5 lý do khiến hệ thống động cơ xe ô tô được lắp đặt phía trước
Đồng hành cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp ô tô, động cơ không ngừng được cải tiến nhằm mang đến hiệu suất vận hành ngày càng vượt trội. Trong lịch sử phát triển, các nhà sản xuất đã thử nghiệm việc đặt động cơ ở những vị trí khác nhau như ở trước, sau và giữa xe ô tô. Đến nay, hệ thống động cơ xe ô tô đặt phía trước được ứng dụng phổ biến hơn cả hơn nhờ 5 lý do sau.
Giảm chi phí sản xuất
Vào thế kỷ XIX, một số nhà sản xuất đã cho ra đời những chiếc xe có động cơ đặt ở cầu sau. Tuy nhiên điều này khiến cấu tạo xe trở nên phức tạp, chi phí sản xuất và giá bán tăng lên gấp nhiều lần. Đến nay, cấu hình động cơ ô tô này hiện chỉ được sử dụng trên các mẫu siêu xe hoặc xe thể thao ưu tiên hiệu suất mạnh mẽ.
Đến năm 1895, chiếc ô tô đầu tiên dùng hộp số với động cơ nằm phía trước đã xuất hiện tại Pháp và nhanh chóng cho thấy ưu điểm vượt trội. Theo đó, hệ thống động cơ xe ô tô này có thể kết nối dễ dàng với ly hợp, hộp số và chân ga của hệ dẫn động cầu trước. Thiết kế mới giúp làm giảm những bộ phận truyền động phức tạp ở cầu sau, tối ưu chi phí sản xuất và giá thành của xe.
Hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả hơn
Động cơ đặt ở phía trước dễ dàng tiếp xúc với không khí thông qua cụm lưới tản nhiệt và hệ thống làm mát. Điều này giúp tối ưu hoạt động của bộ tản nhiệt, đồng thời kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Vì thế, việc đặt động cơ ở phía trước sẽ giúp hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả hơn.
Vận hành xe dễ dàng hơn
Theo các chuyên gia ô tô, động cơ đặt phía sau là cấu hình khó điều khiển nhất trong 3 cách bố trí hệ thống động cơ trên xe ô tô. Bởi lúc này, trọng lượng dồn về phía sau gây hiện tượng thừa lái, còn gọi là quăng đuôi (Oversteer). Khi vào cua ở tốc độ cao, dù không đánh lái nhiều nhưng bánh sau dễ bị trượt khiến xe dễ bị lật. Để khắc phục, người điều khiển phải có kỹ năng lái xe tốt để kiểm soát tình hình.
Trong khi đó, dù phân bổ trọng lượng đều cho cả hai cầu trước và sau nhưng xe có động cơ đặt ở giữa vẫn có khả năng cao bị lật do khó kiểm soát trọng tâm phương ngang.
Ngược lại với hai cấu hình trên, động cơ đặt phía trước, khi vào cua chỉ gặp hiện tượng thiếu lái hay còn gọi là quăng đầu (Understeer). Đây là hiện tượng dễ nắm bắt, dễ xử lý, kể cả với những người mới tập lái xe. Người lái chỉ cần phanh xe, giảm tốc có thể kiểm soát được tình huống này.
Cân bằng trọng lượng ô tô
Tỷ lệ phân bổ tải trọng lý tưởng là 50/50. Tuy nhiên, trên thực tế các loại xe ô tô thường có tải trọng 30/70 giữa cầu trước và cầu sau. Vì vậy, đặt động cơ ở phía trước giúp phân bố tải trọng tốt hơn. Theo cấu trúc này, trọng lượng của động cơ sẽ giúp tăng tải trọng lên bánh xe trước, từ đó giúp cải thiện độ bám đường và lực phanh.
Nâng cao độ an toàn
Theo thống kê của các quốc gia, số vụ tai nạn giao thông do hai xe đi ngược chiều va vào nhau nhau xảy ra nhiều nhất. Với va chạm trực diện này, khối động cơ phía trước trở thành rào cản hấp thụ đáng kể lực trước khi chúng ảnh hưởng tới khoang hành khách, giúp hạn chế những tổn thất về người.
Đặc biệt, khi động cơ nằm gọn dưới nắp capo và khoang cabin sẽ giúp nhà sản xuất kéo dài tối đa chiều dài cơ sở của xe, khoang hành lý trở nên rộng hơn để tăng tính tiện dụng cho người dùng. Vì vậy, hệ thống động cơ xe ô tô đặt phía trước được ứng dụng phổ biến trong các dòng xe phổ thông.
Hiện nay, hệ thống động cơ của tất cả các mẫu xe VinFast như VinFast Fadil, VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0, VinFast President và VinFast VF e34 đều được đặt phía trước mang đến hiệu suất vận hành tối đa, đảm bào an toàn, cải thiện diện tích khoang chứa đồ giúp khách hàng có những trải nghiệm an toàn trong mỗi hành trình.
Khách hàng tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt cọc các dòng xe ô tô của VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.