Hệ thống khí thải ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Tiêu chuẩn khí thải xe ô tô là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định việc xe có đủ điều kiện lưu thông trên đường hay không. Vậy hệ thống khí thải ô tô có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Hệ thống khí thải ô tô có nhiệm vụ dẫn và xử lý khí thải, loại bỏ chất độc hại trước khi thải ra môi trường và hạn chế tiếng ồn do ô tô gây ra trong quá trình vận hành. Nhờ hệ thống khí thải, động cơ có thể hoạt động một cách hiệu quả và duy trì được độ bền trong phần lớn vòng đời của xe. 

Cấu tạo hệ thống khí thải ô tô

Hệ thống khí thải ô tô thường được sản xuất với dạng ống tròn và gồm nhiều đoạn nối với nhau. Hệ thống khí thải nằm ở gầm xe, kéo dài từ động cơ đến đuôi xe. Vai trò của hệ thống khí thải là dẫn đường cho khí thải động cơ và kiểm soát áp suất thải của động cơ.

Đầu xi lanh

Là bộ phận thuộc hệ thống phân phối khí, đầu xi lanh được bố trí van xả của động cơ, chịu trách nhiệm điều khiển quá trình nạp/xả của trục cam. Đây cũng là nơi để cổ góp kết nối và tạo nên kết cấu cố định. Đầu xi lanh là vị trí kết nối cứng duy nhất trên toàn bộ ống xả, còn lại các vị trí khác được treo trên các gối cao su tổng hợp.

Cổ góp

Trong hệ thống khí thải ô tô, đối với động cơ có nhiều xi lanh thì cổ góp là bộ phận dẫn và gom khí thải để đưa toàn bộ khí thải về một đường ống duy nhất. Cổ góp có thể gồm nhiều ống dẫn riêng biệt hoặc có ống thông với nhau. Mục đích là đảm bảo các đường ống khác nhau có áp suất gần bằng nhau.

Turbocharger (chỉ có với xe sử dụng tăng áp)

Turbocharger sử dụng động năng của khí xả để làm quay cánh quạt, tăng áp suất khí sạch nạp vào động cơ. Tùy theo thiết kế của toàn bộ động cơ turbocharger có thể được sử dụng hoặc không. Khí thải sẽ giảm đi sau khi đi qua bộ phận này nên bộ giảm âm được giảm tải áp lực.

Bộ xử lý khí thải (Catalytic converter)

Trên các xe đời mới, bộ xử lý khí thải là bộ phận chủ đạo trong cấu trúc của hệ thống khí thải. Bộ xử lý khí thải chứa các chất xúc tác để các thành phần độc hại trong khí thải tác dụng với vật liệu bên trong thành các chất an toàn với môi trường.

Bộ giảm âm

Bộ giảm âm hoạt động theo nguyên tắc khí thải có vận tốc càng thấp thì càng ít tạo ra tiếng ồn. Bộ phận giảm âm cấu tạo từ các ngăn hình chữ Z để khí thải đi qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhiều động năng hơn. Với cơ chế này, khí thải sẽ gần như không gây ra âm thanh lớn sau khi thoát ra khỏi hệ thống xả. 

Hệ thống khí thải ô tô là bộ phận quan trọng luôn được lắp đặt trên các dòng xe hơi
Hệ thống khí thải ô tô là hệ thống không thể thiếu trên xe (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: 4 dấu hiệu nhận biết bộ phận giảm thanh của ô tô bị trục trặc

Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí thải ô tô

Sau khi ra khỏi động cơ, khí thải sẽ đi qua đầu xi lanh với chức năng là van xả của động cơ. Tiếp đó, khí thải sẽ đến cổ góp và được gom về một đường ống duy nhất. Sau đó, khí thải được dẫn vào turbocharger có tác dụng giảm động năng. Bộ phận tiếp theo khí thải đi qua là bộ xử lý khí thải. Tại đây, các thành phần độc hại trong khí thải như NOx, CO, PM, HC… sẽ được chuyển hóa thành các chất an toàn hơn như nước, CO2… Cuối cùng, khí thải sẽ qua bộ giảm âm trước khi thoát ra ngoài và kết thúc hành trình luân chuyển trong hệ thống khí thải ô tô

Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí thải ô tô
Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí thải ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua các dòng xe ô tô của VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast PresidentVinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

>>> Tham khảo thêm: Bộ chuyển đổi khí thải ô tô và vai trò bảo vệ môi trường

11/06/2021
Chia sẻ bài viết này