5 hư hỏng thường gặp ở động cơ đốt trong

Được ví như “trái tim” của một chiếc xe, việc động cơ đốt trong gặp trục trặc sẽ gây mất an toàn cho người sử dụng. Nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng và xử lý kịp thời giúp hạn chế nguy cơ này.

Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, tạo ra công suất cho xe hoạt động bằng cách đốt cháy nhiên liệu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, động cơ ô tô có thể gặp một số hư hỏng. Vì vậy, chủ xe cần phát hiện sớm và nắm rõ các nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Dầu bị rò rỉ dưới gầm xe sử dụng động cơ đốt trong

Trường hợp người lái phát hiện chất lỏng màu nâu sẫm hoặc màu vàng bên dưới gầm ô tô, đó là biểu hiện dầu bị rò rỉ. Dầu là thành phần quan trọng giúp động cơ đốt trong hoạt động trơn tru, nếu không đủ dầu trong thùng chứa, khối động cơ có thể bị nứt và gây ra tình trạng thổi gioăng mặt máy.

Nguyên nhân

Bộ lọc dầu có nhiệm vụ loại bỏ chất bẩn có hại trước khi chúng xâm nhập vào buồng động cơ. Nếu phát hiện dầu bị rò rỉ, nguyên nhân có thể do bộ lọc dầu hoạt động không tốt. 

Bên cạnh đó, hiện tượng dầu bôi trơn chảy ra ngoài, đặc biệt với những xe thường xuyên chạy đường dài, còn có thể là do gioăng mặt máy xuống cấp. Gioăng mặt máy giống như lớp keo đệm gắn chặt nắp động cơ và quy lát với nhau, đồng thời cho phép chất lỏng đi qua. Ngoài ra, nắp đổ dầu, chảo dầu và nút thoát nước lỏng hoặc bị hỏng đều là những nguyên nhân khiến dầu bị rò rỉ.

Giải pháp

Với công nghệ sản xuất hiện nay, bộ lọc dầu thường có tuổi thọ 3 tháng tương đương với 4.828 km. Vậy nên, sau khoảng thời gian này, chủ xe nên thay bộ lọc mới để đảm bảo dầu không bị rò rỉ.

Ngoài ra, hãy thay dầu thường xuyên theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Hầu hết những mẫu xe hiện đại đều có mức khuyến cáo thay dầu là 16.000km. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu và giao thông ở Việt Nam, chủ xe nên chú ý kiểm tra thay dầu sau mỗi 5000 - 8000km để đảm bảo an toàn và hạn chế các hư hỏng.  

Ngoài ra, nếu tình trạng dầu bị rò rỉ quá nhiều, chủ xe nên kiểm tra lại loại dầu bôi trơn đang dùng và thay thế.

dong co dot trong 2
Dầu bị rò rỉ dưới gầm xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong quá nóng

Để đo nhiệt độ động cơ, chủ xe nên sử dụng đồng hồ đo nhiệt. Trường hợp nhiệt độ hiển thị tăng đột biến vào vùng màu đỏ cho thấy động cơ đang quá nóng

Nguyên nhân

Một trong số những nguyên nhân khiến động cơ đốt trong sinh nhiệt lớn là do lượng nước làm mát động cơ không đủ. Bên cạnh đó, máy bơm bị hỏng khiến nước làm mát không được di chuyển từ bộ tản nhiệt đến khối động cơ. Lúc này khí nóng không được phân tán ra ngoài mà vẫn chuyển động bên trong làm tăng nhiệt độ của buồng động cơ. Hiện tượng nóng lên của động cơ cũng có thể do bộ điều nhiệt, quạt làm mát hay nắp bộ tản nhiệt bị lỗi. Nếu không khắc phục kịp thời, lốc máy có thể bị nứt khiến áp suất bên trong động cơ bị giảm, tăng khả năng rò rỉ dầu.

Ngoài ra, việc động cơ xe phải làm việc quá tải, hoặc quá trình vận hành, sử dụng xe kéo dài nhưng không được bảo dưỡng định kỳ cũng là nguyên nhân khiến động cơ đốt trong bị nóng lên quá mức.

Giải pháp

Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện các dấu hiệu như có hơi nước/khói bốc lên từ động cơ hoặc đồng hồ đo nhiệt độ tăng cao, sáng đèn cảnh báo,... hãy tìm cách dừng xe lại để kiểm tra.

Mở nắp động cơ và chờ 5 - 10 phút cho đến khi nguội hẳn. Tiếp đó, bạn nên kiểm tra kỹ khối động cơ, đảm bảo nước làm mát không bị cạn và ống tản nhiệt không tắc nghẽn. 

Trường hợp ống tản nhiệt bị ngắt, hãy nối lại và khởi động xe, sau đó theo dõi cẩn thận đồng hồ đo nhiệt độ. Nếu tình trạng này vẫn lặp lại, chủ xe nên mang ô tô của mình đến các trung tâm sửa chữa để được kỹ thuật viên hỗ trợ xử lý.

dong co dot trong 3
Động cơ đốt trong quá nóng do thiếu nước làm mát, máy bơm hỏng, lốc máy bị nứt

Động cơ đốt trong bị chết máy

Khi nhận thấy tay lái trợ lực tắt đột ngột, bánh xe khó quay, động cơ dừng và khó nhấn phanh, người lái hãy cố gắng dừng xe an toàn bởi lúc này động cơ đốt trong đã chết máy.

Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất là xe hết xăng, thiếu nhiên liệu. Bên cạnh đó, bộ lọc không khí bị tắc khiến động cơ không có đủ không khí để sử dụng, tỷ lệ nhiên liệu và không khí mất cân bằng gây ra tình trạng chết máy. Ngoài ra, xe dừng đột ngột có thể do máy phát điện không đủ công suất để động cơ hoạt động hoặc bơm nhiên liệu bị lỗi.

Giải pháp

Nếu xe chết máy, chủ xe nên tắt động cơ, kiểm tra kỹ hệ thống để đảm bảo bộ lọc không khí không bị tắc, động cơ vẫn còn nhiên liệu. Khi các yếu tố này vẫn ổn định nhưng không thể vận hành bình thường, hãy liên hệ cứu hộ hoặc trung tâm sửa chữa gần nhất.

dong co dot trong 4
Động cơ đốt trong chết máy do thiếu nhiên liệu hoặc tắc bộ lọc khí

Hệ thống điều khiển động cơ ECM bị lỗi

Hệ thống điều khiển động cơ ô tô ECM (Engine Control Module) thu thập dữ liệu từ các cảm biến và truyền lệnh tới động cơ. Khi hệ thống ECM phát hiện ra lỗi ở động cơ đốt trong, đèn “Check Engine” hoặc đèn “Service Engine Soon” sẽ sáng. 

Nguyên nhân

Hệ thống điều khiển động cơ đốt trong bị lỗi do nắp xăng bị lỏng/hỏng, cạn kiệt chất lỏng như dầu, nước làm mát, chất lỏng chuyển động… hoặc lỗi cảm biến. Đèn nhấp nháy nhiều lần cho thấy một hoặc một vài bộ phận đang gặp vấn đề nghiêm trọng. 

Ngoài ra, nguyên nhân khiến hệ thống điều khiển động cơ gặp trục trặc có thể đến từ bộ chuyển đổi xúc tác lọc khí thải bị lỗi, bugi xuống cấp, xe đến hạn bảo dưỡng.

Giải pháp

Người lái cần kiểm tra nắp ga để đảm bảo nó được vặn đúng cách, hệ thống nhiên liệu được điều áp. Hãy lưu ý đến mức độ hao tốn của các chất lỏng ô tô hay độ bẩn của bộ lọc dầu, lọc khí. 

Trong trường hợp chất lỏng ô tô vẫn được cung cấp đầy đủ, bộ lọc dầu, lọc khí hoạt động trơn tru, không đóng cặn, chủ xe nên mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra.

dong co dot trong 5
Lưu ý mức độ hao dầu bôi trơn, bộ lọc dầu, lọc không khí khi kiểm tra hệ thống ECM

Động cơ đốt trong không hoạt động

Xe không nổ máy là biểu hiện của tình trạng động cơ đốt trong không hoạt động.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do ắc quy chết. Nếu ắc quy phát ra âm thanh lách cách, hiệu điện thế không đủ 12V, điện tích thấp hơn tiêu chuẩn cho thấy ắc quy rất yếu. Với những xe để lâu không sử dụng, động cơ thường bị lạnh, khó khởi động. Ngoài ra, động cơ đốt trong không hoạt động động có thể do bộ chuyển đổi xúc tác lọc khí thải, công tắc đánh lửa và cáp pin bị lỗi.

Giải pháp

Nếu gặp phải tình trạng động cơ đốt trong không hoạt động, chủ xe hãy thay thế ắc quy mới, kiểm tra lại cáp pin, công tắc đánh lửa và bộ chuyển đổi xúc tác lọc khí thải và sửa chữa kịp thời.

dong co dot trong 6
Ắc quy, bộ lọc khí thải, công tắc đánh lửa, cáp pin hỏng khiến động cơ đốt trong không hoạt động

Khách hàng có thể tham khảo thông tin, đăng ký lái thửđặt mua các dòng xe ô tô của VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

23/06/2021
Chia sẻ bài viết này