ thống cảm biến trên ô tô
Để đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và đảm bảo an toàn, người dùng cần nắm rõ những cách kiểm tra và dấu hiệu hư hỏng của từng loại cảm biến trên ô tô.
2.1. Cách kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp
Cách kiểm tra cảm biến áp suất khí nạp thông qua điện áp nguồn gồm 5 bước, cụ thể:
- Bước 1: Ngắt giắc nối của cảm biến.
- Bước 2: Bật chìa khóa sang vị trí ON nhưng không khởi động xe.
- Bước 3: Sử dụng đồng hồ VOM - chế độ DC 20 volt, người dùng lấy que đo cắm vào chân B và mass rồi quan sát trên màn hình VOM điện áp 4.5 – 5.0V. Kết quả đo trong khoảng này thì cảm biến vẫn hoạt động bình thường. Nếu kết quả nằm ngoài giá trị đó thì cảm biến MAP đã bị lỗi và cần được thay mới.
- Bước 4: Tắt khóa điện.
- Bước 5: Nối giắc nối của cảm biến áp suất.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng cách kiểm tra cấp nguồn, cụ thể:
- Bước 1: Bật khóa điện ON.
- Bước 2: Ngắt ống chân không ra khỏi bộ cảm biến áp suất.
- Bước 3: Nối vôn kế với cực PIM, các giắc nối của ECM và đo điện áp ra dưới áp suất khí quyển.
- Bước 4: Cấp chân không vào cảm biến áp suất mỗi lần thêm 100 mmHg đến khi áp suất lên đến 300 mmHg.
- Bước 5: Đo sự sụt áp từ mỗi lần đo từ bước 3
- Bước 6: Cấp áp suất mỗi lần tăng lên 0,2 kgf/cm2 vào cảm biến áp suất cho đến khi áp suất lên đến 1,0 kgf/cm2. Dùng đồng hồ đo để theo dõi.
- Bước 7: Đo sự tăng áp suất từ bước 6 cho mỗi lần đo.
2.2. Cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
Để đảm bảo cảm biến lưu lượng khí nạp vẫn hoạt động ổn định, người dùng cần thực hiện các bước sau:
- Mở nắp capo và xác định vị trí của cảm biến MAF. Thông thường cảm biến này nằm trên đường ống nạp, giữa bộ lọc không khí và bướm ga.
- Xác định vị trí giắc cắm trên cảm biến.
- Xác định các dây nguồn, dây mass và dây tín hiệu trên giắc cắm.
- Đo giá trị điện áp rồi so sánh điện áp đo được với thông số kỹ thuật được đưa ra bởi nhà sản xuất.
>> Tìm hiểu thêm: Cảm biến lưu lượng khí nạp MAF: dấu hiệu hư hỏng và cách kiểm tra
2.3. Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Khi muốn kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ các cách dưới đây:
- Kiểm tra điện trở của cảm biến theo nhiệt độ của bảng thông số tiêu chuẩn của nhà sản xuất, ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
- Người dùng có thể sử dụng 1 cốc nước nóng, lạnh hoặc lấy bật lửa hơ đầu cảm biến và kiểm tra giá trị điện trở thay đổi.
- Nếu dùng bật lửa đốt mà điện trở có giá trị từ 0,2 – 0,3 Ω, thì cảm biến vẫn hoạt động tốt.
- Nếu nhúng vào nước lạnh và giá trị điện trở tăng từ 4,8 – 6,6 Ω, cảm biến hoạt động tốt.
- Đảm bảo động cơ đạt đến nhiệt độ hoạt động ở khoảng 200F (93 độ C) trước khi giảm xuống. Đồng thời, nhiệt độ động cơ không thay đổi nhiều trong các lần đo. Nếu có sự thay đổi thì có thể do van hằng nhiệt bị kẹt và cần thay thế.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn kiểm tra và thêm nước làm mát cho xe VinFast
2.4. Cách kiểm tra cảm biến Oxy
Đối với loại cảm biến Oxy, người dùng chỉ có cách sử dụng Volt kế để kiểm tra cảm biến, nhằm đảm bảo độ chính xác.
2.5. Cách kiểm tra cảm biến bướm ga
Để kiểm tra chính xác hư hỏng của cảm biến bướm ga, người dùng cần biết sử dụng máy đo và đọc các mã lỗi. Nếu giá trị đọc được quá cao, tín hiệu bị mất hoặc không tương ứng với giá trị đọc thì loại cảm biến này đang gặp trục trặc và cần được sửa chữa.
2.6. Cách kiểm tra cảm biến kích nổ
Việc kiểm tra hư hỏng của cảm biến kích nổ rất đơn giản, người dùng có thể sử dụng Volt kế có nội trở thấp để kiểm tra bằng cách đo xung điện áp phát ra từ chân tín hiệu khi động cơ đang nổ máy. Đầu tiên, người dùng cần bật ON chìa khóa và lấy búa gõ nhẹ vào phần thân lock máy gần cảm biến để đo tín hiệu phát ra. Cảm biến này hư hỏng khi người dùng đạp ga sẽ thấy tiếng ồn lớn do kích nổ.
>> Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết cảm biến kích nổ túi khí bị lỗi
2.7. Cách kiểm tra cảm biến vị trí trục cam
Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường của cảm ứng vị trí trục cam, người dùng có thể kiểm tra bằng cách dùng đồng hồ VOM điện tử với hai bước đơn giản:
- Bước 1: Sử dụng đồng hồ VOM điện tử và bật ở thang đo điện xoay chiều AC, đặt 2 đầu que đo vào chân của cảm biến.
- Bước 2: Kiểm tra xem dòng có chạy qua cảm biến hay không bằng cách đặt một que dò lên một chi tiết bằng kim loại và đầu que dò còn lại đặt lên từng dây của cảm biến.
Nếu thấy kim đồng hồ chuyển động lên và trả về liên tục tức là cảm biến có tạo ra xung điện áp. Nếu không có dây nào có dòng điện thì mạch của cảm biến đã bị hỏng.
Ngoài ra, người dùng có thể nổ máy sau đó chích đầu 2 que dò vào dây của cảm biến và quan sát điện áp trên đồng hồ. Sau đó, người dùng cần so sánh với giá trị trong cẩm nang sửa chữa của xe. Khi không xuất hiện giá trị điện áp thì cảm biến này đã bị hỏng.
2.8. Cách kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu
Để kiểm tra chất lượng của cảm biến vị trí trục khuỷu, người dùng cần lưu ý
kiểm tra xem có tia lửa phát ra từ bugi khi động cơ quay, nhằm kiểm tra nhanh cảm biến có hoạt động hay không. Nếu không có lửa tại bugi thì có thể hộp điều khiển không xác định được thời điểm đánh lửa hoặc bô bin đánh lửa bị hỏng.
Hệ thống cảm biến có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng điều khiển xe ổn định. Tìm hiểu dấu hiệu và cách kiểm tra hư hỏng hệ thống cảm biến trên ô tô sẽ giúp người dùng dễ dàng phát hiện và sửa chữa thiết bị này kịp thời, tránh gây mất an toàn trong quá trình điều khiển phương tiện.
Các dòng xe điện VinFast được trang bị hệ thống cảm biến hiện đại, tính năng an toàn vượt trội giúp xe vận hành an toàn và hiệu quả. Người dùng có ý muốn sở hữu xe xanh có thể tham khảo thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 để trải nghiệm khả năng vận hành ấn tượng, tính năng hiện đại, công nghệ thông minh an toàn vượt trội của xe và nhận thêm ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: