Ô tô khó tăng tốc - Nguyên nhân là do đâu, cách khắc phục hiệu quả
Gặp trục trặc bộ cảm biến trục cam, áp suất xi lanh thấp hay lọc gió có vấn đề là những nguyên nhân khiến ô tô khó tăng tốc khi di chuyển. Tình trạng xe khó tăng tốc gây ra rất nhiều bất tiện cũng như nguy hiểm cho người lái. Chính vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời.
1. Nguyên nhân khiến ô tô khó tăng tốc?
Ô tô đang hoạt động bình thường bỗng nhiên gặp tình trạng khá ì ạch, chậm, khó tăng tốc khi leo dốc hoặc chạy đường trường. Đây là dấu hiệu cho thấy xe đang có vấn đề và cần kiểm tra. Mặc dù tình trạng này không quá phổ biến nhưng hãy cẩn thận, bởi nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm khi điều khiển xe.
1.1. Áp suất xilanh thấp
Nguyên nhân đầu tiên khiến ô tô khó tăng tốc chính là áp suất trong xilanh thấp. Một động cơ ô tô muốn hoạt động tốt và ổn định cần phải đảm bảo áp suất trong xilanh đủ lớn. Khi áp suất không đủ và quá thấp sẽ khiến sức mạnh và khả năng hoạt động của động cơ bị ảnh hưởng. Do đó, động cơ khó hoạt động ổn định và khiến xe khó tăng tốc.
1.2. Lọc gió có vấn đề
Bộ phận lọc gió có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của xe. Không khí trước khi vào buồng đốt cần đi qua lọc gió để loại bỏ bụi bẩn. Bộ phận này lâu ngày sẽ tích tụ bụi bẩn và làm ảnh hưởng hiệu quả lọc gió.
Lúc này, lượng không khí vào buồng đốt sẽ bị hạn chế do bụi bẩn che kín các đường vào. Khi buồng đốt không tiếp nhận đủ không khí sẽ không sinh ra đủ sức mạnh và năng lượng giúp xe vận hành tốt nên dễ bị hụt hơi.
1.3. Lỗi cảm biến lưu lượng không khí
Ô tô khó tăng tốc nguyên nhân có thể do cảm biến lưu lượng không khí bị lỗi. Bộ phận cảm biến có nhiệm vụ đo lượng không khí vào động cơ. Từ đó hệ thống điều khiển tính toán lượng tải trên động cơ. Khi cảm biến gặp sự cố cũng sẽ làm cho động cơ bị ảnh hưởng nhiều.
1.4. Trục trặc bộ cảm biến trục cam
Trong trường hợp bộ cảm biến trục cam của xe bị hỏng sẽ khiến việc truyền tải thông tin đến mô đun điều khiển bị gián đoạn. Từ đó, làm thay đổi hoạt động của động cơ và có thể gây ra các hư hỏng ngoài ý muốn. Chủ xe cũng khó có thể điều khiển xe hoặc tăng tốc như ý muốn.
1.5. Lỗi cảm biến oxygen
Bộ cảm biến oxy trên xe nếu gặp trục trặc cũng làm cho động cơ bị ảnh hưởng. Biểu hiện qua việc khó khởi động, khó tăng tốc. Không chỉ vậy, còn gây ra nhiều tác động không tốt đến môi trường bởi không kiểm soát được lượng khí thải của xe khi thải ra bên ngoài.
1.6. Hỏng kim phun
Động cơ ô tô muốn hoạt động tốt phải nhờ đến sự góp mặt của kim phun nhiên liệu. Khi kim phun có sự cố, hư hỏng sẽ làm cho động cơ không thể sản sinh đủ lực. Như vậy, chiếc xe khó có thể hoạt động ổn định và tăng tốc được.
1.7. Ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề hoặc yếu
Tình trạng xe ô tô khó tăng tốc mặc dù ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra do ống dẫn nhiên liệu gặp sự cố. Ống dẫn nhiên liệu phải sạch, đảm bảo chất lượng, không hư hỏng để thực hiện việc dẫn nhiên liệu từ bình chứa đến động cơ. Nếu bộ phận này có vấn đề xe sẽ không được cấp đủ nhiên liệu và từ đó việc tăng tốc cũng bị ảnh hưởng.
>> Tìm hiểu thêm: Ống xả ô tô bị nung đỏ tiềm ẩn nguy hiểm khó lường
1.8. Tắc nghẽn bộ phận lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu quá bẩn, hư hỏng cũng là nguyên nhân làm xe ô tô không tăng tốc được. Vì sao lại như vậy? Đó là do bộ lọc giữ nhiệm vụ lọc cặn bẩn trong nhiên liệu được bơm vào xe trước khi đưa vào động cơ. Khi bộ lọc bẩn nó sẽ không lọc hết được chất bẩn hoặc cản trở đường vào của nhiên liệu. Như vậy, động cơ sẽ không được cấp đủ nhiên liệu sạch và tất nhiên sẽ khó tăng tốc, bị hụt hơi khi vận hành.
Không chỉ vậy, trường hợp bộ lọc nhiên liệu bị rách sẽ rất nguy hiểm cho động cơ xe ô tô. Vì các chất bẩn lọt vào có thể gây hư hỏng nghiêm trọng và tốn nhiều chi phí để sửa chữa.
1.9. Ống xả bị tắc
Tại ống xả của ô tô sẽ có bộ lọc kiểm soát khí thải. Tác dụng chính của bộ phận này là kiểm soát, giảm tải các khí thải, các chất gây ô nhiễm do hoạt động của xe trước khi thải ra ngoài. Rất nhiều trường hợp xe không thể tăng tốc là do ống xả hoặc bộ lọc bị tắc gây yếu động cơ. Thế nên, dù người điều khiển cố gắng tăng tốc vẫn không đạt hiệu suất như mong muốn.
>> Tìm hiểu thêm:
- 9 nguyên nhân khiến xe ô tô không tăng tốc dù đã đạp ga
- 10 nguyên nhân khiến xe ô tô đi bị giật cục và cách xử lý
- 8 nguyên nhân xe máy bị ì không bốc và cách khắc phục hiệu quả
2. Cách xử lý ô tô khó tăng tốc
Xe ô tô không tăng tốc sẽ cản trở việc vận hành của xe. Đôi khi sẽ gây ra nguy hiểm cho người điều khiển khi xe đi lên dốc hoặc vào đường cao tốc. Bởi vậy, nếu phát hiện vấn đề khó tăng tốc ở xe nên tìm cách khắc phục và xử lý nhanh chóng.
Thông thường, khi xe gặp sự cố chủ xe cần đem đến garage để kiểm tra, bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xe khó tăng tốc do một số nguyên nhân cơ bản chúng ta có thể xử lý tạm thời để xe vận hành trở lại. Sau đó mới đem đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra.
Tùy vào từng nguyên nhân cũng như tình trạng xe chủ phương tiện có thể thực hiện một số cách xử lý sau:
- Xe bị giảm tốc độ khi lên dốc
Khi xe đang lên dốc gặp phải tình trạng giảm tốc độ sẽ khá nguy hiểm. Nếu bạn tắt hệ thống bám đường trên xe càng làm tăng nguy cơ trượt của xe. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do độ dốc lớn, mật độ không khí thấp sẽ khiến công suất hoạt động của xe giảm.
Để khắc phục hãy thực hiện làm sạch bộ lọc không khí cũng như kim phun nhiên liệu. Như vậy sẽ giúp giảm áp lực cho xe và giúp các bộ phận hoạt động tốt trở lại.
- Phanh khẩn cấp tự kích hoạt
Các xe ô tô đời mới đều được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy hiểm trong các tình huống khẩn cấp. Nó sẽ đưa ra cảnh báo sớm cho người lái về các nguy cơ có thể gặp phải khi gặp chướng ngại vật. Đây là một hệ thống an toàn rất hữu ích và quan trọng trên xe.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp xe vẫn trong tầm kiểm soát, không có chướng ngại vật nhưng phanh khẩn cấp lại tự kích hoạt. Khi ấy, phanh sẽ tạo ra phản lực để làm chậm vòng quay của các bánh xe và khiến xe dừng lại. Và, sẽ xuất hiện tình trạng khó tăng tốc ô tô theo ý muốn. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra lại phanh khẩn cấp hoặc thay thế nếu cần.
- Do mức nhiên liệu thấp hoặc chất lượng không đảm bảo
Người điều khiển xe nếu gặp tình huống ô tô khó tăng tốc do mức nhiên liệu thấp hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ khá dễ để khắc phục. Chỉ cần kiểm tra lại bình nhiên liệu và giữ cho chúng luôn đầy. Đồng thời, lựa chọn nhiên liệu tốt, đảm bảo chất lượng và phù hợp với dòng xe của mình. Như vậy, tình trạng ô tô khó tăng tốc sẽ được khắc phục một cách nhanh chóng.
Nếu đã kiểm tra tất cả những điều trên nhưng đều không phát hiện bất thường. Điều chủ phương tiện cần làm là đem xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Tại đây, kỹ thuật viên sẽ thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế để khắc phục sự cố. Có như vậy mới đảm bảo xe hoạt động tốt và ổn định trở lại.
Xe ô tô khó tăng tốc có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những sự cố chủ xe có thể tự xử lý tạm thời nhưng cũng có thể không. Do đó, cách tốt nhất vẫn là đem đến trung tâm bảo dưỡng xe để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Từ đó sẽ có hướng xử lý, cách khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.
Các mẫu xe xanh hiện là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng để góp phần bảo vệ môi trường sống. VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online. Quý khách sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại, tính năng mạnh mẽ và thông minh được tích hợp trên xe.
Đối với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 trước ngày 6/4/2022 số tiền 10 triệu đồng có thể liên hệ Showroom để bổ sung 40 triệu và ký hợp đồng chính thức. Hoặc truy cập website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit để bổ sung cọc VF 8 trực tuyến một cách nhanh chóng.
Khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>> Tìm hiểu thêm:
- Nguyên nhân xe ô tô ra khói đen và cách khắc phục
- 7 nguyên nhân gây ra hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.