Bằng lái xe ô tô điện và điều kiện lái xe điện VinFast

Xe ô tô điện VinFast sẽ chính thức ra mắt trong thời gian tới. Để được lăn bánh cùng VinFast, khách hàng cần có bằng lái xe ô tô điện và các điều kiện để lái xe điện VinFast cần thiết nào?

1. Xe ô tô điện có cần bằng lái không? - Điều kiện lái xe điện VinFast

Theo thông tư số 86/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định, ô tô điện là xe ô tô 4 bánh, vì thế khi tham gia giao thông, điều kiện lái xe điện VinFast là người dùng phải có giấy phép lái xe. Xe điện VinFast chỉ khác biệt với loại xe thông thường là sử dụng năng lượng điện vận hành thay vì xăng, dầu. Người điều khiển được phép sử dụng bằng lái xe thông thường để áp dụng với xe ô tô điện VinFast mà không cần phải có loại bằng lái xe ô tô điện riêng biệt.

Người tham gia điều khiển phương tiện xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về độ tuổi, điều kiện về tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần, cũng như rất nhiều các điều kiện khác mà Nhà nước quy định. Nếu điều khiển phương tiện không có giấy phép, người lái xe sẽ phải chịu các hình phạt khác nhau.

>>>Tìm hiểu thêm:

Điều kiện để lái VinFast VF e34 là có bằng lái xe ô tô
Điều kiện lái xe điện VinFast - Không cần bằng lái xe ô tô điện riêng biệt để lăn bánh cùng ô tô điện VinFast

2. Bằng lái xe ô tô điện VinFast là loại bằng nào?

Ô tô điện VinFast là dòng xe sử dụng năng lượng điện để hoạt động và được điều khiển với cơ chế tương tự như các dòng xe số tự động khác. Vậy bằng lái xe điện VinFast là bằng gì để thoả điều kiện lái xe điện VinFast? Theo quy định, để được phép vận hành, lưu thông dòng xe điện của VinFast, người điều khiển xe cần có bằng lái hạng B1 trở lên.

Xe ô tô điện có cần bằng lái không?
Chỉ cần bằng lái xe hạng B1 trở lên để vận hành và lưu thông cùng VinFast VF e34

Các loại phương tiện mà lái xe có bằng hạng B1 được phép điều khiển bao gồm:

  • Xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống, bao gồm cả ghế tài xế, trong đó có xe ô tô điện VinFast
  • Xe ô tô tải có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg. 

Làm thế nào để nhận được bằng lái xe ô tô điện hạng B1? Điều kiện, hồ sơ và thủ tục để nhận bằng lái B1 xe ô tô điện cũng giống như đối với bằng lái xe ô tô hạng B1 thông thường. Lái xe phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm giấy tờ cá nhân (CMND/ CCCD), giấy khám sức khỏe không vượt quá 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

>>> Xem thêm: 

Thủ tục đăng ký và đăng kiểm hay làm biển số xe đối với sản phẩm xe ô tô điện VinFast cũng tương tự như đối với các loại xe ô tô thường khác.

Dựa theo Thông tư 58/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01.08.2020, đã có rất nhiều điều chỉnh, thay đổi về quy trình cấp, đổi cũng như thu hồi giấy đăng ký xe ô tô, biển số xe.

Quy trình đăng kiểm, nhận bảng số xe và thủ tục đăng ký xe ô tô điện VinFast
Quy trình đăng ký, nhận bảng số xe, đăng kiểm xe ô tô điện (Nguồn: Sưu tầm)

3. Các loại bằng lái xe ô tô hiện có tại Việt Nam

Dưới đây là các loại bằng lái xe ô tô được quy định theo pháp luật của Việt Nam hiện hành, cụ thể là dựa theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải đưa ra và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2017:

3.1. Bằng lái xe ô tô hạng B1

Để nhận được bằng lái xe ô tô hạng B1, lái xe cần đủ 18 tuổi, đảm bảo về sức khỏe, năng lực hành vi dân sự. 

Thời gian sử dụng bằng lái hạng B1 đối với nữ giới là 55 tuổi, nam giới là 60 tuổi. Các loại xe được quy định sử dụng với bằng lái xe hạng B1 là xe dưới 9 chỗ ngồi và xe chuyên dụng có trọng tải dưới 3500kg.

3.2. Bằng lái xe ô tô hạng B2

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng B2 là 10 năm kể từ ngày cấp. Để nhận bằng B2 bạn phải đủ 18 tuổi, sức khỏe đảm bảo cả về thể chất, tâm thần. 

Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người điều khiển ô tô có trọng tải dưới 3500kg. Nếu người lái xe có bằng B2, đồng nghĩa họ cũng được phép điều khiển các phương tiện được quy định đối với giấy phép hạng B1.

3.3. Bằng lái xe ô tô hạng C

Để nhận bằng lái xe hạng C, lái xe phải đủ 21 tuổi. Thời hạn sử dụng giấy phép chỉ 5 năm kể từ ngày cấp và bằng lái xe hạng C được quy định cho các loại xe ô tô, đầu kéo rơ moóc có trọng tải từ 3500kg. Người có bằng lái xe hạng C được phép điều khiển các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1 và B2.

3.4. Bằng lái xe ô tô hạng D

Để thi và lấy bằng lái xe hạng D lái xe phải từ 24 tuổi trở lên, tối thiểu 5 năm hành nghề lái xe, với ít nhất 100.000km lái xe an toàn, đã có bằng lái hạng B2 hoặc hạng C, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 

Thời gian sử dụng bằng lái xe hạng D là 5 năm kể từ ngày cấp. Người có bằng dấu D được phép điều khiển các loại xe quy định đối với bằng lái hạng B1, B2, C và các xe vận chuyển người từ 10-30 chỗ ngồi.

3.5. Bằng lái xe ô tô hạng E

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe hạng E là 5 năm kể từ ngày cấp giấy. Để thi lấy bằng lái hạng E, lái xe phải đủ 24 tuổi trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lái xe, đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Các loại xe được quy định sử dụng đối với bằng lái xe hạng E bao gồm các xe quy định cho bằng lái hạng B1, B2, C, D và xe vận chuyển từ 30 chỗ ngồi. 

3.6. Bằng lái xe hạng F

Điều kiện để thi lấy bằng lái xe hạng F bao gồm:

  • Tuổi từ 27 trở lên, có tối thiểu 5 năm hành nghề lái xe, tối thiểu 100.000km lái xe an toàn.
  • Đã có bằng lái xe hạng B2, C, D hoặc E.
  • Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe là 5 năm kể từ ngày được cấp.

Tuy nhiên bằng lái xe hạng F được chia thành các hạng bao gồm FB2, FC, FD và FE. 

>> Tìm hiểu thêm:

4. Thủ tục đăng ký xe ô tô điện

Từ tháng 3/2021, chủ phương tiện được phép đăng ký xe trực tuyến. Chủ xe ô tô điện chỉ cần kê khai thông tin xe, thông tin về chủ xe theo mẫu trên website của Cục cảnh sát giao thông hoặc tại Cổng dịch vụ công quốc gia để nhận mã số thứ tự giải quyết hồ sơ. Thời gian hẹn giải quyết hồ sơ được gửi vào email hoặc điện thoại của người đăng ký. 

Thủ tục đăng ký xe điện VinFast như sau:

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ: 

1. Tờ khai đăng ký xe theo mẫu với đầy đủ thông tin xe và chủ xe.

  • Các loại chứng từ về chuyển quyền sở hữu, lệ phí trước bạ, nguồn gốc xe.
  • Giấy tờ liên quan tới chủ xe.

2. Hồ sơ nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian để giải quyết hồ sơ là 2 ngày làm việc. 

Khi nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ giấy tờ cần thiết,  kiểm tra thông tin trên tờ khai đăng ký so với thông tin thực tế của xe như nhãn hiệu, loại xe, số máy, khung, các thông số kỹ thuật thực tế và trọng tải thực tế của xe…, các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường. 

Nếu hồ sơ đúng và hợp lệ, chủ xe sẽ cần thanh toán lệ phí đăng ký, nhận giấy hẹn. Đến hẹn chủ xe sẽ nhận được giấy đăng ký và hướng dẫn các thủ tục về bảo hiểm trách nhiệm dân sư.

5. Thủ tục đăng kiểm và lệ phí đăng kiểm xe ô tô điện

Đăng kiểm xe điện VinFast là việc bắt buộc mà chủ xe phải thực hiện khi muốn cho xe lưu thông trên đường. Xe ô tô điện VinFast cũng giống như các loại xe ô tô khác phải thực hiện đăng kiểm. Tuy nhiên hạng mục kiểm tra của ô tô VinFast sẽ không cần bao gồm mục kiểm tra khí thải do xe vận hành bằng năng lượng điện.

Các quy định về đăng kiểm được áp dụng cho VinFast tương tự như đối với dòng xe ô tô vận chuyển người dưới 10 chỗ bao gồm cả ghế tài.

Quy trình đăng kiểm xe ô tô điện bao gồm các bước: 

  • Nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Kiểm tra xe. Nếu xe có vấn đề không đạt theo tiêu chuẩn được đưa ra, nhân viên đăng kiểm thông báo và chủ xe sẽ phải sửa rồi quay lại tiếp tục quá trình đăng kiểm. 
  • Chủ xe đóng phí bảo trì đường bộ
  • Dán tem đăng kiểm mới lên xe

Hồ sơ đăng kiểm đối với xe điện VinFast bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân của chủ xe (CMND/ CCCD): ba bản photo và bản chính.
  • Số hộ khẩu của chủ xe : ba bản photo và bản chính
  • Tờ khai đăng ký xe: hai bản chính dựa vào mẫu quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ gốc về xe như hóa đơn, chứng nhận về môi trường, giấy kiểm định, giấy xuất xưởng.
  • CMND chủ xe photo ba bản (Đem theo bản chính)
  • Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (dựa theo mẫu qui định)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự một bản chính.

>>>Tìm hiểu thêm:

6. Quy định biển số xe ô điện VinFast VF e34

Tương tự các dòng xe ô tô thông thường khác, bảng số xe ô tô điện VinFast cũng thay đổi theo những điều chỉnh của Thông tư 58. Xe sẽ được gắn hai bảng số xe: một bảng số dài với kích thước chiều dài là 330mm và một bảng số ngắn có chiều cao 165mm. 

Nếu chủ xe sử dụng xe điện làm phương tiện cá nhân thì biển số xe vẫn giữ nguyên thiết kế nền trắng, chữ đen. Nếu xe được sử dụng với mục đích kinh doanh vận tải, biển số sẽ có nền vàng và chữ đen. Biển số xe ô tô điện VinFast sẽ không có ký hiệu riêng giống như đối với xe máy điện. 

Nhìn chung, các thủ tục, điều kiện lái xe điện VinFast cũng không có quá nhiều khác biệt so với những dòng xe ô tô thông thường khác. Bên cạnh đó, bằng lái ô tô điện là bằng lái ô tô hạng B1 trở lên. 

VinFast - dòng xe ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu của Việt Nam, do người Việt Nam sản xuất chắc chắn sẽ mang tới những trải nghiệm độc nhất. Để có những trải nghiệm tuyệt vời cùng dòng xe ô tô điện VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, đặt cọc sớm và trở thành một trong những khách hàng đầu tiên sở hữu ô tô điện VinFast - niềm tự hào thương hiệu Việt, một sản phẩm hướng tới một môi trường xanh, sạch bền vững.

VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mua VF e34đặt cọc VF 8, VF 9 online. Quý khách sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại, khả năng vận hành mạnh mẽ và tính năng thông minh được tích hợp trên xe.
 
Khi Quý khách có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:

>>> Tìm hiểu thêm:

05/05/2021
Chia sẻ bài viết này