Carbon Footprint là gì? 7 biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon
Carbon Footprint được hiểu là tổng lượng phát thải khí nhà kính của một sản phẩm hay dịch vụ. Mỗi người đều cần nhận thức được về tầm quan trọng của việc giảm lượng Carbon Footprint và có thể thực hiện ngay bằng những hành động vô cùng đơn giản.
1. Carbon Footprint là gì?
Carbon Footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng phát thải khí nhà kính sinh ra từ quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm carbon dioxide (CO2) – loại khí mà con người thải ra nhiều nhất và các loại khí khác như metan (CH4), nitơ oxit (NO2) và các hợp chất chứa flo (F). Khí nhà kính này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn giữ nhiệt trong khí quyển gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Dấu chân carbon do một cá nhân, tổ chức hay quốc gia tạo ra có thể đến từ các nguồn phát thải trực tiếp hoặc gián tiếp. Phát thải trực tiếp bao gồm việc sử dụng năng lượng để lái xe hoặc sử dụng các thiết bị điện. Phát thải gián tiếp xảy ra khi sử dụng các sản phẩm cần năng lượng để sản xuất, ví dụ như thực phẩm hoặc quần áo. Thông thường, phần lớn lượng khí thải carbon của một cá nhân đến từ lĩnh vực giao thông vận tải, nhà ở và thực phẩm.
Thuật ngữ Carbon Footprint lần đầu tiên được công bố vào năm 1979, trong một cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite. Tuy nhiên, phải đến năm 2007, thuật ngữ này mới được chính thức đưa vào sử dụng trong những báo cáo khoa học đầu tiên về hiện tượng biến đổi khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change).
2. Cách tính dấu chân carbon
Việc tính toán Carbon Footprint dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm khu vực sinh sống, phong cách sống, loại và mức độ tiêu thụ năng lượng, các sản phẩm công nghệ được sử dụng, cách sử dụng chúng cùng nhiều yếu tố khác.
Phương pháp phổ biến nhất để tính lượng khí thải carbon là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người. Cuối cùng, tổng lượng phát thải CO2 sẽ được cộng vào dấu chân carbon của cá nhân đó.
Ví dụ: Nếu bạn sử dụng xe máy để di chuyển 200km với mức tiêu thụ 2,5 lít xăng/100 km, thì tổng quãng đường 200km sẽ tiêu thụ hết 5 lít xăng. Trong đó, mỗi lít xăng sẽ phát thải 2,3kg khí CO2 nên tổng quá trình di chuyển sẽ phát thải 11,5kg CO2.
Con số này sẽ cộng vào dấu chân carbon của bạn hàng năm. Tại Việt Nam, chỉ số dấu chân carbon trung bình lên tới gần 1,18 tấn/người/năm.
Để hạn chế và kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường, mỗi quốc gia sẽ có những quy định về tiêu chuẩn khí thải riêng, đặc biệt là đối với ô tô. Là một quốc gia đang phát triển với mức độ ô nhiễm cao, việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô Việt Nam là rất cần thiết.
3. Tại sao cần giảm thiểu dấu chân carbon
Trong thực tế, phát thải nhà kính và biến đổi khí hậu có mối quan hệ rất rõ ràng và mỗi quốc gia khó có thể bỏ qua. Nhiệt độ trung bình Trái Đất ngày một tăng lên, kèm theo đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan không ngừng trở nên khắc nghiệt hơn, mực nước biển dâng cao và hiện tượng axit hóa đại dương đang diễn ra. Tất cả những mối đe dọa sinh thái này đều là kết quả từ hoạt động sống của con người.
Bằng cách giảm lượng khí thải carbon, mỗi người có thể góp phần vào việc giảm tổng lượng khí thải nhà kính. Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tất cả mọi người chỉ cần thực hiện những điều chỉnh nhỏ nhưng có thể dẫn đến kết quả lớn. Giảm Carbon Footprint mang đến những tác động tích cực cho môi trường, giúp cuộc sống con người trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Giảm phát thải khí nhà kính góp phần hạn chế những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu.
4. Tổng hợp 7 biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon
Có rất nhiều biện pháp đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng để giảm thiểu dấu chân carbon giúp bảo vệ môi trường sống xung quanh.
4.1. Giảm ăn thịt và sữa bò
Khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp là một vấn đề lớn, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả nhiên liệu hóa thạch. Loại thực phẩm gây ra Carbon Footprint lớn nhất là thịt bò và sữa bò. Để sản xuất 1kg thịt bò sẽ phát thải lượng CO2 tương đương một chiếc ô tô chạy quãng đường 27 km.
Các loại thịt đỏ như thịt bò đặc biệt ảnh hưởng đến dấu chân carbon vì tạo ra lượng khí thải nhiều gấp 5 lần và lượng nước tiêu thụ gấp 11 lần so với các loại thịt gia cầm. Do vậy, chúng ta hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt đỏ và sữa động vật, có thể thay thế bằng các loại rau củ, hạt, quả đồng thời ăn theo chế độ thuần thực vật nếu có thể.
4.2. Hạn chế phương tiện cá nhân
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng Carbon Footprint là lượng khí CO2 phát thải từ các phương tiện giao thông như xe ô tô. Thay vì sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể lựa chọn đi bộ, đi xe đạp, hoặc xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt. Việc lựa chọn các loại xe điện xanh thân thiện với môi trường cũng là một giải pháp giúp giảm lượng carbon thải ra từ việc tiêu thụ nhiên liệu mỗi lần di chuyển.
Nhiều thành phố lớn trên thế giới đang dồn sự tập trung vào việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng nhằm mục tiêu giảm thiểu lượng phát thải CO2 từ xe hơi, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng cao khi dân số tăng lên.Các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa có thể giúp giảm tới 37 triệu tấn CO2 mỗi năm.
4.3. Hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng sạch, bền vững
Hầu hết năng lượng hiện nay đến từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên, được sử dụng để sưởi ấm và vận hành các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch có hạn và khi đốt cháy sẽ phát thải các chất độc gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí, gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
Chúng ta có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững như điện, gió, địa nhiệt, mặt trời,... Bạn có thể sử dụng xe máy điện, ô tô điện thay cho xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu. Ở Việt Nam, khách hàng có thể chọn mua các sản phẩm xe máy điện và ô tô điện của VinFast với động cơ sử dụng năng lượng sạch, không phát thải khí nhà kính CO2 gây ô nhiễm môi trường.
4.4. Trồng cây
Dù sống trong một ngôi nhà hay căn hộ chung cư ở đô thị, việc trồng cây xanh là một cách giảm lượng khí thải carbon dễ dàng và nhanh chóng. Thực vật hấp thụ CO2 đồng thời tạo ra oxy, rất có lợi cho sức khỏe con người. Mỗi cây xanh có khả năng tiêu thụ gần 24kg khí CO2 mỗi năm. Vì vậy, việc tạo thêm không gian cho cây xanh hoặc trồng các loại cây là một giải pháp cải thiện chất lượng không khí, giúp thanh lọc bụi bẩn và làm giảm dấu chân carbon, giúp làm mát không khí.
4.5. Tắt những thiết bị điện nếu không sử dụng
Theo nghiên cứu, hàng năm lượng khí thải từ các thiết bị điện ở chế độ chờ của các gia đình tại Anh có thể lên đến 800.000 tấn CO2/năm. Do vậy, để giảm Carbon Footprint từ thiết bị điện, phương pháp đơn giản nhất là tắt nguồn hoàn toàn hoặc rút điện tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
4.6. Thực hiện quy tắc 5R không lãng phí
Không lãng phí là một giải pháp hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Thực hành 5R với ba nguyên tắc: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế:
Refuse - Từ chối: Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần và những sản phẩm bằng giấy không tái chế bằng cách nói “Không, cảm ơn”, nên chọn đồ có thể tái sử dụng.
Reduce - Giảm tiêu dùng: Giảm kích thước những gì bạn mua, lựa chọn quan tâm hơn đến những gì thực sự cần.
Reuse - Tái sử dụng: Tìm cách tái sử dụng một món đồ bằng cách giữ nó trong tình trạng tốt, sửa chữa hoặc nâng cấp khi nó bị hỏng.
Rot - Phân hủy: Xây dựng hệ thống phân sinh học từ thức ăn thừa hoặc tìm trung tâm thu mua thực phẩm thừa (như chợ nông sản hoặc công viên cộng đồng) gần nhà.
Recycle - Tái chế: Tái chế đúng cách tất cả những vật dụng bằng nhựa, giấy, thủy tinh hoặc kim loại nào khi có thể, giảm bớt hoặc tái sử dụng các vật dụng phát thải nhiều dấu chân carbon.
4.7. Hạn chế trào lưu sử dụng thời trang nhanh
Thời trang nhanh (fast fashion) là những loại quần áo thiết kế theo xu hướng nhất thời từ các buổi biểu diễn thời trang hay phong cách quần áo của người nổi tiếng. Những sản phẩm thời trang này thường rẻ tiền và liên tục thay đổi.
Quá trình sản xuất và sử dụng quá nhiều quần áo thời trang nhanh dễ dẫn đến tăng dấu chân carbon do áp lực giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm vải rẻ tiền, độc hại cũng gây ô nhiễm nguồn nước.
Giải pháp để giảm lượng Carbon Footprint là hạn chế tiêu thụ các sản phẩm thời trang nhanh, giảm thiểu đáng kể số lượng dấu chân carbon lên môi trường.
Việc hiểu thêm về Carbon Footprint sẽ giúp mỗi người nâng cao nhận thức về việc hạn chế những hoạt động có thể phát thải khí nhà kính ra môi trường. Một trong những giải pháp thực tiễn và mang lại hiệu quả tuyệt vời là sử dụng những phương tiện thân thiện với môi trường.
Hiện nay, VinFast là đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên nghiên cứu, sản xuất, cho ra mắt các mẫu ô tô, xe máy điện thân thiện với môi trường, không phát thải CO2, là phương pháp hiệu quả, bền vững thay thế cho các phương tiện chạy bằng nhiên liệu rắn. Quý khách có thể tìm hiểu thêm về các dòng xe chất lượng của VinFast tại trang web VinFast hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1900 23 23 89 để được các chuyên viên giải đáp chi tiết mọi vấn đề liên quan.
Khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: