Cách bảo dưỡng những bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà
Điều khiển xe ô tô qua các đoạn đường xóc, nhiều ổ gà là điều không thể tránh khỏi bởi không phải mọi cung đường đều bằng phẳng. Việc thường xuyên di chuyển qua những cung đường xấu sẽ khiến một số bộ phận trên xe dễ gặp sự cố và hư hỏng. Tìm hiểu cách bảo dưỡng những bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà để kéo dài tuổi thọ của xe cũng như mang lại sự an toàn cho người lái.
1. Những bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà
1.1. Lốp xe ô tô
Bộ phận ô tô dễ bị hư hỏng vì ổ gà phải kể đến đầu tiên chính là lốp xe. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên khi đi qua các đoạn đường xấu, nhiều đá dăm, ổ gà. Lốp xe ô tô có thể bị rộp, rách hoặc xì hơi do cán vào đá dăm, đất đá trên đường hoặc tại các vị trí ổ gà.
1.2. Hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo có nhiệm vụ hấp thụ xung động để xe vận hành mượt mà và ổn định. Tuy nhiên, nó cũng có mức giới hạn về lực tác động. Khi xe di chuyển liên tục trong thời gian dài qua các đoạn đường gập ghềnh, nhiều đất đá sẽ khiến bộ phận này bị hỏng.
Các liên kết, khớp nối của hệ thống treo trên ô tô có thể bị lỏng, thanh giảm chấn hỏng… do chịu quá nhiều lực và các xung động khi xe di chuyển. Người lái sẽ phải sửa chữa hoặc mới hệ thống treo nếu hệ thống này gặp hư hỏng.
1.3. Hệ thống ống xả
Ống xả của xe ô tô sẽ được lắp đặt ở dưới gầm xe, vị trí này rất gần với mặt đường. Do đó, đây cũng là bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà mà chủ xe cần lưu ý.
Điều khiển xe qua những khu vực nhiều ổ gà, có các hố to, đường đất đá rất dễ làm ống xả bị va đập, biến dạng và thậm chí bị thủng. Nếu hệ thống xả bị hỏng sẽ xuất hiện các tiếng ồn lớn khi xe di chuyển. Đồng thời, khí thải của xe cũng bị thải ra ngoài nhiều hơn. Nhiều trường hợp sự cố ở hệ thống ống xả còn khiến khí thải trào ngược vào khu vực cabin gây ảnh hưởng đến người ngồi trong xe.
1.4. Cụm bánh xe
Nếu xe ô tô thường xuyên di chuyển qua những đoạn đường không bằng phẳng, có nhiều ổ gà, vị trí cụm bánh xe (bao gồm la zăng, moay ơ…) cũng rất dễ bị hư hỏng.
Vành xe biến dạng, cong vênh, moay ơ bị lỏng trục… chính là những hư hỏng thường gặp của cụm bánh xe. Các sự cố này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra nguy hiểm cho người điều khiển xe đồng thời làm giảm khả năng vận hành của xe ô tô.
>>>Tìm hiểu thêm: Sửa chữa mâm xe ô tô bị hỏng và cách bảo dưỡng
2. Cách bảo dưỡng những bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà
Hạn chế điều khiển xe ô tô qua những đoạn đường xấu là cách bảo vệ xe hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bất khả kháng buộc xe phải di chuyển qua các cung đường nhiều ổ gà. Lúc này, việc biết được những bộ phận nào của ô tô dễ hư hại khi đi vào ổ gà sẽ giúp chủ xe chủ động hơn trong việc bảo dưỡng. Từ đó giúp nâng cao tuổi thọ xe cũng như đảm bảo an toàn khi di chuyển.
2.1. Bảo dưỡng lốp xe ô tô
Như đã nói, lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Chúng cũng dễ bị hư hỏng khi chạy trên các đoạn đường xấu, gập ghềnh. Cho nên, việc bảo dưỡng lốp xe ô tô thường xuyên và đúng cách là việc rất cần thiết và quan trọng.
Bảo dưỡng lốp thường xuyên sẽ giúp nâng cao tuổi thọ lốp. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm nhiên liệu, cải thiện hiệu suất và nhất là mang lại sự an toàn cho người lái.
Khi bảo dưỡng lốp ô tô cần đảm bảo:
- Bơm lốp xe đúng cách: Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp khi chuẩn bị lái xe ra ngoài để đảm bảo áp suất phù hợp. Nếu lốp quá non hoặc quá căng sẽ gây khó khăn cho việc tăng tốc, bẻ lái hoặc phanh xe.
- Xoay lốp xe thường xuyên: Thực hiện xoay lốp xe (thay đổi vị trí các lốp) sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho lốp và giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của xe. Sau khoảng 10.000 – 12.000 km hoặc sau 6 tháng, chủ xe nên thực hiện xoay lốp một lần.
- Căn chỉnh bánh xe: Đây cũng là điều nên làm khi thực hiện bảo dưỡng lốp xe ô tô. Bởi khi xe thường xuyên đi vào các đoạn đường nhiều ổ gà rất dễ làm lốp xe bị vỡ. Việc căn chỉnh bánh giúp lốp xe tránh được tình trạng mòn không đều gây nguy hiểm khi di chuyển.
- Thay đổi lốp xe theo mùa: Xe ô tô di chuyển trong mùa hè hoặc mùa đông nên sử dụng những loại bánh xe chuyên dụng và phù hợp với điều kiện thời tiết.
- Thay thế lốp xe khi cần thiết: Kiểm tra, quan sát lốp xe thường xuyên để biết được khi nào nên thay thế chúng. Nếu các gờ báo mòn đã lộ ra, các gai lốp đã mờ… thì đã đến lúc chủ xe nên thay lốp mới.
>>>Tìm hiểu thêm: Cách cân chỉnh thước lái ô tô hiệu quả, tăng tuổi thọ của lốp xe
2.2. Bảo dưỡng hệ thống treo
Bảo dưỡng hệ thống treo đúng cách giúp hạn chế các sự cố có thể xảy ra khi điều khiển xe.
- Hệ thống treo bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, khi bảo dưỡng cần kiểm tra tất cả các chi tiết trên hệ thống, bao gồm: phuộc xe, rotuyn trụ, thanh cân bằng xe…
- Kiểm tra tình trạng và độ mòn của các cao su giảm chấn: cao su càng A, cao su thanh cân bằng...
- Nếu phát hiện tình trạng rò rỉ dầu trên cao su giảm chấn cần khắc phục ngay để đảm bảo an toàn.
- Thực hiện kiểm tra khi xuất hiện nứt gãy tại chụp bụi phuộc hay bong tróc cao su, rò rỉ dầu tại tất cả các vị trí trên hệ thống treo.
- Kiểm tra độ nảy của phuộc, lò xo giảm xóc. Nếu chúng nảy hơn hai lần, cần kiểm tra lại và thay thế một số chi tiết bởi đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị mòn nhiều.
- Đối với các khớp nối cũng phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo khớp không bị lỏng hay bung ra gây mất an toàn khi điều khiển xe.
>>>Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết hệ thống treo trên ô tô có vấn đề
2.3. Bảo dưỡng hệ thống ống xả
Hệ thống ống xả ô tô giữ vai trò quan trọng trong việc truyền và giảm lượng khí thải ra bên ngoài. Cần giữ hệ thống ống xả ở tình trạng tốt nhất để nó thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ.
- Kiểm tra đèn Check Engine: Khi hệ thống khí thải trên xe ô tô có vấn đề sẽ khiến đèn Check Engine bật sáng hoặc nắp xăng bị lỏng, cháy động cơ, hỏng cảm biến oxy… cũng khiến thiết bị này hoạt động. Đây là đèn báo lỗi khi các hệ thống liên quan gặp sự cố.
- Hệ thống ống xả có rất nhiều bộ phận khác nhau như: cổ góp (bộ gom khí thải), bộ chuyển đổi xúc tác, bầu giảm thanh, bộ tăng áp Turbocharger,... Mỗi bộ phận đều đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Khi thực hiện bảo dưỡng cần kiểm tra cẩn thận từng vị trí và nếu có sự cố, hư hỏng cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế ngay.
- Khắc phục sự cố rò rỉ: Hệ thống xả ô tô phải chịu áp lực, nhiệt độ cao cũng như các xung động khi xe vận hành. Điều này có thể gây ra các sự cố rò rỉ cho các vị trí khác nhau trên hệ thống. Điển hình là ở ống xả hoặc tại các vị trí giao nhau của đường ống. Thế nên, nếu phát hiện có sự cố rò rỉ ở bất cứ vị trí nào của hệ thống xả cần khắc phục nhanh chóng.
- Kiểm tra hàng năm: Khi phải điều khiển xe ô tô qua các khu vực nhiều ổ gà, đường gập ghềnh hãy đảm bảo kiểm tra hệ thống xả định kỳ hàng năm. Điều này sẽ kiểm soát được tình trạng của hệ thống, phát hiện sớm các sự cố để khắc phục kịp thời và đảm bảo an toàn khi lưu thông.
2.4. Bảo dưỡng cụm bánh xe
Đối với cụm bánh xe, việc bảo dưỡng nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Khi bảo dưỡng cụm bánh xe cần quan tâm đến các bộ phận như: lốp xe, trục chính, đai ốc, vòng đệm, vòng bi, chất bôi trơn… Tất cả các bộ phận đều rất quan trọng và ảnh hưởng đến hoạt động của xe.
- Cần kiểm tra phần trục chính xem có gặp sự cố hoặc hư hỏng, ăn mòn hay không. Nếu các ren nối bị hỏng cần thay thế để trục được hoạt động ổn định.
- Đối với các vòng bi cũng cần kiểm tra có bị rỗ, ăn mòn hoặc bong tróc không. Trường hợp bị hư hỏng, ăn mòn cần thay thế ngay.
- Chất bôi trơn của cụm bánh xe cần sạch, không lẫn tạp chất, không bị đổi màu. Chú ý sử dụng chất bôi trơn theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nếu phải thường xuyên điều khiển xe đi vào các cung đường nhiều ổ gà, đất đá người lái cần lưu ý đến việc bảo dưỡng xe. Thực hiện bảo dưỡng những bộ phận xe dễ hư khi đi vào ổ gà không những giúp tăng tuổi thọ cho xe mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Quý khách hàng có ý định sở hữu xe điện – dòng xe xanh với các tính năng mạnh mẽ, thông minh và hiện đại hãy tham khảo thông tin để đặt cọc VF e34 và VF 8 online. VinFast mang đến cho quý khách những trải nghiệm về các dòng xe điện hiện đại cũng như mang đến những ưu đãi hấp dẫn.
Những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với khoản tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc để bổ sung cọc 40 triệu và ký hợp đồng mua bán chính thức. Hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến qua https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. Thứ tự giao xe sẽ được VinFast dựa trên các đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền cọc và hợp đồng mua bán chính thức.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>> Tìm hiểu thêm: