Bánh đà ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bánh đà ô tô

Bánh đà ô tô được ví như cỗ máy dự trữ năng lượng bằng cách phản ứng lại sự thay đổi tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Vậy cấu tạo của bánh đà là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào trong quá trình vận hành của động cơ?

Thông thường, bánh đà ô tô được gắn kết vào đuôi trục khuỷu, có công dụng chính là tích trữ năng lượng và làm cho trục quay đều. Ngoài ra, nó còn được lắp đặt trên các chi tiết của hệ thống khởi động như vành răng ô tô.

1. Bánh đà ô tô là gì?

Bánh đà ô tô là một bộ phận có cấu trúc tựa như đĩa tròn nặng kết nối trực tiếp với trục đầu ra của động cơ. Bánh đà giúp động cơ hoạt động trơn tru nhờ vào năng lượng quay được tích trữ. Chúng còn cung cấp động năng cho hệ thống truyền động, trong trường hợp xe ô tô hoặc thiết bị máy cơ khí bị mất đà và chạy chậm.

Bánh đà của động cơ có tốc độ thấp thường được chế tạo bằng gang xám hoặc hợp kim nhôm, đối với các động cơ có tốc độ cao sẽ dùng chất liệu ít thép, nhiều carbon. Bộ phận này thường có quán tính, vì thế có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu sự dao động tốc độ của hệ thống truyền lực.

Bánh đà là gì?
Nhờ vào năng lượng quay được tích trữ, bánh đà giúp động cơ hoạt động trơn tru, ổn định (Nguồn: Sưu tầm)

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bánh đà ô tô

2.1. Cấu tạo của bánh đà xe ô tô

Bánh đà có hình tròn với khối lượng tập trung chủ yếu ở vành ngoài. Cấu tạo một bánh đà ô tô gồm vành đĩa ngoài, lò xo hai pha, bánh răng hành tinh, vòng bi trơn để cân bằng trọng lực, đĩa phát trợ và vỏ bánh đà. Cụ thể:

  • Vành: Phía bên ngoài bánh đà có phần đĩa tròn, đó chính là vành. Bộ phận này được thiết kế nặng hơn so với thân bên trong giúp quá trình truyền động diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, vành còn kết nối với hệ thống điện giúp khởi động động cơ bằng cách quay, đồng thời cũng cung cấp năng lượng cho máy phát điện.
  • Lò xo: Một bánh đà sẽ gồm lò xo hai pha được uốn song song và nâng cao khi xe chạy nhờ sự điều chỉnh bởi vòng cung bên ngoài, trong đó lò xo ở ngoài được dùng để cải thiện dải tần số cộng hưởng không an toàn.
  • Bánh hành tinh: Bộ phận bánh hành tinh bao gồm nhiều bánh răng được gắn vào giá đỡ bánh đà, tạo ra chuyển động hỗn hợp khi giá đỡ bánh đà được truyền động nhờ trục vít và quay.
  • Vòng bi trơn: Đây là bộ phận hướng trục và hướng tâm có nhiệm vụ cân bằng trọng lượng, sự mất cân bằng hoặc lực hướng tâm ký sinh do bộ phận máy phát hoặc động cơ tạo ra.
  • Đĩa hỗ trợ: Bộ phận này sẽ được đặt bên trong bánh đà nhằm hỗ trợ các lò xo hai pha và nhiều chi tiết khác.
  • Vỏ bánh đà: Phần vỏ bánh đà giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn, thường được làm bằng chrome.

2.2. Nguyên lý hoạt động của bánh đà ô tô

Bánh đà hoạt động bằng cách tích trữ năng lượng trong quá trình động cơ xe khởi động hoặc tăng tốc. Nếu pin cơ học dự trữ năng lượng ở dạng hóa học thì bánh đà sẽ bảo toàn năng lượng dưới dạng động năng. Một bánh đà có thể dự trữ năng lượng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào trọng lượng, kích thước và vận tốc quay. Khi xe chuyển động ở tốc độ cao, bánh đà chỉ ngừng quay khi có lực tác động mạnh.

3. Dấu hiệu nhận biết bánh đà ô tô đang gặp vấn đề

Bánh đà bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, do đó người lái có thể nhận biết được vấn đề thông qua những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều khiển. 

3.1. Xe tăng tốc chậm hơn

Sau một thời gian hoạt động, bánh đà cùng với bộ ly hợp sẽ bị mòn, làm cho độ ma sát giảm xuống. Bề mặt của bánh đà có thể bị chai, nứt và không còn ma sát tốt với đĩa ma sát. Do đó, công suất động cơ không thể truyền xuống bánh xe một cách tối ưu mà sẽ bị thất thoát khi đi qua bộ ly hợp

Ngoài ra, nếu bộ phận phốt làm kín được gắn ở đuôi trục khuỷu bị hư hỏng thì dầu động cơ có thể bị rò rỉ và dính vào bề mặt bánh đà làm cho đĩa ma sát bị trượt. Điều này khiến cho xe tăng tốc chậm và gây cảm giác phương tiện bị yếu khi di chuyển.

3.2. Xuất hiện mùi khét

Xe có mùi khét là dấu hiệu cho thấy bánh đà đang bị ma sát quá mức. Khi đó bề mặt bánh đà sẽ bị chai và nứt do nhiệt độ cao, không bám sát được với đĩa ma sát. Thông thường, nếu bánh đà bị hư hỏng thì đĩa ma sát cũng có khả năng bị mòn và cần được thay thế.

3.3. Bàn đạp ly hợp bị rung

Khi người lái đạp ly hợp và cảm giác bàn đạp bị rung thì có thể bánh đà ô tô đã bị hư hỏng. Điều này có thể là do các lò xo cân bằng mâm ép bị gãy hoặc bề mặt bánh đà mòn không đều. 

4. Nguyên nhân khiến bánh đà ô tô bị hỏng và cách khắc phục

Bánh đà ô tô hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của động cơ, gây mất an toàn trong quá trình di chuyển. Một số nguyên nhân khiến bánh đà ô tô gặp vấn đề và cách khắc phục như sau:

4.1. Bánh đà bị vênh, đảo ngược

Nguyên nhân dẫn đến bánh đà bị vênh hoặc đảo ngược là do có vấn đề giữa sự ma sát với đĩa của bộ ly hợp. Trong trường hợp này, chủ xe nên kiểm tra lại bánh đà bằng cách lắp vào mặt bích của trục khuỷu và đặt trục khuỷu lên trên hai mũi chống tâm. Cuối cùng, dùng đồng hồ để kiểm tra mức độ vênh của bánh đà và tiến hành làm láng bề mặt (nếu độ vênh lớn hơn 0,1mm).

4.2. Bánh đà bị bào mòn hoặc gãy

Bánh đà sẽ bị bào mòn hoặc gãy nếu bị va đập với bánh răng khởi động. Trong trường hợp này, người dùng nên quan sát để xác định các chỗ hỏng, sau đó tiến hành hàn đắp và lắp lại răng cho kín, nếu chỉ hỏng một phía thì có thể tháo bánh đà ra và quay ngược lại rồi tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp bánh đà bị hư hỏng nặng, người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

Nguyên nhân khiến bánh đà bị hỏng và cách khắc phục
Bánh đà bị bào mòn nghiêm trọng cần được thay mới để đảm bảo an toàn khi sử dụng phương tiện (Nguồn: Sưu tầm)

5. Một số câu hỏi liên quan đến bánh đà ô tô

- Tại sao bánh đà chỉ được làm bằng gang?

Gang được biết là hợp kim của sắt và carbon cùng một số nguyên tố khác như: Mn, Si, P, S, Cr, Ni, Mo,... vì thế, gang có độ chảy loãng cao, dễ điền vào khuôn và là chất liệu cứng khó bị biến dạng khi phản ứng nhiệt.

- Tại sao bánh đà có có răng?

Vành răng trong bánh đà có tác dụng truyền mô-men xoắn từ động cơ khởi động đến trục khuỷu. Ngoài ra, vành răng còn được gắn vào bánh đà để có thể khớp với bánh răng của động cơ khởi động, từ đó sinh ra lực giúp bánh đà quay với tốc độ nhanh hơn.

- Bánh đà và bộ điều tốc có giống nhau không?

Nguyên lý hoạt động của bộ điều tốc ô tô và bánh đà hoàn toàn khác nhau. Bộ điều tốc là một bộ phận của hộp số có chức năng là điều chỉnh tốc độ trung bình của động cơ khi có sự thay đổi của mức độ tải, còn bánh đà sử dụng năng lượng dự trữ để cung cấp cho hệ thống truyền động.

Bánh đà ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ ổn định của động cơ xe. Do đó, người dùng cần chú ý bảo dưỡng định kỳ bộ phận này để đảm bảo ô tô được vận hành ổn định. Đối với những khách hàng đang sử dụng dòng xe VinFast có thể mang xe đến xưởng dịch vụ VinFast trên toàn quốc để được các kỹ thuật viên kiểm tra và xử lý kịp thời những vấn đề hư hỏng.

Các mẫu xe xanh - xe điện đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều quý khách hàng nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống. Hiện VinFast đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng đặt mua VF e34đặt cọc VF 8, VF 9 online. Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại và thông minh được tích hợp trên xe.

Khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện, quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website VinFast hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected].

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

08/12/2021
Chia sẻ bài viết này