Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô và chức năng hoạt động
Bộ phận trong buồng lái xe ô tô được đánh giá là khá phức tạp với khoảng 10 thành phần khác nhau. Mỗi bộ phận sẽ có chức năng riêng, đòi hỏi người lái cần nắm vững để có thể điều khiển phương tiện linh hoạt và an toàn.
1. Vô lăng
Chi tiết không thể thiếu của bộ phận trong buồng lái xe ô tô chính là vô lăng. Bộ phận này giúp xe chuyển hướng theo ý muốn của người điều khiển. Theo quy ước giao thông của từng quốc gia, vô lăng được lắp đặt bên phải hoặc bên trái để thuận tiện khi lưu thông.
>> Xem thêm:
2. Bảng taplo
Bảng taplo (hay còn gọi là bảng điều khiển) nằm ngay phía sau vô lăng cung cấp cho người lái các thông tin về chỉ số tốc độ, quãng đường di chuyển hoặc nhiên liệu,... Bảng taplo xe ô tô gồm nhiều đồng hồ cho phép hiển thị các thông số khác nhau như:
- Đồng hồ đo lường tốc độ (còn được gọi là công tơ mét).
- Đồng hồ thể hiện tình trạng nhiên liệu.
- Đồng hồ đo vòng quay máy.
- Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về bảng taplo ô tô
3. Cần điều khiển số
Cần số xe ô tô có chức năng điều khiển động cơ, hệ dẫn động, hỗ trợ thay đổi mô men xoắn của bánh xe. Cần số cũng được dùng trong quá trình vận hành xe như tiến, lùi hoặc tách động cơ khỏi hệ thống truyền lực mà không cần tắt máy hay mở ly hợp. Tùy theo từng dòng xe sẽ có ký hiệu trên cần số và chức năng hoạt động khác nhau. Trong đó, cơ bản nhất bao gồm: số tiến, lùi và số “mo”.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng cần số cho người mới bắt đầu
4. Cần điều khiển hệ thống đèn
Hệ thống đèn trên xe ô tô tương đối phức tạp, được chia thành 2 nhóm chính là hệ thống đèn bên ngoài và bên trong xe. Để sử dụng, người lái sẽ bật, tắt đèn thông qua cần gạt được tích hợp phía sau vô lăng hoặc ở bên dưới bảng điều khiển (tùy từng dòng xe).
>> Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô
5. Cần điều khiển gạt nước
Nằm phía đối diện cần điều khiển hệ thống đèn là cần điều khiển gạt nước, rửa kính xe ô tô. Theo đó, người lái có thể đẩy lên hoặc đẩy xuống tương đương với chức năng bật hoặc tắt cần gạt nước. Trong trường hợp, người dùng kéo cần về phía trong, nước rửa kính sẽ được xịt lên để vệ sinh.
Theo thời gian, cần gạt nước sẽ bị mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, đặc biệt trong thời tiết độ ẩm cao, mưa, sương mù. Vì vậy người dùng nên quan tâm và bảo dưỡng bộ phận này thường xuyên.
>> Xem thêm: Cách thay thế cần gạt nước ô tô đơn giản
6. Công tắc khởi động
Để bắt đầu hành trình, người lái phải sử dụng công tắc khởi động ô tô. Bộ phận này hoạt động trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng lưu trữ bên trong ắc quy thành điện năng giúp xe chuyển động.
>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống khởi động ô tô
7. Bàn đạp ga
Bàn đạp chân ga được đặt ở phía trong cùng bên phải, dưới hệ thống điều khiển. Người lái tác động lực vừa phải vào chân ga nhằm kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào động cơ. Khi đạp mạnh chân ga, xe được tiếp nhiều nhiên liệu, di chuyển với tốc độ nhanh hơn và ngược lại. Hiện nay, trên các dòng ô tô, chân ga được trang bị hệ thống cảm biến bàn đạp ga để đo vị trí và độ mở của bộ phận này nhằm đảm bảo an toàn vận hành.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe tránh đạp nhầm chân ga ô tô
8. Bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh được đặt ở vị trí kế bên chân ga. Bộ phận này giúp dừng hoặc giảm tốc độ xe khi di chuyển. Tuy nhiên, do được thiết kế đặt cạnh nhau nên có nhiều trường hợp người lái thường hay nhầm lẫn chân ga và bàn đạp phanh dẫn đến xảy ra những sự cố không mong muốn. Do đó, nếu chưa thành thạo, người điều khiển cần tìm hiểu các kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga đúng cách để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
9. Phanh tay
Phanh tay hay còn được gọi là phanh dừng được sử dụng trong quá trình đỗ xe, dừng lại ở đèn giao thông (trong trường hợp này hãy đặt xe ở số mo) hoặc trong những trường hợp dừng khẩn cấp.
Hiện nay, các dòng xe ô tô VinFast như VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President đều đã được trang bị hệ thống phanh tay điện tử giúp tối ưu hóa chức năng phanh, đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng phanh tay điện tử ô tô cho tay lái mới
- Cách sử dụng phanh tay điện tử xe ô tô VinFast
10. Bàn đạp ly hợp (xe số sàn)
Bàn đạp ly hợp (hay còn được gọi là côn xe) thường gặp ở các dòng xe số sàn và được bố trí ở phía bên trái của trục lái xe. Bộ phận này có nhiệm vụ đóng, mở ly hợp hoặc ngắt truyền lực từ động cơ đến hệ thống dẫn động phía sau giúp vào số hoặc phanh dừng xe. Do đó, người lái nên trang bị cho mình kỹ năng sử dụng côn xe đúng cách, giúp cho quá trình di chuyển diễn ra thuận lợi và an toàn.
Nếu nắm vững chức năng và vị trí của 10 bộ phận trong buồng lái xe ô tô, người lái có thể điều khiển xe dễ dàng khi lưu thông trên đường. Ngoài ra, hiện nay các dòng xe ô tô của VinFast đều sở hữu khoang lái rộng rãi, sang trọng, trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại như vô lăng tích hợp tính năng chỉnh tay 4 hướng, điều khiển âm thanh, đàm thoại rảnh tay,... Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể khởi động xe bằng nút bấm. Đặc biệt, trên một số dòng xe VinFast như VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast President đều được trang bị cần số tự động điện tử Steptronic, giúp người mới tập lái có thể yên tâm vận hành xe dễ dàng và an toàn.
Quý Khách hàng quan tâm các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil,... có thể tham khảo thêm thông tin, liên hệ đăng ký lái thử và đặt cọc mua ngay để tận hưởng thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected].
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.